2. DẠY GIÁO LÝ CĂN BẢN
- DẠY GIÁO LÝ CĂN BẢN
Tốt nhất là xử dụng 17 bài học kinh thánh cho tín hữu mới.
Dạy giáo lý căn bản là việc làm đầu tiên và cấp bách cho tân tín hữu, nhờ đó giúp cho tân tín hữu:
* Hiểu rõ ràng lẽ đạo căn bản để biết trách nhiệm về niềm tin của mình đối với Chúa và trách nhiệm đối với Hội Thánh và mọi người.
* Giúp cho tân tín hữu có quyết định dứt khoát trong lễ Báp-têm để sống một đời sống trọn vẹn.
* Giúp cho tân tín hữu có đủ trình độ để làm chứng về niềm tin của mình cho người khác (chia sẻ niềm tin).
* Giáo lý căn bản giúp cho tân tín hữu có điều kiện suy gẫm và hiểu Lời Chúa một cách chính xác.
AI LÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC DẠY GIÁO LÝ CĂN BẢN
Rút ra từ nguyên tắc của Kinh Thánh và từ những kinh nghiệm của các Hội Thánh tăng trưởng:
1. Đầy tớ Chúa (Mục sư, Truyền đạo) có trách nhiệm đào tạo nhân sự giáo lý căn bản.
2. Chấp sự, người chịu trách nhiệm chăm sóc trực tiếp dạy giáo lý căn bản.
3. Mỗi môn đồ của Chúa Jêsus đều được làm công tác này, một khi họ được học kỹ những bài học giáo lý căn bản. Cần tuyển chọn những người có ân tứ để sử dụng họ trong công tác này. Phải được huấn luyện thêm. Bởi sự dạy lại, sẽ giúp người dạy được học thêm. Học để sống và dạy, dạy để học.
HÃY XEM GƯƠNG TRONG KINH THÁNH
* PHI-LIP: Một môn đồ hầu việc Chúa đầy ơn tại thành Sa-ma-ri (Công 8:5,6).
* A-NA-NIA: một môn đồ tại thành Đa-mách. Đặt tay trên SAU-LƠ và giúp ông 2 ngày tại thành Đa-mách (Công 9:19).
* BÊ-RÍT-SIN và A-QUI-LA: đem A-BÔ-LÔ về nhà mình để dạy giáo lý căn bản. "Giải bày đạo Đức Chúa Trời cho càng kỹ lưỡng hơn: (Công 18:2).
ĐỊA ĐIỂM DẠY GIÁO LÝ CĂN BẢN
Chúng ta mở ra nhiều điểm dạy giáo lý căn bản càng tốt để giúp cho mọi tân tín hữu đều dễ dàng có điều kiện trong việc học giáo lý căn bản, bởi đó giúp họ có nền tảng kiến thức để họ vững vàng niềm tin hơn.
a) Tại nhà thờ.
b) Tại gia đình tân tín hữu (nếu trọn gia đình đó tin Chúa).
c) Có thể tập trung một số tân tín hữu gần nhất học trong một gia đình nào đó.
d) Trường hợp đặc biệt, có thể cho dạy một hoặc hai tân tín hữu ở bất cứ địa điểm nào THUẬN TIỆN CHO HỌ.
Nói chung, chúng ta phải tìm bất cứ điều kiện nào để tạo điều kiện thuận lợi cho tân tín hữu học được giáo lý căn bản.
CHƯƠNG TRÌNH TRONG GIỜ HỌC GIÁO LÝ CĂN BẢN
1. Hát hoặc tập 1 bài thánh ca.
2. Mỗi người thầm nguyện xin Chúa hướng dẫn. Người hướng dẫn cầu nguyện dâng giờ học cho Chúa.
3. Đi vào bài học giáo lý căn bản.
4. Sau bài học, mỗi người thầm nguyện xin Chúa giúp mình thực hiện điều mình đã học được (người hướng dẫn nên hướng ý cho tân tín hữu biết cách cầu nguyện). Mời 1-2 người cầu nguyện lớn tiếng. Nên khích lệ cho tân tín hữu biết cầu nguyện lớn tiếng, dù đơn sơ, nhưng rất được phước. Nhờ đó chúng ta thông công trong sự cầu nguyện, biết được mức độ tiếp thu bài học của anh em.
5. Cầu nguyện chung. Hát Ha-lê-lu-gia. Kết thúc giờ học.
THỜI GIAN HỌC
Thời gian dạy chỉ dài từ 30-40 phút mà thôi. Nếu trường hợp bài dài quá, chúng ta chia làm 2 để học 2 buổi.
CÁCH DẠY
a) Ôn bài cũ bằng một số câu hỏi.
b) Nêu đề mục bài mới. Câu gốc. Học thuộc lòng (nên cho học thuộc tại chỗ, vì như vậy dễ hiểu bài hơn).
c) Đi vào bài dạy: Bám sát bài dạy, không khai triển rộng quá, có thể khai triển tùy đối tượng học (nếu trước đó họ là Phật giáo, Công giáo, lương). Nhờ đó tân tín hữu phân biệt rõ về niềm tin cũ, trong ánh sáng của Thánh Kinh, giúp họ có đủ trình độ để giải thích cho những người trong gia đình hay bạn bè (cần có những ví dụ đơn sơ dễ hiểu).
d) Trưng dẫn Kinh Thánh trong bài học, hoặc chọn một câu Kinh Thánh sát nghĩa nhất của vấn đề chúng ta đang dạy. Hướng dẫn cho tân tín hữu lật Kinh Thánh để họ quen dần. Tốt nhất là cho mỗi người có Kinh Thánh (nhưng hãy thận trọng những người không biết chữ, để họ không cảm thấy mặc cảm).
e) Lời nói phải rõ ràng, lớn và dứt khoát để mọi người đều nghe, nhờ đó thu hút người đọc, không buồn ngủ.
f) Thường đặt câu hỏi để họ vận dụng trí trả lời, giúp họ không thụ động trong giờ học.
g) Người dạy cần phải thuộc bài dạy (nằm lòng) để không bị lúng túng trong giờ dạy.
h) Kết luận bằng những ý cô đọng trong bài học, cũng là gợi ý để cho tân tín hữu biết ý cầu nguyện.
I.Gia đình, thân bằng quyến thuộc.