Chương 3 - ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ LÀM CHỨNG NHÂN KẾT QUẢ
Chương 3 (Chứng Nhân)
ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ LÀM CHỨNG NHÂN KẾT QUẢ.
(Rô-ma 1:16-17)
I - KINH NGHIỆM CHẮC CHẮN VỀ SỰ CỨU RỖI .
SỰ CỨU RỖI không phải là một lý thuyết suông . Đó là kinh nghiệm thực tế việc mà Đức Chúa Trời đã làm trên những kẻ TIN NHẬN Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của đời mình. Một chứng nhân đòi hỏi phải từng trãi, phải có kinh nghiệm thì mới làm chứng được. Phao lô đã kinh nghiệm sự cứu rỗi của Chúa và nói rằng: "Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội đó là lời chắc chắn đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy. Trong những kẻ có tội đó ta là đầu" (I.Ti -mô- thê 1:15). Cho nên ông nói với người Tê-sa-lô-ni-ca rằng:"Vả, đạo Tin Lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em và lòng yêu thương đối với anh em là thể nào".(I Tê-sa-lô-ni-ca 1:5). Trong Rôma 1:16,17 Phao lô đã khẳng định:“Thật vậy tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu,vì là QUYỀN PHÉP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ CỨU MỌI KẺ TIN”. Có lúc chúng ta nhận được một ơn phước nào đó như được chữa bệnh, nhận được một món tiền nào đó, chúng ta rất vui mừng. Nhưng tất cả mọi điều đó nếu tội chưa được giải quyết thì thật là khủng khiếp. Chính vì vậy, những người tin nhận Chúa Jesus, họ phải kinh nghiệm sự giải cứu ra khỏi tội, và đây là một kinh nghiệm vui mừng lớn hơn hết.
Kinh nghiệm về sự cứu rỗi, chúng ta phải kinh nghiệm được trên ba phương diện :
- Ra khỏi địa vị của tội lỗi (quá khứ).
- Ra khỏi quyền lực của tội lỗi (hiện tại).
- Ra khỏi sự hiện diện của tội lỗi (tương lai).
Tất cả kinh nghiệm đó đều phải dựa trên nền tảng Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta phải kinh nghiệm qua lời Chúa phán, không dựa trên cảm xúc nhưng dựa trên đức tin. Mà đức tin được xác định bởi lời của Đức Chúa Trời.
1) Được cứu ra khỏi địa vị của tội lỗi .( Tin Chúa Jesus):
“Vì trong Tin Lành này có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời bởi đức tin mà được” (câu 17a)
Địa vị của chúng ta trước khi tin Chúa Jesus là một tội nhân, là con của sự thạnh nộ và cuối cùng chịu sự đoán phạt, sự chết đời đời trong hỏa ngục. Nhưng Đức Chúa Jêsus đã chịu chết trên thập tự gia thay cho hình phạt do tội của chúng ta, chịu sự sỉ nhục vì tội lỗi của chúng ta. Nhờ đó, khi chúng ta tin nhận Chúa Jesus, chúng ta không còn ở trong địa vị tội lỗi nữa mà được xưng công bình. Luật công bình của Đức Chúa Trời có tội là phải bị trừng phạt. “Nầy mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về ta, linh hồn nào phạm tội linh hồn đó chết’’ (Ê-xê-chi-ên 18:4), “Còn những kẻ hèn nhác,những kẻ chẳng tin , kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng,và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa, và diêm cháy bừng bừng ; đó là sự chết thứ hai.” ( Khải huyền 21:8). Rõ ràng không ai sống trên trần gian này mà không có tội. Chắc chắn tiền công của tội lỗi là sự chết. Chính vì vậy, con người không có một nỗ lực tu hành hay hình thức nghi lễ tôn giáo nào để có thể người đó được cứu. Khi chúng ta suy nghĩ đến từ CỨU tức là người ấy phải ý thức mình bất lực hoàn toàn mới cần sự cứu giúp. Cho nên, sự cứu rỗi được ban cho những người nào TIN. Chúa Jêsus đến thế gian là để làm trọn vẹn luật công bình của Đức Chúa Trời đòi hỏi. Ngài chịu chết để gánh thay cho tội lỗi cho chúng ta để giải cứu chúng ta ra khỏi tội. Khi chúng ta ăn năn tội, tin nhận Chúa Jesus thì ngay tức khắc chúng ta nhận được một địa vị mới. Nhận được sự cứu rỗi,
- Được tha tội (Giăng 1:9).
Nếu một người đang bị ở tù nhận được lệnh ân xá thì chắc chắn anh ta sẽ rất sung sướng. Đa Vít khi kinh nghiệm được sự tha thứ khi ông ý thức mình đã phạm tội, nỗi đau dớn của ông ăn năn xưng tội với Chúa như đã chép trong thi thiên 51, ông đã được sự tha thứ cho nên ông nói rằng: “Phước thay cho người nào được tha các sự vi phạm mình, được khoả lấp tội lỗi mình.” (Thi. 32:1) Lời Chúa hứa:“ Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”. (I Giăng 1:9) Theo luật công bình đòi hỏi: “Không có sự đổ huyết thì không có sự tha thứ”(Hê-bơ-rơ 9:22a). Chình vì vậy cho nên Chúa phải giáng sinh làm người, Ngài phải chịu chết trên thập tự giá, huyết Ngài đỗ ra để tha tội cho những ai ăn năn tiếp nhận Chúa. Lời Chúa phán rằng: “Huyết Đức Chúa Jesus Christ con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta” (I Giăng 1:7b). Chúng ta có cảm nhận sự phước hạnh, vui mừng khi được tha thứ không? Vui mừng là kinh nghiệm. Khi chúng ta đi đường, vô tình bị vi phạm luật giao thông. Vị cảnh sát buộc chúng ta dừng lại, căn cứ vào luật giao thông chúng ta bị lập biên bản. Nếu lúc đó, chúng ta nài xin sự thông cảm, tha thứ. Vị cảnh sát chấp nhận, chắc chúng ta cảm nhận sự vui mừng lắm phải không? Cho nên khi chúng ta kinh nghiệm được sự tha thứ của Chúa, lòng chúng ta ắt hẳn phải cảm nhận được sự sung sướng, vui mừng tột độ. Có đôi lúc chúng ta không cảm nhận được sự vui mừng khi được tha thứ. Có lẽ, chúng ta vui khi nhận được một món quàvật chất từ ân nhân hay là sự chữa lành về thể xác. Nhưng điều Chúa muốn chúng ta vui mừng là mình được tha các sự vi phạm, khỏa lấp các tội ác chúng ta, chúng ta muốn làm chứng nhân cho sự tha tội, chúng ta phải kinh nghiệm sự vui mừng mà Chúa đã tha tội cho chúng ta.
- Được xưng công bình (Rôma 5:1, Ga la ti 2:16).
Đối với con người ý thức tội lỗi, họ nghĩ mình phải ép xác khổ tu để được thành thánh. Có nhiều người đã khổ tu diệt khổ, để mong được siêu thoát, và cho dù có nhiều người được mọi người tôn thánh, vì những công đức họ đã làm, thậm chí họ phải chịu tử đạo, nhưng khi một thánh nhân làm thử nghiệm: ông sẽ bỏ vào hủ một hột đậu trắng khi làm một việc thiện và khi làm việc sai ông sẽ bỏ vào một hột đậu đen. Sau một tháng đổ ra xem,ông thấy đậu đen nhiều hơn đậu trắng!. Đức Khổng tử khi được mọi ngườita tôn thánh ông không dám nhận. Vì ông nhận rằng: “Nhân vô thập toàn”. Người Công giáo muốn được phong thánh, họ cố gắng làm nhiều việc công đức, thậm chí sẵn sàng chịu tử đạo để được Đức Giáo Hoàng phong thánh. Sự phong thánh đó là do con người phong nhưng trước mặt Đức Chúa Trời họ vẫn chưa được nên Thánh, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”(Rôma 3:23). Chúng ta được thánh không phải nhờ công đức nhưng chúng ta được xưng công bình nhờ tin vào huyết của Đức Chúa Jesus, chúng ta chỉ cần ăn năn tin nhận Chúa Jesus thì chúng ta sẽ được tha tội, được xưng công bình. Chúng ta được xưng công bình bởi đức tin chứ không phải nhờ công đức của mình hay do con người xưng thánh mà chính lời Chúa đã xác minh cho chúng ta là bởi Đức Chúa Trời xưng chúng ta là công bình, là người Thánh. ( Rôma 8:33,34). Halêlugia!
- Không bị sự đoán phạt (Giăng 3:36, Rô ma 8:1).
Đối với con người phạm tội, khủng khiếp nhất là phải gánh chịu hậu quả do tội lỗi chính mình gây ra ngay trong đời này. Và cả đời sau họ phải chịu phát xét khổ hình nơi hồ lửa, địa ngục đời đời. Bởi sợ đoán phạt đó mà nhiều tôn giáo đã tiến hành nghi lễ cầu hồn, cầu siêu, mong sau khi chết họ không còn bị đoán phạt. Nhưng rất tiếc tất cả nghi lễ đó không thể cứu được tội nhân thoát khỏi án phạt, mà chỉ cần tin Chúa Jesus thì con người sẽ thoát khỏi mọi án phạt. Kinh thánh phán: “ Cho nên hiện nay không còn có sự đoán phạt cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ” (Rôma 8:1) Vì Chúa Jesus đã chịu đoán phạt thay cho tội nhân trên thập tự giá rồi. Halelugia!. Một lẽ thật để chứng minh chúng ta không còn mang hậu quả của tội lỗi nữa, ngay cả những tội nghiện thuốc lá, nghiện rượu gây ra những chứng bịnh nan y, như lao phổi, xơ gan… Những tình ích kỷ gây ra những tình trạng nghèo đói…Những cay đắng, lo lắng gây ra những chứng bệnh bao tử hay tim mạch, nhưng khi chúng ta ăn năn tin Chúa Jesus chúng ta được chữa lành. Lời Chúa phán: “Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Ngài chúng ta được lành bịnh” (Esai 53:5).
“Đấng Christ đã chuộc chúng ta ra khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài nên rủa sả vì chúng ta” Cảm tạ Chúa, Ngài đã trở nên nghèo để chúng ta được giàu có. A-men! Hơn thế nữa. Khi chúng ta ở trong Chúa Jesus, chúng ta không còn mang án phạt nơi hồ lửa, địa ngục nữa. Chúng ta sẽ được sự sống đời đời trong thiên đàng vinh hiển mà Cha ban cho. Halelugia!
- Được trở nên con cái của ĐỨC CHÚA TRỜI (Giăng 1:12).
Trước khi chúng ta tin Chúa, tội nhân là con của ma quỉ, sống dưới quyền cai trị của ma quỉ, làm con của sự thạnh nộ, Bởi tội lỗi đã ngăn cách mối quan hệ tình Cha con, chúng ta như người con mồ côi không cha. Ôi! Sung sướng thay khi chúng ta tin nhận Chúa Jesus, ngay tức khắc chúng ta nhận được quyền năng để trở nên con Đức Chúa Trời - là Đấng chủ tể trời đất, Ngài là Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn Chúa. Lời Chúa phán: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12). Chúng ta có cảm nhận được địa vị đó không? Chúng ta có cảm thấy hãnh diện không? Niềm vui lớn nhất của chúng ta là được làm con của Đức Chúa Trời. Địa vị cùa chúng ta là Thiên tử, tức là con Trời. Nếu kinh nghiệm được điều này, chúng ta sẽ hãnh diện vô cùng, chúng ta sẽ được bình an trong mọi hoàn cảnh, tâm trí sẽ không còn lo lắng, sợ hãi bất cứ điều gì vì có Cha bên cạnh, Đấng Toàn Năng luôn chăm sóc chúng ta mỗi ngày.(Mathio 6:31-34) Chúng ta không sợ bất cứ một tai họa nào vì lời Chúa hứa. “Ngài sẽ ra lệnh cho thiên sứ bảo vệ và gìn giữ chúng ta…”.Con của Đức Chúa Trời lúc nào cũng có thiên binh, thiên sứ bảo vệ phía trước, phía sau, chính Thiên sứ sẽ nâng chúng ta trên bàn tay mình. Chúng ta có nhìn thấy điều đó không? Thật đúng như vậy, chúng ta có sự bình an hoàn toàn. ( thi thiên 91:11-12).
- Được sự sống đời đời (Giăng 3:16, I Giăng 5:11-13).
Lời Chúa phán : “Vì Đức Chúa Trời yêu thong tến gian, đến nỗi đã ban con một của Ngài. Hầu cho hễ ai tin Con ấy không bì hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Không giá trị nào lớn hơn là khi tin nhận Chúa Jesus chúng ta nhận được sự sống đời đời nơi thiên đàng vinh hiển mà Chúa đã sắm sẵn cho những người tin Chúa. Dù thế gian tu hành, sống ăn chay, ép xác cũng không đủ tiêu chuẩn vào Thiên đàng. Dù họ có tổ chức lễ cầu hồn hay cầu siêu thì những điều đó không thể đưa con người tộn lỗi lean thiên đàng, vì ngay chính người cầu đó cũng là người có tội. Chỉ có nhờ sự hy sinh của Chúa Jesus, khi chúng ta tin Chúa, linh hồn chúng ta đã nhận được sự sống đời đời. Đó là hy vọng tuyệt đỉnh của người tin Chúa. Halelugia.
Muốn kinh nghiệm được ơn cứu rỗi, chúng ta phải hoàn toàn tin vào lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Không dựa vào cảm xúc mà phải dựa vào đức tin, đức tin nơi lời của Đức Chúa Trời. Nhờ đó chúng ta tin chắc tội lỗi chúng ta đã được tha. Chúng ta được hưởng quyền làm con của Đức Chúa Trời, được hưởng sự sống đời đời, được hưởng phước thiên đàng đời đời thoát khỏi lửa địa ngục đau khổ. Nhờ đó chúng ta cảm nhận sự sung sướng tột độ, sự bình an thật sự. Tôi thiết tưởng chắc sẽ không có một niềm vui nào sánh bằng niềm vui ấy, như lời Thiên sứ tuyên bố trong đêm giáng sinh: "Này Ta báo cho các ngươi một TIN LÀNH, sẽ là sự VUI MỪNG LỚN cho muôn dân ." (Lu ca 2:10). Một khi chúng ta TIN thì sự vui mừng trào dâng trong tâm hồn. Chúng ta phải xúc động trong sự sung sướng tột cùng khi nhận được một giá trị đời đời. Đến nỗi không có lời nào đủ để diễn tả một ân huệ quá lớn mà Chúa JÊSUS đã làm trọn và ban cho mình. Halêlugia! Chính sự kiện đó đã đem thiên đàng đến trong lòng của ta rồi.
Nhiều người khi nói về tình yêu của Chúa, rao giảng về tin tức tốt lành, nói về thiên đàng nhưng lại không cảm nhận được niềm vui. Chính lòng họ cũng không có một cảm xúc nào khi nói đến ơn cứu rỗi mà Chúa dành cho mình thì làm sao nói cho người khác tin được. Nhiều khi nghe chúng ta nói họ càng thêm nghi ngờ. Nhìn trên gương mặt, trong mắt chúng ta họ không thấy thiên đàng thì làm thể nào thân hữu tin được?
2) Kinh nghiệm ra khỏi quyền lực của tội lỗi.
“Đức tin lại dẫn đến đức tin nữa” ( câu 17b)
(Kinh nghiệm quyền năng của Đức Thánh Linh trong hiện tại).
Các tôn giáo của con người dạy phải cố tu, sửa đổi để sống đời đạo đức nhưng thực tế tất cả đều bất lực. nói: "Cả đời làm thiện, thiện không đủ, một ngày làm ác, ác có dư". Phao lô cũng kinh nghiệm như vậy. Ông nói :“Tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn… vậy tôi thấy có luật nầy trong tôi: khi tôi muốn làm điều lành thì điều dữ cứ dính dấp theo tôi”(Rôma 7:19,21). Đó là sự thật. Không ai có thể thoát khỏi quyền lực của tội lỗi vì con người đã bị nô lệ cho tội lỗi. Thế nhưng khi tin Chúa Jesus không những chúng ta được tha tội mà còn được Đức Chúa Trời cứu ra khỏi quyền lực của tội lỗi nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời biết con người là yếu đuối, khi sống trong bản chất tội lỗi do tổ phụ truyền lại cho mình. Cho nên, khi chúng ta tin nhận Chúa Jesus, Đức Thánh Linh được ban xuống cho chúng ta. Đức Thánh Linh ở thường trú trong tâm linh của con cái Chúa. Chính Ngài là năng lực siêu nhiên để giúp đỡ chúng ta.
- Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi của chúng ta và kéo chúng ta đến chỗ tan vỡ, ăn năn. Chính Ngài ban cho chúng ta đủ đức tin để công nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa, vì "Nếu không cảm Đức Thánh Linh thì không xưng Chúa Jêsus là Chúa.” (I.Cô rinh tô 12:3b).
- Kinh nghiệm sự tái sinh : Quyền năng của Đức Thánh Linh tái tạo hồn linh của chúng ta, ban cho chúng ta một tấm lòng mới. Cảm nhận được sự thay đổi trong tâm trí và tấm lòng của mình. ‘‘Vậy,nếu ai ở trong đấng Christ, thì nấy là người được dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nay mọi sự đều trở nên mới.’’ (II. Cô rinh tô 5:17). Giê Hô Va Đức Chúa Trời phán rằng :” Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt Thần mới trong các ngươi, Ta sẽ cất tấm lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi và ban cho ngươi tấm lòng bằng thịt.Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi và KHIẾN CÁC NGƯƠI NOI THEO LUẬT LỆ TA”( Ê-xê-chi-ên 36:26,27). Dễ lắm chúng ta sống trong cơ đốc giáo lâu năm mà vẫn chưa được tái sinh, chưa được thay đổi, cuộc đời vẫn sống trong bản chất cũ. Tôi là người như vậy trước đây. Dù là con mục sư, làm nhiều việc trong nhà thờ nào là tập hát, hướng dẫn thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên nhưng tôi chưa thật sự ăn năn tội. Phía sau tôi là cuộc sống đầy dẫy tội lỗi. Tôi có nổ lực làm chứng thì cũng chẳng ai tin lời làm chứng của tôi. Cho đến khi tôi cảm thấy ghê tởm con người của mình. Tôi thực sự ăn năn, tan vỡ khóc lóc kêu xin sự thương xót của Chúa. Từ đó, tôi cảm nhận được sự tha thứ. Tôi mời Chúa ngự trị tấm lòng của mình và bắt đầu kinh nghiệm được sự tái sinh, sự trở nên mới. Cảm tạ Chúa! Lòng tôi xu hướng về những điều ở trên trời. Đức Thánh Linh ban cho tôi sự đắc thắng tội lỗi mỗi ngày. Halêlugia! Thánh Phao lô khi cảm biết mình thất bại vì bị quyền lực tội lỗi trói buộc, ông phải kêu lên rằng: "Khốn nạn cho tôi, ai sẽ cứu tôi thóat khỏi thân thể hay chết nầy ?". (Rô ma 7-24). Sau đó ông hát lên bài hát chiến thắng :"Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.’’( Rô ma 7-25). Phao Lô kinh nghiệm từ tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực của ma quỉ đến làm con Đức Chúa Trời. (I. Phi-e-rơ 2:9).
Trong thời gian được mời hầu việc Chúa với hội thánh mới tại Tân Phú thì có một người đến tham dự nhóm học Kinh Thánh. Thân hình anh ta tiều tụy và xanh xao. Sau khi nghe lời Chúa anh bằng lòng ăn năn tin Chúa. Sau đó tôi mới biết anh là người nghiện ma túy trên ba mươi năm. Chẳng những nghiện không thôi mà nhà anh còn là tụ điểm tiêm chích ma túy. Anh đang mang chứng bệnh viêm dính cột sống chỉ chờ chết. Sau một vài lần anh đi học Kinh Thánh, lòng anh ao ước từ bỏ ma túy. Dù trước đây trên mười lần anh cai nghiện nhưng đều thất bại. Tôi hết sức cầu nguyện vì nếu người này không đắc thắng từ bỏ ma túy thì danh Chúa sẽ bị sỉ nhục biết bao. Sau nhiều lần kiêng ăn cầu nguyện, Chúa bảo: Tôi phải cùng người này chiến đấu với ma túy. Được Chúa cảm động, tôi báo với hội thánh về việc tôi sẽ đưa anh cùng ba người nghiện nữa vào sông Đồng Nai để có sự biệt riêng. Ngày đầu đối diện với lời Chúa họ được sự kêu gọi phải ăn năn. Họ quyết định từ bỏ ma túy và thuốc lá . Xưng tội xong họ đem đốt tất cả. Chúng tôi tiếp tục giúp họ tin vào sức mạnh của Chúa Thánh Linh. Trong danh Đức Chúa Jêsus chúng tôi công bố sự đắc thắng. Suốt bảy ngày cầu nguyện, hát Thánh ca, học lời Chúa, phép lạ đã xảy ra. Dù không sử dụng ma túy nữa nhưng thân thể họ không bị hành hạ đau đớn. Trong suốt thời gian đo, tôi kiêng ăn cầu nguyện cho họ.Ha lê lu gia! Chúa đã giải phóng họ một cách rất lạ lùng. Thế nhưng khi trở về, anh phải đối diện với nhiều thách thức, cám dỗ . Ma quỷ luôn gieo rắc sự buồn bực cho anh khiến anh muốn quay trở lại con đường cũ. Biết điều đó nên tôi thường đến dùng lời Chúa để nâng đỡ anh. Trong danh Chúa Jêsus tôi luôn công bố sự đắc thắng. Hai năm sau đoàn y bác sĩ tỉnh Đồng Nai đã chứng minh trong máu anh không còn có chất độc của ma túy. Anh như người từ chết qua sống. Anh vui mừng trở về quê hương làm chứng cho nhiều người trong vòng bà con bạn bè của anh tin nhận Chúa. Bây giờ Chúa đã chữa cho anh luôn chứng bệnh viêm cột sống, anh trở nên người mạnh khỏe. Một ngày kia, tôi chở một thân hữu chưa tin Chúa đến nhà anh. Sau khi nghe anh làm chứng, trở về anh nói với tôi : nhìn anh H. bây giờ tôi mới phục quyền năng của Chuá. Rồi tôi làm chứng anh đã bằng lòng tin nhận Chúa. Halelugia! Cảm tạ Chúa. Khi chúng ta tin nhận Đức Chúa Jesus, Đức Thánh Linh ngự ở trong chúng ta, ban cho chúng ta có quyền năng để đắc thắng tội lỗi như lời Chúa Phán trong công vu. 1:8 : "Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta...". Phải kinh nghiệm quyền năng của Đức Thánh Linh trong đời sống của mình thì chúng ta mới có sức mạnh để làm chứng về quyền năng của Chúa trong đời sống chúng ta. Bởi tình yêu của Đấng Christ cảm hóa để chúng ta sống trong tình yêu thương đối với nhau. Lời chứng của chúng ta có sức mạnh là nhờ chính đời sống của chúng ta được thay đổi, đắc thắng tội lỗi. Đời sống Cơ Đốc nhân phải biểu lộ nếp sống đạo theo tiêu chuẩn Kinh Thánh, phải là bài giảng sống. Chúng ta phải sống đúng như lời mình giảng thì mới có sức mạnh chinh phục những linh hồn tội nhân. Khi đối diện với thân hữu, ma quỉ rất khôn khéo. Nó chỉ trích nếp sống bại hoại của những người có tôn giáo, thậm chí nhiều người là Cơ Đốc Nhân. Nhưng chúng ta hãy lấy bằng chứng đời sống của chính mình để chứng minh quyền năng của Đức Chúa Trời. Phaolô tuyên bố: "Vả, đạo Tin Lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em và lòng yêu thương đối với anh em là thể nào" (I. Tês. 1:5).
Ngoài ra, lời hứa của Chúa Jesus cho những môn đồ của Chúa, cho những người tin Ngài sẽ được các dấu lạ. Cơ Đốc Nhân phải luôn nhân danh Chúa Jesus, nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh mà đuổi quỉ, đuổi những tà linh tối tăm, giải phóng họ ra khỏi sự lo lắng, lòng căm giận. Cơ Đốc Nhân cũng nhận được quyền năng trong danh Chúa Jesus để đặt tay trên kẻ đau bịnh thì sẽ được chữa lành. Vì lời Chúa có hứa: “Kẻ tin dược các dấu lạ: lay danh ta trừ qủi,… đặt tay cầu nguyện trên kẻ đau thì kẻ đau được lành”. Halelugia.(Mác 16:17,18)
3) Ra khỏi sự hiện diện của tội lỗi (tương lai)
“Như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin”( 17c)
Người làm chứng phải tin quyết vào một hy vọng tương lai là được ở với Chúa đời đời trong thiên đàng. Nơi đó không còn sự hiện diện của ma quỉ, tội ác nữa. Một nơi phước hạnh quá sức tưởng tượng. Chính hy vọng đó đem đến cho ta một sức sống kỳ diệu trong hiện tại, vượt qua mọi trở lực của xác thịt, thế gian và ma quỉ. Dám hy sinh tất cả để đầu tư cho nước Trời. Trong lịch sử của hội thánh biết bao nhiêu người sẵn sàng chịu chết, sẵn sàng ở tù, sẵn sàng dâng hết của cải mình có để đầu tư cho việc rao giảng nước Đức Chúa Trời. Vì họ tin chắc mình sẽ nhận được nước thiên đàng trong tương lai như lời Chúa đã hứa. Một Cơ Đốc Nhân khi nhìn biết Thiên đàng là quý nhất, người đó không còn ham thích trần gian, nói như Phao Lô đã nói: “Tôi coi mọi điều lợi của thế gian là rơm rác” Người đó sẳn sàng tận hiến mọi điều mình có cho nước Đức Chúa Trời. Khi chúng ta có một tâm trí như vậy, chúng ta đã kinh nghiệm nước thên đàng trong hiện tại rồi. Nếu chúng ta tìm cách chứng minh nước Thiên đàng trong tương lai là có thật bằng cách kể lại chiêm bao, những dị tượng, như trên thiên đàng có những nhà lầu, có xe hơi đời mới, có cây xăng, thậm chí được ăn phở “free” gọi là “Thiên đàng có thật” hoặc có người chết sống lại kể cho chúng ta nghe đi nữa thì điều đó vẫn không đủ sức thuyết phục, Người đó vẫn còn mơ và ham thích những vinh hoa của thế gian. Lời Chúa phán: “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy”(Rô-ma 14:16) nếu người đó không kinh nghiệm được sự sống đời đời cùng sự hiện hữu của thiên đàng trong hiện tại. Điều quan trọng hơn hết là phải chứng minh thiên đàng đang hiện diện ngay trong lòng, trong chính đời sống của mình. Khi người Pha-ri-si hỏi Chúa : Nước Đức Chúa Trời chừng nào đến ? Nước ấy ở đâu ? Chúa Jêsus đáp :"Người ta sẽ không nói ở đây hay là ở đó. Vì này, nước Đức Chúa Trời ở trong lòng các ngươi" (Luca 17: 20,21). Vâng, nơi nào có sự hiện diện của Chúa là nơi đó có thiên đàng. Nơi nào có sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nơi đó có sự bình an. Nơi nào có sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nơi đó có sự vui mừng, ca hát, ngợi khen. Nơi nào có sự hiện diện của Chúa nơi đó đầy sự vui mừng khôn xiết kể. Thiên đàng trước nhất phải ngự trị trong lòng của chúng ta. Như lời cầu nguyện Chúa Jesus đã dạy chúng ta : “…Nước Cha được đến, ý Cha được nên Ở ĐẤT NHƯ Ở TRỜI..”. Người ta sẽ nhìn thấy thiên đàng trên khuôn mặt của những Cơ Đốc Nhân. Thánh Giăng nói: "Vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi.” (I. Giăng 1:2).
Tại xứ Wales (Anh quốc), khi Evan Roberts lúc hai mươi sáu tuổi đã đem lại một sự phấn hưng lớn. Từ nhỏ, năm mười hai tuổi, ông khao khát sự thăm viếng của Chúa Thánh Linh. Ông bước vào sự cầu nguyện suốt mười bốn năm trời. Đến năm 1904, Evan cảm nhận được sự thăm viếng của Đức Thánh Linh cách lạ thường. Trong một đêm, ánh sáng thiên thượng chiếu rọi vào tâm hồn ông. Ông kinh nghiệm sự biến đổi kỳ diệu trên đời sống của mình. Ông bước ra khỏi phòng ngủ. Bạn ông kinh ngạc khi nhìn thấy gương mặt của ông khác thường, rạng rỡ ánh sáng thiên đàng. Từ đó, đi đến đâu ông đều đem đến sự ăn năn, tan vỡ cho hàng ngàn người. Chỉ cần nhìn thấy sự hiện diện của ông thì mọi người đã cảm nhận được sự hiện diện của Chúa tại đó rồi. Ông thường ngồi yên lặng khoảng ba mươi phút và sau đó đứng lên ông chỉ nói năm đến mười phút. Và hàng ngàn người đã ăn năn, khóc lóc tan chảy xưng tôi mình. Thật Chúa đã dùng ông đem lại sự tỉnh thức lớn cho xứ Wales.
Chúng ta không thể làm chứng về thiên đàng mà gương mặt chúng ta cứ như ở địa ngục. Nếu như vậy, chúng ta có nói thật nhiều thì lời nói ấy cũng chẳng có giá trị gì. Trước nhất sự sống của Chúa phải tràn ngập trong lòng chúng ta và điều đó phải được thể hiện qua gương mặt, cách sống của chúng ta mỗi ngày. Sự sống ấy phát xuất từ trong lòng chứ không từ lý trí. Vì vậy lời Chúa dạy: "Khá giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra" (Châm ngôn 4: 23).
II - ĐƯỢC CẢM ĐỘNG BỞI TÌNH YÊU CỦA CHÚA(I Côrinhtô 5:14,15)
Khi một Cơ Đốc Nhân kinh nghiệm chắc chắn sự cứu rỗi, không bởi việc làm mà được nhưng chỉ nhờ tin vào Chúa Jesus. Dù họ là một tội nhân khủng khiếp nhưng chỉ cần tin Chúa Jesus thì nhận được sự cứu rỗi ngay tức khắc. Thì người đó sẽ bước đến kinh nghiệm thứ hai là ĐƯỢC CẢM ĐỘNG BỞI TÌNH YÊU CỦA ĐẤNG CHRIST. Muốn trở thành chứng nhân cho TIN LÀNH, trước hết chúng ta phải được sự cảm động trước tình yêu của Đấng Christ. Cảm nhận được tình yêu quá lớn trên đời sống của mình. Đức Chúa Trời không dùng quyền lực để bắt buộc con người quay trở lại với Ngài, dù Ngài có đủ thẩm quyền đó, nhưng Ngài đã dùng tình yêu để chinh phục thế giới này. Chúa muốn những người khi nhận tình yêu của Ngài sẽ cảm động tình nguyện tận hiến cuộc đời để sống cho Ngài. Phao lô nói: “Vì tình yêu của Đấng Christ đã cảm động chúng tôi. Nếu có một người chết vì mọi người thì mọi người đều chết. Lại Ngài đã chết vì mọi người cho nên những kẻ còn sống, không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống cho Đấng đã chết và sống lại cho mình”(Côr 5:14,15). Chúng ta nên nhớ rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết. Ai là người đã nhận được sự cứu rỗi là nhận được tình yêu của Chúa Jesus thì người đó phải tận hiến, phải từ bỏ lối sống riêng cho mình, từ bỏ lối sống ích kỉ mà sống cho Chúa Jesus. Muốn được như vậy, chúng ta phải ý thức những điều sau:
1 - Ý thức tình trạng tội ác của mình.
Người muốn sống tận hiến cho Chúa là người trước hết phải thật sự cảm biết mình là một tội nhân đáng chết, một con người thật đáng ghê tởm. Chỗ xứng đáng giành cho mình là hồ lửa địa ngục đời đời. Chúng ta không thể cậy vào sự công bình riêng của mình, không thể nhờ vào sự tu trì hay lễ nghi tôn giáo để thoát khỏi lửa địa ngục. Đến nỗi, khi đứng trước sự phán xét, chúng ta phải la lên một cách khủng khiếp như Phaolô rằng: "Khốn nạn cho tôi, xong đời tôi rồi. Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết này" (Rô ma 7:24). Ê Sai cũng vậy, khi thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang vinh quang đầy thánh khiết, thì ông thấy mình tội ác, đến nỗi ông phải la lên rằng: “Khốn nạn cho tôi, xong đời tôi rồi, vì tôi có môi dơ dáy, ở giữa một dân tộc có môi dơ dáy…” (Êsai 6:5) Ông đã ăn năn, xưng nhận tội lỗi của mình và như thế ông mới nhận được sự tha thứ. Khi được tha thứ rồi, ông sẵn sàng tình nguyện dâng đời sống mình để phục vụ Chúa, để rao giảng Tin lành. Có bao giờ chúng ta đau đớn về tình trạng tội lỗi của mình đến nổi phải khóc lóc, ăn năn trong đau đớn khi cảm nhận mình phải đứng trước sự phán xét của Đức Chúa Trời không? Chúng ta có cảm nhận được sự khủng kiếp do hậu quả tội lỗi của mình đã gây ra và thấy rằng sẽ không một phương cách nào có thể giải thoát chúng ta khỏi sự trừng phạt ấy không? Một khi chúng ta ý thức được như vậy, chúng ta mới cảm nhận được tình yêu của Chúa Jêsus là cao cả dường nào. Ngài đã chịu sỉ nhục, bị hành hạ vì chúng ta. Ngài đã chết thế cho chúng ta cách đau đớn, nhục nhã. Thập tự giá là biểu tượng của sự sỉ nhục và đau khổ mà chính Ngài đã gánh thay cho chúng ta, nhờ đó chúng ta được cứu, lòng chúng ta không thể cảm xúc sao? Chúa Jêsus không đến để phán xét, để lên án, nhưng Ngài đến với chúng ta bằng TÌNH YÊU. Ngài chinh phục chúng ta bằng tình yêu của Ngài.
2 – Nhận biết tình yêu của Đấng Christ là quí nhất.
Sau khi nhận thức tội ác của chính mình thì người ấy mới nhận biết tình yêu thương của Đấng Christ là quý hơn hết, vì nếu không có sự hy sinh, đổ huyết của Chúa Jesus thì chúng ta không còn có hy vọng được giải thoát. Phao lô khi nhận biết Chúa Jesus đã chết thay cho con người đáng chết của mình thì cuộc đời ông hoàn toàn thay đổi . Chính tình yêu kỳ diệu đó đã chinh phục một người bạo tàn, ương ngạnh như ông đến nỗi ông coi mọi sự như lỗ, như rơm rác miễn được Chúa Jêsus là quí nhất. “Nhưng vì cớ Đấng christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quý hơn hết,Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó.Thật tôi xem mọi điều đó như rơm rác,hầu cho được đấng Christ.” (Phi lip 3:8) và ông tuyên bố :"Vì tình yêu của Đấng Christ cảm động chúng tôi và chúng tôi tưởng rằng nếu có một ngươi chết vì mọi người, thì mọi ngừơi đều chết. Lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình"(II.Cô-rinh-tô 5:14,15). Suốt cuộc đời của Phaolô, ông không khoe gì khác hơn ngoài thập tự giá của Chúa Jêsus. Bởi thập giá ấy, thế gian đối với ông đã bị đóng đinh và ông đối với thế gian cũng như vậy. “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe thập tự giá của Chúa Jêsus-christ, bởi thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh và tôi đối với thế gian cũng vậy!”(Ga-la-ti 6:14).
Chúng ta có bao giờ tự hỏi : Tại sao Chúa Jesus đã chịu đau khổ, chịu chết vì tôi không?
Khi Chúa Jesus đối diện với sự khổ hình trên thập tự giá, Chúa Jesus rất sợ hãi. Thật khủng khiếp, Ngài cảm nhận lấy sự đau đớn với những trận đòn roi có móc sắt liên tiếp quất quất vào thân thể Ngài. Những lằn đòn xé nát thịt da, những mũi đinh đóng vào tay chân nhức nhối đến tận xương tủy. Chính vì Ngài cảm nhận trước những đau đớn đó, Ngài đã vào vườn Ghết Sê Ma Nê chiến đấu trong sự cầu nguyện than khóc với Cha Ngài rằng : Cha ôi nếu có thể được, nếu Cha có thể cứu những người tội lỗi bằng một phương cách khác thì xin Ngài hãy cất chén cay đắng nầy khỏi con. Cha ôi con sợ hãi, con không muốn chết! Ngài khủng hoảng trước sự kinh khiếp đó, dường như Ngài muốn chạy trốn. Ngài phải chiến đấu một cách đau thương đến nổi mồ hôi đổ ra như giọt máu lớn rơi xuống đất. Và trong giờ phút đó có lẽ Ngài đã nghe tiếng nói của Cha Ngài trong tâm linh : Con yêu dấu của ta ơi, không còn cách nào khác, vì “Không có sự đổ huyết thì không có sự tha thứ” ( Hê-bơ-rơ 9:22). Nếu con không chịu đau khổ, chịu chết thay cho tội nhân, nếu con không đỗ huyết thì không cách nào ta có thể tha tội cho họ được. Cuối cùng vì tình yêu thương của Ngài muốn cứu chúng ta là những tội nhân đáng chết, Chúa Jesus đã phải thưa với Cha rằng: “Không theo ý con nhưng con sẽ theo ý Cha”(Luca 22:42-44). Điều gì khiến Chúa Jesus chiến thắng sự đau khổ khi phải treo thân trên thập giá? Điều gì khiến Chúa phải chịu chết? Chỉ vì tình yêu của Ngài đối với nhân loại, tình yêu của Ngài đối với chúng ta là những tội nhân đáng chết. Vì nếu Ngài không chết thì chúng ta đời đời không được cứu. Chúng ta có nhận biết điều đó không? Chúng ta có nhận biết những tội ác của tôi đã được Chúa nhận lấy như là tội ác của Ngài để mang nó lên thập tự giá chịu án thay cho chúng ta không? Có bao lần bạn phạm tội. Chúa Jesus nói với bạn rằng: “con ơi, con phải giao tội đó cho ta, ta là người phạm tội chịu án để con được trắng án”. Nếu cảm nhận được như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy tình yêu của Đấng Christ là vô cùng cao quí không gì sánh bằng. Chúng ta sẽ không ngần ngại tận hiến cuộc đời còn lại của mình để sống cho Ngài. Dù biết rằng nếu cho tôi có mười cuộc đời để sống cho Ngài thì cũng không xứng đáng với tình yêu của Ngài đã ban cho tôi, để tôio nhận được sự sống đời đời. Hoàng đế Na-pô-lê-ông đã nói: “Ta đã chinh phục thế giới bằng lưỡi gươm nhưng cuối cùng không một tên lính nào dám chết cho ta. Nhưng Chúa Jesus đã chinh phục thế giới bằng tình yêu của Ngài cho nên hàng tỉ người trong mọi thời đại sẵn sàng chết cho Chúa Jesus”.
Công tác chứng nhân là dẫn nhiều người đến với thập tự giá, đối diện với tình yêu của Chúa Jêsus. Điều quan trọng trước nhất là khi đối diện trước tình yêu đó chúng ta bị chinh phục và được cảm hóa. Mỗi khi nói đến thập tự giá, nói đến tình yêu của Chúa Jesus thì lòng chúng ta lại xúc động một cách sâu xa, đến nỗi phải rơi nước mắt. Ngày nay, có thể có rất nhiều người tích cực đi làm chứng, có rất nhiều người giảng về thập tự giá nhưng lòng họ cứng cỏi, hửng hờ không một chút rung động. Họ nói rất nhiều về thập tự giá nhưng chính họ lại xa lạ với thập tự giá, họ nói rất nhiều về tình yêu của Chúa nhưng họ không bao giờ rung động trước tình yêu đó. Thế thì làm sao có thể làm cảm động đến người nghe? Làm sao có thể dẫn tội nhân đối diện với thập tự giá, đối diện trước tình yêu vô cùng lớn lao của Chúa Jêsus đến nỗi họ bị bắt phục bởi tình yêu ấy? Nếu có người tin Chúa đi chăng nữa thì cũng chỉ đưa họ đến với tổ chức tôn giáo, đến với con người mà thôi.
Khi chưa đối diện với thập tự giá, tôi vẫn thường làm những công tác tôn giáo. Tôi có làm chứng nhưng rất ít người tin, nếu tin thì họ cũng chẳng được tái sinh. Có thể tôi muốn tôn giáo Tin lành mình đông người hơn, nhưng không hề cảm nhận sự vui mừng vì họ được cứu. Vì sao vậy? Vì tôi chưa ăn năn, chưa bị thập tự giá của Đấng Christ chinh phục, chưa được tái sinh thì làm sao tôi có thể dẫn họ đến sự ăn năn, đến với thập tự giá. Tôi biết mình chỉ là giả hình. Khốn nạn hơn tôi lấy công tác tôn giáo để che đậy vô số tội lỗi. Tôi khốn khổ và kiêng ăn cầu nguyện thưa với Chúa rằng: "Tại sao con nói về thập tự giá, về tình yêu của Ngài mà con không cảm động được. Con không thể tự mình làm cho trái tim của con rung động. Chúa ôi! xin Ngài đập vỡ tấm lòng cứng cỏi của con". Cảm tạ Chúa! Ngài mở mắt để tôi thấy được con người giả hình khủng khiếp của mình. Tôi kinh khủng về những tội lỗi giấu kín. Tôi càng đau đớn hơn nữa tại sao tôi đã biết tình yêu của Chúa mà vẫn cứ sống như thù nghịch với thập tự giá của Ngài, vẫn cứ tiếp tục làm Chúa chịu đau đớn sỉ nhục. Sự đau đớn Ngài gánh chịu trên than thể Ngài chưa đủ để lòng tôi tan vỡ hay sao? Tôi ăn năn thật sự, tình yêu của Chúa đã chinh phục lòng tôi. Cả cuộc đời này dâng cho Chúa cũng có nghĩa gì đâu. Dù có 10 cuộc đời dâng cho Ngài cũng không xứng đáng với tình yêu của Chúa Jesus đã ban cho tôi. Và tôi hứa nguyện dâng trọn cuộc đời mình cho Cứu Chúa yêu dấu. Lạy Chúa, xin Ngài sử dụng cuộc đời con. Cảm tạ Chúa! Từ đó tôi luôn nói về thập tự giá và mỗi khi nói đến thì lòng được rung động một cách sâu xa, đến nổi tôi có thể khóc khi nói về Chúa Jesus, nhờ đó mà khiến mọi người cảm nhận được tình yêu của Ngài. Halêlugia!
3 - Sống tận hiến cho Chúa bởi tấm lòng biết ơn.
Lòng biết ơn là động lực giúp chúng ta tận hiến cuộc đời mình cho Chúa. Một người con hiếu thảo, biết kính trọng, báo đáp ơn nghĩa sinh thành ấy là người con có tấm lòng biết ơn cha mẹ. Cũng vậy để sống cho Chúa thì chúng ta phải có tấm lòng biết ơn. Dù rằng, khi nhận biết tội lỗi của mình, biết vì tình yêu Đấng Christ đã chết trên thập giá thay cho tội lỗi của mình nên chúng ta đã bằng lòng ăn năn tội, tin Chúa Jesus . Và ngay lúc ấy chúng ta nhận được sự tha tội, nhận được sự cứu rỗi, chúng ta nhận được sự sống đời đời, nhưng chúng ta sẽ không thể sống cho Chúa, không thể tận hiến cuộc đời mình cho Chúa nếu chúng ta không có lòng biết ơn. Như vậy, chỉ có lòng biết ơn mới có thể giúp người nhận ân huệ tình nguyện tận hiến cuộc đời của mình làm chứng nhân cho Chúa Jesus mà thôi.
Phúc âm lu-ca 17:11-19 có một câu chuyện kể rằng : Có mười người phung đến với Chúa Jesus xin được chữa lành và tất cả đều được lành, nhưng chỉ có một người quay trở lại sấp mình xuống đất tạ ơn Chúa và ngợi khen Đức Chúa Trời. Chúa Jesus ngạc nhiên hỏi: “Không phải mười người được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu?” Câu hỏi cho thấy: lòng người rất dễ bội ơn. Dân gian có câu : “Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhân, nhân báo oán” . Đó chính là bản chất của con người. Mười người hưởng ơn nhưng chỉ có một người biết ơn quay trở lại để tạ ơn. Phải chăng đó cũng chính là thực trạng của hội thánh hiện nay. Khi tất cả chúng ta đều được cứu, tất cả chúng ta đã nhận được sự tha tội nhưng bao nhiêu người sống tận hiến cho Chúa?!
Tôi muốn kể cho độc giả nghe một câu chuyện rất cảm động. Ai trong chúng ta cũng biết trong thời xã hội theo chế độ nô lệ thì người nô lệ không được hưởng quyền công dân, trong thời điểm đó những ông chủ xem người nô lệ chỉ như con vật. Người ta thường mang nô lệ ra chợ để buôn bán như một món hàng. Một ngày kia có một thương gia đến mua một nô lệ. Sau khi trả giá mua anh xong, thương gia nói với người nô lệ :“Bắt đầu từ hôm nay anh được tự do. Tôi mua anh là để giải phóng cho anh” . Người nô lệ rất ngỡ ngàng nhưng chân vẫn bước theo thương gia này. Đi được một đoạn thương gia thấy người nô lệ ban nãy vẫn đi theo mình, liền nói: “Tôi mua anh là vì tình thương tôi muốn phóng thích cho anh được tự do, anh hiểu không?” Dù vậy người nô lệ vẫn cứ đi theo ông cho đến nhà. Ông thương gia bảo anh đi nhưng anh đến bên quì xuống nài xin rằng: “Thưa chủ, tôi không thấy ông chủ nào tốt hơn ông. Tôi nài xin ông cho tôi được làm nô lệ, được phục vụ chủ, xin chủ hãy tiếp nhận tôi”. Anh ta nài xin tha thiết. Ông chủ động lòng thương và nhận anh phục vụ trong nhà. Nhưng với lòng tốt của chủ anh được ông đối xử như con cái trong nhà.
Ê-sai cũng vậy, sau khi Chúa tha thứ mọi tội ác của Ê Sai, Chúa nói:“ Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho ta?” Chúa không kêu đích danh Ê sai, nhưng chính Ê sai lại thưa với Chúa rằng: “Có con đây, xin hãy sai con” (Ê-sai 6:8). Chúa không kêu đích danh Ê-sai, không buộc Ê-sai đi dù rằng ông đã được Chúa tha thứ. Tuy Chúa có quyền bảo ông phải đi nhưng tại sao vậy? Vì Ngài muốn ở ông có sự tình nguyện .
Thưa các bạn! Chúng ta đã nhận ơn huệ của Chúa quá lớn trên đời sống mình. Nhờ sự hy sinh của Chúa giải cứu chúng ta từ sự chết đời đời qua sự sống đời đời, điều đó há không đủ cảm thúc chúng ta tình nguyện nài xin Chúa sử dụng chính mình hay sao? Tại sao chúng ta vẫn cứ sống cho chính mình? Giá trị đời đời Chúa ban cho chúng ta không có gì so sánh được. Dù chúng ta có bao nhiêu cuộc đời thì vẫn không xứng đáng so với ân huệ Chúa ban cho chúng ta phải không? Tại sao Chúa mãi kêu gọi mà mỗi chúng ta vẫn không chịu đáp ứng lời kêu gọi của Ngài? Ngài không muốn bắt buộc chúng ta sống cho Ngài. Ngài chỉ muốn ở chúng ta sự tình nguyện tận hiến vì cớ lòng biết ơn Chúa sẳn sàng sống cho Chúa mà thôi.
Mỗi chúng ta rất muốn trở thành chứng nhân thành công cho Tin Lành phải không? Vậy chúng ta hãy tự hỏi: Đã bao lần chúng ta tan vỡ trước tình yêu của Đấng Christ ? Chúng ta có luôn cảm động một cách sâu xa khi nói đến tình yêu của Ngài không? Hãy tha thiết cầu nguyện xin Chúa cho con kinh nghiệm được hết tình yêu của Chúa để con có thể trở thành chứng nhân cho tình yêu đó. Amen!
III - NHÌN THẤY KHẢI TƯỢNG.
(Mathiơ 9:35-38)
Khi chúng ta tình nguyện muốn sống cho Chúa, quỳ gối cầu nguyện tan vỡ trước tình yêu của Chúa, và nài xin Chúa xử dụng cuộc đời còn lại của mình để làm chứng nhân cho Chúa. Muốn hầu việc Chúa, người ấy phải mang tâm tình của Chúa Jesus. Người đó phải cầu xin Chúa thay đỗi tấm lịng, tm trí của mình giống như của Cha Jesus, vì biết r rằng tất cả từ bản năng của con người đều l xấu xa. Để mang được tâm tình của Đấng Christ đã có, người ấy phải được Đức Thánh Linh mở mắt để nhìn thấy khải tượng. KHẢI TƯỢNG là cái nhìn của tâm trí, một thực tế bị ám ảnh bởi tâm trí, tạo nên một động lực mạnh để hành động. Đức Chúa Trời thường dùng khải tượng để sai phái hoặc phán bảo cho các thánh đồ. Đối với phi-e-rơ khi ông đang kiêng ăn cầu nguyện trên mái nhà thì ông bị ngất trí. Đức Chúa Trời đã cho ông nhìn thấy một khải tượng: Có một cái khăn cột chéo trong đó có nhiều thú vật và côn trùng và có tiếng từ trời phán với ông rằng: “Hỡi Phierơ, hãy dậy làm thịt và ăn”, song Phi -e -rơ thưa : “Lạy Chúa tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy, chẳng sạch bao giờ”, có tiếng phán lần thứ hai rằng: “Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch thì chớ cầm bằng dơ dáy”, tiếng đó lặp lại ba lần rồi vật ấy liền bị thâu lên trời. (Công vụ 10:9-15). Đức Chúa trời đã phá hủy định kiến của Phi-e-rơ bằng một khải tượng. Sau đó Chúa dùng ông đi đến truyền Tin Lành cho gia đình Cọt Nây - một sĩ quan Ý tin Chúa.
Đối với Phao lô, trong một đêm Đức Chúa Trời cho ông thấy khải tượng : Một người Ma-xê-đoan đến nài xin : “Hãy qua Ma-xê-đoan mà cứu chúng tôi”. Sáng hôm sau ông cùng đoàn truyền giáo quyết định qua xứ Ma-xê-đoan và tại đó hội thánh Phi líp và nhiều hội thánh Âu châu được thành lập (Công vụ 18:9,10).
Chúng ta hãy xem kinh thánh Mathiơ 9:35-38. Tại sao Chúa Jêsus không mỏi mệt khi đi từ làng này đến làng khác để rao giảng Tin Lành và chữa lành nhiều thứ tật bệnh? Tại sao Ngài có lòng nhiệt thành để đi rao giảng Tin Lành? Tại sao Chúa nhìn thấy đoàn dân đông thì động lòng thương xót? Vì trong cặp mắt thuộc linh của Ngài, Ngài luôn nhìn thấy đoàn dân đông khốn cùng, như chiên không có người chăn. Ngài không yên nghỉ được. Hính vì vậy, muốn mang tm tình của Cha Jesus, thì người đó phải có tâm trí để nhìn thấy điều m Cha Jesus thấy. Nhìn thấy KHẢI TƯỢNG là điều kiện để hành động. Chúa muốn chúng ta phải nhìn thấy khải tượng trước khi đi ra. Vì đó là điều kiện duy nhất để sản sinh ra tình yêu thương giống như chúa Jesus. Khải tượng đó là gì ?
1) Nhìn thấy mọi người đang khốn cùng.
Chúa Jêsus thấy đoàn dân đang khốn cùng, có phải là vi thấy họ nghèo đói, khổ sở, bị áp bức trong xã hội? Có phải họ đang sống trong bệnh tật khốn khổ cần được chữa lành? Những khốn khổ đó chỉ tạm trên trần gian này, và nếu như vậy thì Chúa Jesus vẫn là người nghèo khổ, đang bị áp bức, Ngài bị lên án của người Pha-ri-si, thầy thông giáo. Chắc chắn trong cái nhìn của Chúa Jesus không phải như vậy, mà con mắt thuộc linh của Ngài nhìn thấu tận nơi địa ngục là chốn HÌNH KHỔ, như người nhà giàu được Chúa kể trong lu ca 16:19-31. Dù trên trần gian ông là người giàu ăn sung mặc sướng, bên cạnh có người nghèo là La-xa-rơ, cô đơn không thân nhân, không có gì ăn chỉ lượm những miếng bánh vụn trên bàn người giàu rơi xuống. Nhưng khi 2 người chết, người nghèo là La-xa-rơ được đem vào lòng của Áp-ra-ham là nơi được an ủi, nơi đó tượng trưng cho thiên đàng. Còn người giàu chết thì phải ở nơi địa ngục, chịu khổ hình ở trong hồ lửa đau đớn qúa đỗi, ông kêu xin cho một giọt nước để làm mát lưỡi mà cũng không được. Nơi đó được Chúa Jesus mô tả là nơi “khóc lóc và nghiến răng” Nỗi đau đớn đó kéo dài đến đời đời. Tại nơi hình khổ đó, người nhà giàu này không cầu xin được một ân huệ nào. Ông phải chấp nhận vì khi còn sống ông sống trong sự ích kỷ, vô tín, khước từ lòng tin vào Chúa của mình ông phải chấp nhận bản án. Dù ông phải chấp nhận ở nơi khổ hình. Nhưng tại đó, ông nhớ đến năm anh em của ông còn sống trên trần gian, ông không muốn họ sẽ vào chốn hình khổ này như ông. Cho nên, ông cầu xin cho La Xa Rơ sống lại để đến nói với những anh em tôi biết rõ sự thật tôi đang chịu nơi hình khổ này, để họ tin Chúa Jesus. Nhưng Áp Ra Ham nói rằng: “Họ đã có có đấng tiên tri, có thầy dạy luật. Họ phải nghe các đấng ấy”. Ngày nay Chúa dùng Hội thánh còn tồn tại trên trần gian này là để rao giảng Tin Lành cho người đang hư mất. Ngay cả người ở địa ngục vẫn ngày đêm hy vọng một ai đó đến nói với người thân của mình về Chúa Jesus để họ được cứu ra khỏi lửa địa ngục này. Chúa Jesus đã thấy những hình ảnh khốn cùng đó, cho nên Ngài có lòng thương xót, Ngài đã khóc cho thành Giê-ru-sa-lem vô tín, Ngài đi từ nơi này đến nơi khác để giảng về nước Đức Chúa Trời. Ngày nay, chúng ta phải nhìn thấy được khải tượng khủng khiếp đó và nó sẽ cứ ám ảnh trong tâm trí chúng ta đến nỗi chúng ta không thể yên nghỉ được. Hình ảnh hình khổ, khốn cùng của người thân mình, bạn hữu, dân tộc mình chưa tin Chúa, làm cho linh hồn chúng ta đau đớn xót xa, đến nỗi chúng ta phải khóc lóc kêu cầu xin Chúa hành động vì hàng triệu, hàng tỉ người đã, đang và sẽ đến đó đời đời. Chúng ta được thoát ra khỏi địa ngục khủng khiếp đó rồi nên chúng ta yên long được ư? Trong khi còn bao nhiêu người đang bị ĐÙA đến chốn hình khổ. Nhiều khi không nhìn thấy thực tế đó nên :
- Chúng ta vẫn sống vô tình, sống thản nhiên, sống hưởng thụ, ai chết mặc ai.
- Chúng ta vẫn sống một đời sống tội lỗi tranh đua hơn thiệt và mong ước nhiều tiền hơn và tranh chấp giống như người thế gian. Thậm chí có người gây vấp phạm cho người khác mất đức tin.
- Có người tin Chúa bao nhiêu năm rồi nhưng không hề cầu nguyện than khóc, hoặc nói về Chúa cho những người bạn, người thân của mình.
Tại sao? Tại sao chúng ta vẫn sống mà trong lòng không chút xót thương? Vì chúng ta chưa nhìn thấy sự khốn cùng nơi khổ hình của những linh hồn tội nhân.
Châm ngôn 24:11,12 chép: “Hãy giải cứu kẻ bị đùa đến sự chết. Chớ chối rỗi cho người đang đi đến chốn hình khổ. Nếu con nói: Chúng tôi chẳng biết gì đến; Thì Đấng cân nhắc lòng người ta, há chẳng xem xét điều ấy sao? Đấng gìn giữ linh hồn con, há không biết đến ư?..”. Rõ ràng, những người được cứu vẩn sống thái độ vô tư, không hành động để cứu nhiều tội nhân ra khỏi chốn hình khổ, thì hành động đó không phải nhỏ đối với Đức ChúaTrời.
Khi nhìn thấy một người chưa tin Chúa qua đời mà họ chưa được nghe về Tin Lành chúng ta có đau đớn không? Chúng ta có nhận thấy họ không còn có cơ hội để được cứu, và họ sẽ ở nơi chốn hình khổ đời đời không? Một số người vẫn vô tư , an nhiên trước những người thân của mình chưa được cứu, thậm chí cả con cái của mình. Thậm chí doing vợ gả chồng cho người ngoại khi thấy họ giàu sang trên đời này. Nếu không cảm nhận được sự đau đớn, khốn cùng của những tội nhân ở nơi hồ lửa thì làm sao chúng ta nói về những điều kinh khiếp sẽ trừng phạt kẻ có tội? Làm sao chúng ta có thể quan tâm đến những người chưa được cứu? Đó là chúng ta chỉ nói về địa ngục trên lý thuyết và đùa giỡn với lửa địa ngục mà thôi! Không một người nào khi nhìn thấy người mù đang đi dần xuống hố sâu mà làm ngơ, hay đứng đó nhìn để cười. Nếu như vậy chắc chắn người đó không còn lương tâm nữa. Nhưng tuyệt nhiên họ sẽ chạy nhanh lại để nắm tay người mù đắt ra khỏi hố sâu đó.
David Brainerd đã nhìn thấy sự thực đau đớn về tình trạng tội ác của dân da đỏ. Đọc trong cuốn nhật ký của ông chúng ta sẽ thấy ông đã tận hiến tất cả sức lực để kiêng ăn cầu nguyện không kể ngày đêm cho những linh hồn hư mất. Ông nói: "Quả thật, tôi không lo mình sống ở đâu, sống cách nào, hoặc phải chịu khó nhọc chừng nào, miễn là tôi dắt đem được nhiều linh hồn đến cùng Đấng Christ". Ông chấp nhận chịu lạnh cóng để được thổn thức cầu nguyện .Cho đến cuối đời dù chỉ mới ba mươi tuổi nhưng ông đã được nhìn thấy kết quả thật mĩ mãn. Hàng ngàn người dân da đỏ đến với Chúa. Động lực khiến ông có thể sống như vậy là vì ông đã nhìn thấy khải tượng về hồ lửa. Tai thuộc linh ông nghe tiếng rên siết, kêu la trong lửa địa ngục khiến ông không thể yên nghỉ được. (Ma thi ơ 25:30).
Thật vậy, nếu tâm trí chúng ta bị ám ảnh khải tượng về nổi đau đớn, rên siết của những linh hồn tội nhân đang ở địa ngục, thì chắc chúng ta đau đớn, thương xót đến nổi phải khóc lóc kêu xin Chúa như tiên tri Giê-rê-mi đã thấy sự diệt vong của con giá Giê-ru-sa-lem. Ông ta khóc ngày và đêm. (Ca thương 3).
2) Nhìn thấy chiên không có người chăn
Chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh một con chiên lạc bầy giữa núi rừng lạnh cóng, cô đơn, đói khát và có nghuy cơ làm mồi cho thú dữ, đó chẳng phải là khải tượng để chúng ta hành động sao?
Dân tộc Do Thái họ vẫn có tôn giáo, họ vẫn hãnh diện là dân được lựa chọn. Họ cũng có vật chất, tiền bạc đủ để hưởng thụ. Nhưng trong cái nhìn của Chúa Jêsus, họ như chiên không có người chăn. Thật khốn khổ !“Khi ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót,vì họ cùng khốn ,tản lạc như chiên không có người chăn.”(Ma thi ơ 9:36). Chính vì vậy Chúa không yên nghỉ được. Ngài luôn đi kiếm từng con chiên dắt về chuồng.
Mọi người trên trần gian này là con chiên của Chúa. Những người chưa tin Chúa là những con chiên lạc. Chúng ta được ở trong ràng của Ngài, hưởng thụ sự chăn dắt của Chúa. Nhưng hãy nhìn ra để thấy còn quá nhiều chiên lạc đang bơ vơ, đau khổ. Đức Chúa Trời đã dùng tiên tri Ê-xê-chi-ên than lên "Những chiên ta đi lạc trên mọi núi và mọi đồi cao. Những chiên ta tan tác trên cả mặt đất, chẳng có ai kiếm, chẳng có ai tìm” (Ê-xê-chi-ên 34:6).
Chúa Jesus có kể một câu chuyện : Trong đàn chiên có một trăm con chiên nhưng chỉ mất một con, tức là 1% mà người chăn vẫn phải đi tìm con ấy cho kỳ được (Lu ca 15:4). Người chăn đó đang tưởng tượng rằng con chiên đáng thương đó đang rơi vào bầy thú dữ đang cấu xé chăng. Người đó không thể yên nghĩ được, sẵn sàng ra đi trong đêm tối, quyết định tìm cho kỳ được, không tìm được không về. Nhờ sự kiên trì, chịu khổ đó, người chăn đã tìm được con chiên bị lạc mất. Vui quá! Ông trở về mới bầu bạn đến mở tiệc ăn mừng. Và Chúa Jesus phán rằng thiên sứ trên trời cũng vui mừng lắm khi một kẻ có tội biết ăn năn. Trong khi đó ngày nay khi nhìn vào dân số Việt Nam, năm 2007 trên 84 triệu người thì chỉ có trên hai triệu người tin Chúa. Chúng ta thử tính xem còn bao nhiêu người hư mất? Nói như vậy thì dân số Việt Nam còn hơn 97% con chiên lạc. Điều này há làm chúng ta yên nghỉ được sao? Chỉ có 1% con chiên bị mất mà tấm lòng người chăn mất ngủ và phải đi tìm cho kỳ được. Thế thì tại sao ngày nay chúng ta vẫn sống một cách bình thản, vô tâm khi hơn 97% người đi lạc?! Chúng ta đã ở trong chuồng chiên của Chúa, hưởng thụ sự đầy đủ trong sự chăn dắt của Chúa, như chúng ta vẫn thường hát thi thiên 23 mà vua Đa Vít đã ca ngợi. Chúng ta hưởng thụ tình yêu của Đấng Christ, nhưng còn bao nhiêu chiên lạc cần chúng ta đưa về chuồng. Cần chúng ta chỉ đường để vào chuồng chiên của Chúa, chúng ta đã biết: chỉ có một con đường cứu rỗi duy nhất là Chúa Jêsus. Chúa Jesus phán:“Ta là cái cửa, nếu ai bởi ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi; họ sẽ vào ra và gặp đồng cỏ” (Giăng 10:9) . Chúng ta chỉ cần quan tâm, giới thiệu về Chúa Jêsus để mọi người được vào chuồng chiên của Chúa thì sung sướng biết mấy. Chúa Jesus đã đến thế gian cách đây hơn 2000 năm để đi tìm những con chiên lạc và Ngài phán rằng: “ Ta là người chăn hiền lành, người chăn vì chiên mình phó sự sống mình” (Giăng 10:11). Và ngày nay, Chúa cần chúng ta đi tìm những con chiên lạc chung quanh ta dắt đem chúng về chuồng. Nếu không nhìn thấy những con chiên đang đi lạc thì làm sao chúng ta tìm chiên lạc được?
3) Thấy đồng lúa đã chín vàng. (Ma-thi-ơ 9: 37,38)
Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: “Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gắt đến trong mùa của mình”
Người nông dân khi làm ruộng, lúc lúa chín vàng thì chúng ta mới lo gặt lúa cho vào bồ. Nếu gặt không kịp thời vụ, lúa bị rơi rụng, chim, chuột sẽ ăn mất. Cho nên trong mùa gặt, mọi người đều phải tập trung, dồn hết sức để gặt cho xong. Với hình ảnh này ta thấy gặt lúa là việc cấp bách cần phải làm ngay. Cũng vậy khi đồng lúa thuộc linh đã chín vàng sẵn cho mùa gặt thì chúng ta cũng không thể chần chờ, hẹn lần hẹn lữa.Đây là vịêc cấp thời.
Chúa Jêsus gặp một người đàn bà Sa-ma-ri tại bên giếng Si-kha trong lúc Ngài đang đói và khát nước, nhưng Ngài không bỏ lỡ cơ hội làm chứng cho người đàn bà ấy. Trong lúc 12 giờ trưa, Ngài đến để xin nước của người đàn bà nầy, dù nhu cầu thể xác của Ngài là cần thiết, nhưng Chúa thấy nhu cầu tâm linh của người đàn bà nầy cần được nước sự sống, cần được cứu hơn. Cho nên thay vì xin nước, Chúa Jesus giới thiệu nước hằng sống cho người đàn bà khốn khổ trong tội lỗi này. Ngài phán:“Phàm ai uống nước này vẫn còn khát mãi, nhưng uống nước ta cho sẽ thành một mạch nước văng ra cho đến sự sống đời đời”. Cuối cùng bà tin Ngài là Đấng Mêsia. Bà vui mừng quá đến nỗi quên mục đích múc nước của mình. Bà đã bỏ cái vò bên giếng chạy vào thành Sa-ma-ri giới thiệu với mọi người về Chúa Jesus, và mọi người trong thành Sa ma ri chạy ra xem và đã đến cùng Chúa Jesus. Trong khi đó, các môn đồ vì bụng đói đã đi vào chợ mua đồ ăn, trở về các môn đồ mời Chúa Jêsus cùng ăn nhưng Ngài không màng đến. Ngài phán rằng: “đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng đã sai ta đến và làm trọn công việc của Ngài. Các người há chẳng nói rằng còn 4 tháng nữa tời mùa gặt sao? Song ta nón cùng các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng đã vàng sẵn cho mùa gặt”( Giăng 4:34-36). Trong suy nghĩ của các môn đồ thì còn bốn tháng nữa mới tới mùa gặt, nhưng Chúa bảo họ phải nhướng mắt lên để họ thấy rằng : Mùa gặt đã chín vàng. Tại sao các môn đồ lại không thấy được điều đó? Bởi vì: Mắt thuộc linh của họ không mở ra. Trước mắt họ bây giờ chỉ nghĩ đến thức ăn, đồ uống. Vì bụng đang đói nên họ chỉ nghĩ đến nhu cầu vật chất đời nầy mà không thấy nhu cầu thuộc linh là cần thiết chăng? Và phải chăng đó cũng là cái nhìn của chúng ta? Việc rao giảng Tin lành chưa cần thiết, bây giờ là giải quyết vấn đề vật chất, nhu cầu thể xác còn quá nhiều. Chúng ta bận rộn với nhiều việc trần gian. Con mắt của chúng ta đang nhìn xuống, nhìn vào những cái tầm thường của trần gian mà không thấy cái vĩnh cửu của linh hồn. Chúng ta đang chạy đua với cuộc sống vật chất, nhưng Chúa bảo chúng ta HÃY NHƯỚNG MẮT LÊN. Cặp mắt thuộc linh của chúng ta phải mở ra mới có thể nhìn thấy khải tượng. Có thể lắm bây giờ chúng ta đang ngủ trên vật chất xa hoa, chạy theo với bao nhiêu nhu cầu thể xác cần được đáp ứng. Và điều đó khiến chúng ta phải ngủ trong mùa gặt. “ Ai thu trử trong mùa hè là con trai khôn ngoan. Song kẻ ngủ trong mùa gặt là con trai gây cho sỉ nhục.” (Châm ngôn 10:5). Thời điểm nào được gọi là mùa gặt thuộc linh? Đức Thánh Linh được ban xuống trong ngày lễ ngũ tuần tức là lễ mùa gặt của dân Do Thái. Ngài cũng muốn nói với môn đồ rằng: từ ngày Đức Thánh Linh được ban xuống thế gian, Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công bình để dẫn mọi tội nhân xưng nhận Chúa Jesus là Chúa. Mùa gặt đã đến, lúa đang chín vàng sẵn cho mùa gặt, nhưng con gặt thì ít. “Hãy Cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa của mình” Chủ con gặt là ai? Đó chính là Đức Thánh Linh được ban xuống ở trong môn đồ để thúc dục, sai phái, ban quyền năng cho các môn đồ để làm chứng về Chúa Jesus. Khi chúng ta đã có Đức Thánh Linh trong lòng rồi nhưng tại sao chúng ta không ra đi làm chứng nhân. Phải chăng chúng ta đã ngủ trong mùa gặt?, tức là ngủ trên sự đam mê vật chất, chính sự đam mê đó đã làm cho nhiều người phải hư mất, thay vì làm sáng danh Chúa, cuộc sống họ đã làm sĩ nhục danh Chúa.
Hãy cầu nguyện xin Chúa mở mắt cho chúng ta nhìn thấy khải tượng, nhìn thấy sự đau đớn của bao nhiêu anh em trong hồ lửa. Khi chúng ta nhìn thấy nhiều con chiên lạc, nhìn thấy đồng lúa chín vàng đã sẵn cho mùa gặt thì chính điều đó khiến cho chúng ta quyết chiến đấu nhiều hơn trong sự cầu nguyện. Hy sinh nhiều hơn trong chiến trường thuộc linh để giải cứu kẻ bị đùa đến chốn hình khổ. Chúng ta ra đi trong khải tượng thì chúng ta mới có thể vừa đi vừa khóc đem giống ra gieo, chắc sẽ gặt hái kết quả vui mừng. (Thi thiên 128:5,6).A-MEN
IV - CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG
“Ta ban cho các ngươi một điều rắn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận bgie6t1 các ngươi là moan đồ ta” (Giăng 13:34-35)
Là cơ đốc nhân một khi đã kinh nghiệm được sự cứu rỗi lớn lao mà Chúa ban cho, thì chính điều đó khiến cho chúng ta phải cảm động trước tình yêu của Chúa, muốn sống cho Chúa. Nài xin Chúa xữ dụng cuộc đời của mình. Đức Thánh Linh đã mở mắt thuộc linh để chúng ta cần phải nhìn thấy khải tượng giống như Chúa Jesus đã thấy, chính vì vậy chúng ta mới ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT. Lúc bay giờ tình yêu thương của Đức Chúa Trời sẽ nảy sinh trong lòng chúng ta. Một tình yêu giống như Chúa Jesus. Đời sống đó sẽ được chính Đức Thánh Linh kiểm soát và cai trị. Trái đầu tiên của Đức Thánh Linh đó là TÌNH YÊU THƯƠNG.
Trong bản năng con người của chúng ta có nhiều loại tình yêu như : tình yêu đối với cha mẹ, tình vợ chồng, tình phụ tử, tình mẫu tử, tình huynh đệ, tình bằng hữu, tình quê hương v.v... Và khi nhìn thấy người đang sống trong sự nghèo đói, chúng ta biết xúc động. Thấy cảnh chiến tranh tương tàn lòng chúng ta cảm thấy đau đớn và khi ấy chúng ta liền có những hành động thiết thực để cứu vãn tình trạng ấy. Thậm chí có người sẳn sàng chịu hy sinh để cho con người được hạnh phúc. Nhưng tất cả tình yêu đó chỉ có giới hạn ở trần gian mà thôi. Còn tình yêu mà Chúa muốn đặt trong chúng ta là tình yêu thiên thượng - một tình yêu đời đời, tình yêu của chính Chúa Jêsus đã yêu chúng ta, là tình yêu AGAPE, tình yêu mặc dầu tôi là người xấu xa như thế nào Ngài vẫn yêu tôi, tình yêu không vụ lợi.
Đức Chúa Trời phán: “phải, Ta lấy tình yêu đời đời mà yêu ngươi”(Giê-rê-mi 31:3). Chúng ta là gì mà Đức Chúa Trời lại yêu chúng ta? Ngài yêu chúng ta bằng tình yêu đời đời. . có điều gì tồn tại đời đời trong con người mà Đức Chúa Trời lại yêu? ĐÓ CHÍNH LÀ LINH HỒN. Nếu trong con người không có linh hồn đời đời thì có lẽ Đức Chúa Trời hủy diệt con người và làm lại một con người khác. Nhưng điều đau đớn cho Ngài là linh hồn con người không chết, vì nó mang bản thể đời đời của Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra nó, linh hồn đó phải ở trong hồ lửa đời đời. Chính vì vậy mà Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Nếu hỏi rằng: “tại sao Đức Chúa Trời lại yêu thương tôi đến nổi đã ban Chúa Jesus hy sinh cách đau đớn trên thập tự giá?” Một câu trả lời chắc chắn ai cũng biết. Đó là : Ngài quá yêu LINH HỒN tội nhân; vì linh hồn có một giá trị đời đời.
1) Thẩm định giá trị của linh hồn
Chúa Jêsus thẩm định giá trị của linh hồn thật cao quí. Một linh hồn hơn cả thế gian. Chúa phán :"Người nào nếu được cả thế gian mà mất linh hồn mình thì có ích gì ? Hay là người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư ?" (Mác 8:36,37). Dù con người có cả quyền lực trong tay, có tất cả vinh hiển, giàu sang của thế gian, nhưng tất cả những điều đó, không có giá trị để đổi lại moat linh hồn trong địa ngục. Vì lý do đo, Đức Chúa Trời mới tìm cách cứu chuộc linh hồn con người ra khỏi sự đoán phạt. Chúa Jesus bằng lòng từ bỏ ngôi cao sang thiên đàng vinh hiển, từ bỏ tất cả, ngay chính mạng sống mình để chấp nhận chịu hy sinh, đau khổ để trả một giá cứu những linh hồn đang hư mất. Kinh Thánh chép: "Con người đã đến,không phải để người ta hầu việc mình song để mình hầu việc người ta và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người" (Ma- thi-ơ 20:28).
Đôi lúc chúng ta không thấy rõ giá trị linh hồn của chính mình mà chính Chúa Jesus đã đỗ huyết chuộc chúng ta, cho nên chúng ta dễ dàng đánh đổi linh hồn vì những ham muốn tầm thường, tội lỗi của thế gian, như Ê-sau đã sẵn sàng đổi quyền trưởng nam chỉ vì một tô canh đậu. Cuối cùng phải chuốc lấy sự rủa sả . “Hãy coi chừng trong anh em chớ có ai gian dâm, cũng đừng có ai khinh lờn như Ê-sau chỉ vì một miếng ăn mà bán quyền con trưởng.”(Hê-bơ- rơ 12:16).
Khi linh hồn chúng ta được cứu ra khỏi sự chết và đến sự sống đời đời thì chúng ta phải có tình yêu thương đối với người đđang khác. Làm sao chúng ta có được tình yêu giống như tình yêu của Chúa Jesus? Một bí quyết duy nhất là chúng ta cần thấy giá trị của linh hồn của người khác cao quý là dường nào, một khi nhận biết rằng linh hồn của anh em mình đang bị đoán phạt chịu hình khổ đời đời trong địa ngục. Tình yêu thương trong chúng ta đó khiến chúng ta không thể chịu nổi, phải sẵn sàng hy sinh tất cả điều gì mà mình có thể làm được để cứu họ. Chúa trên thiên đàng sẽ rất vui mừng khi một kẻ có tội ăn năn. “Ta nói với các ngươi ở trên trời cũng vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tôi ăn năn hơn là chin mươi chin kẻ công bình không cần phải ăn năn.” (Lu ca 15:7).
Nếu không thấy được giá trị của linh hồn trường cửu, chúng ta sẽ dễ dàng giết chết linh hồn của người khác chỉ vì lối sống ích kỷ của mình. Vì một số lợi nhuận nhỏ nhen của vật chất mà sẵn sàng tranh chấp, thậm chí ăn thua đủ với người ngoại. Đó là lối sống mà Đức Chúa Trời kể là gian ác trước mặt Ngài. Chỉ khi nào chúng ta nhìn thấy giá trị của linh hồn người khác, khi họ đang ở nơi hồ lửa, chúng ta mới có thể yêu thương ho giống như Chúa Jesus yêu thương tôi, và chỉ có tình yêu đối với những linh hồn đời đời chúng ta mới dể dàng hy sinh tất cả những gì mình có để đưa một linh hồn nhận được sự cứu rỗi.
Tôi xin kể một câu chuyện: Một ngày kia tôi đi thăm một chấp sự . Bỗng nhiên nghe anh ta bực tức báo rằng: “Thưa mục sư, tôi sẽ bỏ vợ. Tôi cảm thấy nhục nhã”. Tôi hỏi vì sao? Anh ta nói: “Chiếc dép của vợ tôi bị đứt, tôi đã đưa tiền mua nhưng nó không mua, cứ qua nhà hàng xóm mượn dép để đi chợ, vợ tôi đã làm cho tôi sỉ nhục”. Tôi dùng hết lời để khuyên nhưng anh không nghe, cứ khư khư một mực đòi bỏ vợ. Anh ta nói: “Mục sư xem có tức không? Tôi muốn làm chứng cho vợ chồng anh Tươi tin Chúa, đã đem vào nhà cho ở tạm mà vợ tôi làm như vậy tôi hổ thẹn quá.” Tại đây Chúa Thánh Linh bảo tôi nói với anh rằng: “Anh đã bị mắc mưu sa tan rồi. Anh muốn cứu linh hồn anh chị Tươi nhưng tự ái chỉ vì chiếc dép đứt mà đòi bỏ vợ thì anh không những giết chết linh hồn vợ chồng anh Tươi mà còn giết cả linh hồn vợ con và chính anh nữa.” Nghe đến đây, lòng anh tỉnh thức, ăn năn. Anh khóc rồi xin lỗi vợ. Anh cầu nguyện ăn năn về những hành động nóng giận. Cảm tạ Chúa, sự việc được giải quyết một cách dễ dàng. Chúa nhật tuần đến anh đã đưa được vợ chồng anh Tươi lên nhà thờ tin Chúa. Halelugia!
Ngày nay có bao nhiêu Cơ Đốc nhân vẫn xem năm ngàn, mười ngàn đồng bạc là quí hơn cả linh hồn người khác. Họ vì những điều đó mà trở nên cay đắng, tức giận, thậm chí rủa sả anh em, khiến cho thân hữu có ấn tượng xấu đối với Tin Lành. Thậm chí đã gay vấp phạm cho anh em bỏ Chúa. Phải nói rằng, chính chúng ta đã ghiếc linh hồn người khác, làm cho lòng họ cứng cỏi đối với Tin lành.
Nếu chúng ta thấy giá trị linh hồn là cao quí và nhất là lòng chúng ta thật sự vui mừng vì một linh hồn ăn năn, thì chắc chúng ta sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả điều gì chúng ta có thể làm được để cứu họ phải không ? Nếu không có cái nhìn đó, tình yêu trong chúng ta chỉ là tình yêu như những người Pharisi, mang tính tôn giáo, tình yêu bị hạn chế trong những quy luật của loài người. Chỉ dâng 1/10. Tôi tốt, tôi không xâm phạm của ai, nhưng tôi cũng chắng cho ai, như những người Lê Vi và thầy thông giáo mà Chúa jesus đã kể trong can chuyện “người Sa-ma-ri nhân lành”. chúng ta dễ dàng sống thiếu yêu thương và những hành động ích kỷ của chúng ta sẽ vô tình giết chết bao nhiêu linh hồn mà mình không biết.
2. Tình yêu thương là nguyên tắc để áp dụng rao giảng Tin Lành cho mọi người.
Chúa dạy tôi học được bài học trong Giăng 3:16: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời". Và đối chiếu qua câu Kinh Thánh trong IGiăng 3:16: "Bởi đó chúng ta đã nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta BỎ SỰ SỐNG, chúng ta cũng nên BỎ SỰ SỐNG vì anh em mình vậy".
Giăng 3:16 là Đức Chúa Trời đã thực hiện tình yêu thương của Ngài để làm trọn công tác chuộc tội bằng chính sự hy sinh của Chúa Jêsus (ngôi hai) trên thập tự giá. Nhưng để mọi người qua các thời đại nhận biết được tình yêu thương đó thì chính chúng ta phải trở thành môn đồ của Chúa, phải thể hiện TÌNH YÊU THƯƠNG của Chúa cho mọi người được thấy: (IGiăng 3:16) . Đó là phương cách duy nhất mà Đức Chúa Trời muốn dùng để áp dụng chương trình cứu rỗi cho mọi người. Thật kỳ diệu, không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng hợp giữa hai câu Kinh Thánh của sứ đồ Giăng đã viết, đều là đoạn 3 câu 16. điều đó Đức Thánh Linh cho chúng ta thấy mối tương quan của tình yêu thương của Đức Chúa Trời qua đời sống Cơ Đốc Nhân. có ý nghĩa vô cùng lớn lao :
- Thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời( Giăng 3:16)
- Áp dụng tình yêu của Đức Chúa Trời( I Giăng 3:16)
Chúa muốn những người nhận được tình yêu của Đấng Christ cũng phải bày tỏ tình yêu đó cho người khác. Qua 2 câu kinh thánh chúng ta nhận biết được một định luật :
CHÚA TÔI TÔI ANH EM
Chúa yêu linh hồn tôi sẵn sàng bỏ sự sống để cứu tôi - Tôi yêu linh hồn anh em sẵn sàng bỏ sự sống mình vì anh em.
- Giăng 3:16 là trung tâm tình yêu của Đức Chúa Trời.
- Nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời được cảm hóa qua những Cơ Đốc Nhân. Thế gian sẽ biết Đức Chúa Trời yêu thương như thể nào khi họ nhìn thấy tình yêu trong Cơ Đốc Nhân. I Giăng 3:16.
Câu kinh thánh Giăng 3:16 này mọi tín hữu đều thuộc lòng, nhưng I Giăng 3:16 thì không ai thuộc và ít ai quan tâm đến. Vì sao? Vì ai cũng muốn nhận tình yêu của Đức Chúa Trời nhưng không muốn ban cho! Hội Thánh đầu tiên đã thể hiện được tình yêu thong đó. “Chẳng ai kể của mình là của riêng, nhưng kể mọi vật là của chung cho nhau... Rồi tùy theo sự cần dùng của từng người mà phát cho” (Công vụ 4:32-35). Đó là lý do thu hút hàng ngàn người tiếp nhận Tin Lành. TÌNH YÊU THƯƠNG có sức mạnh chinh phục kỳ diệu, dù là kẻ thù đối với Tin Lành cũng sẽ được cảm hóa.
Phao lô khi gặp được Chúa ông tuyên bố : "Tôi không kể sự sống mình là quí. Tôi coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết. Ngài là Chúa tôi và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó.Thật tôi xem điều đó như rơm rác , hầu cho đựơc đấng Christ" (Philíp 3:8). Ông sẵn sàng hy sinh tất cả, miễn là làm thế nào để đưa được nhiều người đến sự cứu rỗi là vui mừng hơn hết . “Hãy như tôi gắng sức để đẹp lòng mọi người trong mọi việc, chẳng tìm lợi ích riêng cho mình, nhưng cho phần nhiều người để họ được cứu.”(ICô-rinh-tô 10:33). Phao lô đã hy sinh điều gì ? Ông nói : "Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ LÌA KHỎI ĐẤNG CHRIST vì anh em bà con tôi theo phần xác." (Rôma 9:,2,3). Lẽ tất nhiên, đối với Phao lô, Đấng Christ là quý nhất. Ông sẵn sàng từ bỏ thế gian, mọi sự lời của thế gian như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ (Phi lip 3:8). Nhưng khi ông mơ ước cho đồng bào ông được cứu và nếu đòi hỏi hy sinh từ bỏ chính Đấng Christ để đồng bào ông được cứu ông sẵn sàng. Đó là một sự đổi chác quá đắt nhưng ông cũng sẵn sàng làm nếu để được cho linh hồn bà con ông được cứu (Icô-rinh-tô 9:22;10:33). Điều đó chứng tỏ tình yêu của ông đối với linh hồn hư mất thật lớn lao phải không? Giống như Chúa Jêsus, vì linh hồn tội nhân cần được cứu mà Ngài từ bỏ địa vị bình đẳng với Đức Chúa Trời trở thành một tội nhân, chịu chết trên cây thập tự như một kẻ phạm pháp đáng nguyền rủa. Nhưng tại Gô gô tha đó Ngài đã ban Tin Lành cứu rỗi đến cho thế gian tội ác này .
Tôi có gặp một người phụ nữ mới tin Chúa, không biết chữ nhưng khi làm chứng cho thân hữu, chị ta vừa nói vừa khóc ròng. Những giọt nước mắt đã làm mềm lòng một người cứng cỏi mà trước đây khi tôi làm chứng anh ta chỉ tranh luận, khước từ. Vậy mà khi đối diện với chị, anh ta đã bằng lòng tin nhận Chúa.
Khi Chúa Jêsus nhìn thành Giê-ru-sa-lem, Ngài đã khóc cho thành. “Khi Đức Chúa Jêsus gần đến thành, thấy thì khóc vì thành.” (Luca 19:41).
Chúng ta có bao giờ khóc cho hàng triệu người đang hư mất không? Điều này khó quá!Làm sao có thể khóc được khi chúng ta không nhìn thấy sự đau đớn khủng khiếp cho linh hồn của họ? Làm sao chúng ta có thể hy sinh cho anh em giống như Chúa Jêsus hy sinh ? Không dễ gì chúng ta có được tình yêu thương giống như Chúa đã yêu chúng ta đúng không? Nhưng Chúa Jêsus phán với các môn đồ : "Sự chi người ta không làm được thì Đức Chúa Trời làm được" (Lu ca 18:27). Nhưng điều đó đã được thực hiện khi Đức Thánh Linh đầy dẫy trên hội thánh đầu tiên của Ngài. Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy trên Cơ Đốc nhân họ sẽ thấy khải tượng, họ phải yêu thương, hy sinh vì mong cứu linh hồn những người khác.
Động lực để chúng ta rao giảng Tin Lành là gì ?
- Có phải vì mạng lệnh của Chúa chăng ? Đành rằng sự rao giảng Tin Lành là một mạng lệnh.
- Có phải vì sợ Chúa đòi nợ máu trong tay chúng ta không? Đành rằng cuối cùng Chúa sẽ hỏi chúng ta về linh hồn những người thân của mình . “Khi ta nói với kẻ dữ rằng : Mầy chắc sẽ chết!Nếu người không răn bảo nó, không nói với nó đặng khuyên bảo nó, từ bỏ mạng sống để cứu mạng mình, thì người dữ đó sẽ chết trong tội lỗi nó; Nhưng ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi.Trái lại nêu ngươi răn bảo kẻ dữ, mà nó không từ bỏ sự dử cùng đường xấu mình, thì nó sẽ chết trong tội lỗi nó; Còn ngươi thì giải cứu được linh hồn mình.” (Ê-xê-chi-ên 3:18,19).
- Có phải vì tiền hay vì trách nhiệm với giáo hội hay với ân nhân giúp đỡ ? KHÔNG
Động lực duy nhất là TÌNH YÊU THƯƠNG. Còn tất cả những động lực khác đều là mục đích vị kỷ, mục đích có lợi riêng cho mình. Không có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời. Dù chúng ta có hy sinh nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chẳng có giá trị gì hết. (I Cô-rinh-tô 13:1-3).
Từ khi tôi gặp Chúa, nhận được sự tha thứ, sự cứu rỗi của Chúa, tôi cảm động vô cùng trước tình yêu lớn lao này.Tôi đã xin Chúa thay đổi tấm lòng ích kỷ của tôi. Tôi được Chúa mở mắt thấy những linh hồn đang hư mất đau đớn. Tôi khóc rất nhiều, dường như trái tim tôi luôn thắt lại đau đớn khi nhìn còn quá nhiều người chưa được cứu. Tôi đã tình nguyện đi ra, vừa đi vừa khóc làm chứng về Chúa một cách có kết quả. Một ngày kia, có người đến với tôi nói: Tôi nghe nói anh hầu việc Chúa rất có kết quả nên tôi muốn hỗ trợ tài chánh cho anh và những anh em đang hầu việc Chúa khác nữa. Thực sự tôi rất tạ ơn Chúa vì sự ban cho của Ngài. Nhưng khi nhận tiền hỗ trợ, hằng tháng tôi phải có trách nhiệm báo cáo với ân nhân. Lúc bấy giờ tôi cảm nhận dường như có một động lực khác đã thay thế, thúc dục tôi hầu việc Chúa. Khi làm chứng có người tin Chúa, tôi vui vì có để báo cáo, tháng nào không có người tin Chúa thì tôi lo. Rõ ràng, từ trong tâm linh tôi đã có một mục đích khác để truyền giáo và tôi đã đánh mất tình yêu ban đầu. Thật sự, nhu cầu về tài chính cũng cần thiết để chúng ta có điều kiện đi ra nhưng phải ý thức đó không phải là động lực chính. Nếu không cẩn thận, tiền, trách nhiệm, dễ thay thế tình yêu mà Chúa muốn đặt trong lòng chúng ta. Tình yêu vì những linh hồn hư mất luôn đòi hỏi chúng ta phải tận hiến.
Khi chúng ta có tình yêu thương linh hồn của người khác thì rất dễ dàng để chúng ta hy sinh. Nếu chúng ta mơ ước cho một người bên cạnh nhà tin Chúa thì chúng ta rất dễ hy sinh, dễ chịu thiệt, chúng ta rất cẩn thận từ trong lời nói đến hành động. Câu chuyện được kể trong Lu ca 18:18-27. khi người trai trẻ giàu có đến hỏi Chúa Jesus làm sao tôi có sự sống đời đời? Chúa hỏi : Ngươi đã giữ hết điều răn chưa? Người ấy thưa: “Tôi đã giữ các điều ấy từ thuở nhỏ”. Đức Chúa Jesus nghe vậy bèn phán : “Còn thiếu cho ngươi một điều : Hãy bán hết gia tài mình phân phát cho kẻ nghèo thì ngươi sẽ có của báu ở trên trời . Bấy giờ hãy đến mà theo ta”. Đây là tiêu chuẩn của nước trời, Bán hết gia tài, từ bỏ mọi sự là điều kiện đòi hỏi các môn đồ của Chúa phải thực hiện. Người trai trẻ giàu có nầy buồn rầu rút lui vì yêu của cải. Các môn đồ thấy vậy hỏi: “Vậy thì ai sẽ được cứu?” Chúa phán :“Sự gì người ta làm không được nhưng Đức Chúa Trời làm được mọi sự”. Lẽ tất nhiên, Đức Chúa Trời không hạ thấp tiêu chuẩn của nước thiên đàng. Điều đòi hỏi trên Chúa Jesus cũng muốn nói đến trách nhiệm của điều răn thứ 2 là: “Yêu kẻ lân cận NHƯ CHÍNH MÌNH”. Điều mà người trai trẻ giàu có thiếu chính là điều đòi hỏi của nước Trời. Làm sao để chúng ta có thể làm được điều Chúa đòi hỏi? Có hai vấn đề ý thức để chúng ta có thể thực hiện được những điều Chúa Jesus đòi hỏi:
1 - Khi được Đức Thánh Linh mở mắt chúng ta sẽ nhận thấy giá trị của một linh hồn quý hơn cả thế gian. Chúng ta đã được cứu. Bây giờ mục đích duy nhất mà Chúa muốn chúng ta khi còn sống trên trần gian này là phải sử dụng hết khả năng Chúa ban để dắt đưa những linh hồn tội nhân đến với Đấng Christ. Có yêu những linh hồn tội nhân xung quanh thì mới có động lực khiến chúng ta phải kiêng ăn, kêu cầu than khóc cho những linh hồn hư mất. Mục đích sống của Cơ Đốc Nhân trên đời này là cứu kẻ bị đùa đến sự chết, đến chốn hình khổ. Đến nổi vì tình yêu thương đó thúc dục chúng ta sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mà chúng ta có thể làm được để cứu linh hồn người khác. Chính động lực đó sẽ giúp chúng ta hy sinh một cách dễ dàng. Chúng ta rất sung sướng, vui mừng vì đem nhiều linh hồn về với nước thiên đàng đời đời.
Hai nhà thám hiểm người Anh, khi leo núi, đến mõm đá, một người bị trượt chân rơi xuống nhưng may thay anh bám được cạnh đá. Anh bị treo lơ lửng mà phía dưới là một thung lũng sâu . Để cứu bạn, ngừơi bạn còn lại không ngại nguy hiểm, cố gắng leo ra ngoài mõm đá, trườn xuống, nắm lấy tay bạn mình kéo lên. Khi trở về, họ thuật lại sự việc đó. Các phóng viên muốn có một tấm hình ghi lại hành động cao thượng của người bạn trẻ này. Họ hứa trả cho anh một số tiền lớn nhưng anh từ chối, không dám nhận. Anh nói :"Lúc bấy giờ, thấy trước mắt tôi là sự chết khủng khiếp. Để cứu bạn mình, tôi không còn biết sợ hãi, nguy hiểm là gì. Nhưng bây giờ tôi không đủ can đảm để hành động trở lại”.
Qua câu chuyện trên ta rút ra bài học : Nếu có tình yêu đối với linh hồn tội nhân thì chúng ta sẵn sàng hy sinh tất cả. Nếu không vì tình yêu thương thì chắc chúng ta sẽ chạy trốn vì thấy trước mắt mình là biết bao khó khăn, nguy hiểm phải không? Nếu chúng ta ý thức được : dù bất cứ giá nào người bên cạnh của chúng ta cũng phải được cứu thì chúng ta dễ nhịn nhục, tha thứ , dễ chấp nhận sự thiệt thòi về mình, và điều đó có sức thuyết phục kì diệu đối với thân hữu. Tất cả những giá trị tài sản như nhà cao, cửa rộng, ô tô, đất ruộng của chúng ta không thể nào đem vào thiên đàng được. khi Chúa gọi về thiên đàng, chúng ta trở về 2 bàn tay trắng. Nhưng chỉ có linh hồn tội nhân mà chúng ta làm chứng, dắt đưa họ tin Chúa Jesus,thì sẽ có trên thiên đàng đời đời. Đó là niềm vui lớn cho những người yêu thong linh hồn tội nhân.
2- Chúa Jesus phán: “Nếu ai trong các ngươi không từ bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.” (Luca 14:33). Như vậy điều Chúa đòi hỏi môn đồ của Chúa là từ bỏ mọi sự. Trước sự đòi hỏi của Chúa, Phi-e-rơ đã nói: “Nầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mình có mà theo thầy” . có lẽ, ý Phi-e-rơ muốn hỏi tôi sẽ được những gì?. Đức Chúa Jesus phán rằng: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chẳng moat người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bay giờ, trong đời này, trăm lần hơn về những nhà cửa, an hem, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ và sự sống đời đời trong đời sau”.(Mác 10:29,30)). Đức Chúa Trời là Đấng công bình và là Đấng Toàn Năng. Đấng đã làm những việc không có ra có, những việc có ra không. Nếu chúng ta vì cớ những linh hồn hư mất, vì cớ tình yêu của Chúa và Tin Lành mà hy sinh thì Đức Chúa Trời sẽ có quyền ban phước cho chúng ta nhiều hơn. Theo luật gieo gặt: một hột ra 30 hột, 60 hột và 100 hột. Cũng vậy, một khi chúng ta tin chắc vào quyền năng và sự công bình của Chúa sẽ báo trả cho những gì chúng ta dâng hiến, hy sinh. Chúng ta tận hiến mọi sự vì nước thiên đàng, không phải mất mà là được và còn được nhiều hơn gấp bội. Như lời hứa của Chúa sẽ được trăm lần hơn. Đó là lời hứa của Chúa. Nếu có một vị Vua anh minh ra quyết định: “Nếu ai đem nộp tất cả tài sản vì quốc gia đại sự thì sẽ nhận được 100 lần hơn theo như gía trị tài sản đã hiến. Bạn thử nghĩ người dân có dành nhau để đem nộp không? Chắc chắn là có. Vì đó chính là quyền lợi, hưởng lợi tức 100 lần. Cũng vậy, thách thức của Chúa Jesus kêu gọi là phải từ bỏ mọi sự mới được làm môn đồ của Chúa, chúng ta dám từ bỏ không?. Nếu chúng ta thực hiện chắc chắn người đó trở nên giàu có phải không? Vậy thì lúc ấy chúng ta sẽ trở nên giàu có, sẽ hưởng thụ được nhiều hơn phải không? Trong lớp học, tôi thường hỏi học viên là : “100 lần hơn có giá trị hơn điều mà chúng ta từ bỏ mọi sự trước đó không? Có người trả lời là có. Nếu ý thức như vậy, chúng ta chưa từ bỏ mọi sự gì cả. Chỉ bỏ “con tém bắt con tôm” mà thôi. Đã từ bỏ mọi sự thì dù có 100 lần hơn cũng sẽ từ bỏ mọi sự, chúng ta cũng tận hiến hết mọi sự vì nước Trời phải không? chúng ta sẽ có cơ hội hầu việc Chúa lớn hơn gấp bội lần, đem được nhiều người được cứu vào trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Halelugia. Chúng ta khao khát có nhiều hơn cũng chỉ để thể hiện tình yêu Chúa lớn hơn, nhiều hơn. Vì càng có nhiều thì càng tận hiến được nhiều. Qua đó mà danh Chúa được vinh hiển. Amen!
Có một mục sư mong ước những người xung quanh tin Chúa, ông tìm đủ mọi cách bày tỏ tình thương để có cơ hội làm chứng về Chúa cho họ. Cách đó một năm, người hàng xóm trồng một cây chuối ngay ranh đất. Cha của mục sư nói với họ: Sau này chuối con đâm vào đất tôi thì làm sao? Anh ta nói: “Thì Chú chặt ăn”. Nhưng sau một năm, vợ anh hàng xóm nói: “Hồi trước chồng tôi trồng chuối trong hàng rào một thước, bây giờ chuối lớn phải rào lại.” Điều này đã đem lại sự bực tức đối với người cha của mục sư. Nhưng Mục sư nói: “Anh chị muốn rào ngay chỗ này phải không? Rồi, tôi bằng lòng, không còn phải cãi nữa”. Và vợ chồng anh rào xâm phạm vào đất của nhà mục sư một mét. Mọi người đi qua lại họ gièm pha khi biết anh chị chiếm đất. Anh chị cảm thấy hổ thẹn, nên một ngày kia, anh chị nhổ các cọc rào đem rào ngay ranh cũ. Sau đó, anh và ba người con cầu nguyện tin Chúa. Tạ ơn Chúa, dù chịu thiệt nhưng gia đình mục sư không mất gì, lại được bốn linh hồn tin Chúa. Halelugia.
Chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều để tình yêu của Đấng Christ chiếm hữu mỗi tấm lòng chúng ta. Chính Ngài sẽ sống và làm công việc của Ngài trong đời sống chúng ta. Trước đây tôi nôn nả làm chứng về chân lý của Chúa như là để bênh vực cho đạo của mình. Tôi tranh cãi rất nhiều nhưng thật lạ, ai cũng cứng cỏi quá. Dù rằng có những lúc tôi thắng nhưng họ không phục. Trong khi đo, tôi thấy những người mới tin Chúa, có người không có trình độ văn hoá, nhưng họ có những lời chứng chinh phục rất kỳ diệu. Tôi chứng kiến và biết được trong họ có đầy tình yêu thương. Họ khóc trong khi cầu nguyện. Họ khóc trong khi làm chứng. Tôi ăn năn với Chúa. Tôi xin Chúa cho lòng con mềm trước khi muốn người khác mềm. Cảm tạ Chúa! Ngài đã thăm viếng tôi. Tôi khóc nức nở trước mặt Ngài vì bao nhiêu người đang bị đùa đến chốn hình khổ. Từ đó tôi không bao giờ thấy mệt mỏi và sẵn sàng làm chứng cộng thêm tấm lòng đau xót mà các thân hữu họ cảm nhận được. Cảm tạ Chúa! Lời nói tôi bắt đầu có giá trị và đem đến kết quả cho Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho đến khi tình yêu của Đấng Christ tràn ngập trên chúng ta. Chính tình yêu đó loại bỏ được những nhỏ nhen, ích kỷ, loại bỏ được những trở lực của đồng tiền, sự hưởng thụ, để chúng ta hy sinh cho mọi người, chắc chắn chúng ta sẽ trở nên những chứng nhân thành công. Amen!
V- TRANG BỊ VÀ KINH NGHIỆM LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
“ Nguyền xin lời Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. “
(Côlôse 3:16a)
Con người ngày nay nỗ lực để làm việc, vì miếng cơm, manh áo con người làm việc ngày và đêm. Họ luôn lo lắng : sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Và Chúa Jesus nói đây là những điều dân ngoại vẫn thường tìm. Nhưng nhu cầu để đáp ứng cho con người không chỉ là bánh ( vật chất). Bởi trong con người gồm có hai phần thể xác và phần linh hồn. Vật chất để đáp ứng cho nhu cầu về thể xác. Nhưng linh hồn thì vật chất không thể đáp ứng được.
Một tiến sĩ y khoa và là một mục sư người Hàn Quốc trong quá trình nghiên cứu sức khỏe của con người cần được đáp ứng, thì ông ta nói rằng: “thức ăn chỉ đáp ứng cho nhu cầu sức khỏe là 30% con tinh thần đáp ứng cho nhu cầu sức khỏe là 70%.” (Sự chữ trị toàn diện). Vì từ khi Đức Chúa Trời tạo nên con người, Ngài tạo thể xác bằng bụi đất nhưng Ngài đã hà hơi của Ngài vào trong con người thì con người trở nên loài sanh linh. Linh hồn ra từ hơi sống của Đức Chúa Trời cho nên chỉ có Lời Chúa là lời được hà hơi bởi Thánh Linh mới trở nên thức ăn thuộc linh đáp ứng được nhu cầu linh hồn của con người. Linh hồn không thể dùng triết lý loài người hay bất kỳ một nền văn hoá nào có thể nuôi dưỡng được. Chính vì vậy Chúa Jesus phán: “người ta sống không chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng nhờ mọi lời phán ra từ miệng Đức Chúa Trời”(Mathiơ 4:4).Lời Chúa là giao ước của Đức Chúa Trời cho con người, giao ước sự sống, sự phước lành nếu con người thực hiện theo sự chỉ dẫn của lời của Ngài.
Lời Chúa đem sức mạnh tinh thần cho con người, đem quyền năng của Đức Chúa Trời đến với con người để con người có năng lực chiến thắng mọi kẻ thù. Trang phục người lính của Chúa Jêsus được chép trong sách Ê-phê-ô 6 :14-18 . Khí giới quan trọng có tính quyết định để tiến công và tiêu diệt kẻ thù (ma quỉ) chính là GƯƠM (lời Đức chúa Trời), "Hãy cầm gươm của Đức Thánh Linh là Lời Đức Chúa Trời" (câu 17b). Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu tầm quan trọng của lời Chúa .
1) Lời Chúa giúp cho đời sống thuộc linh tăng trưởng.
"Hãy ham thích sữa thiêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn" (I Phi-e-rơ 2:2).
Sự hiểu biết Lời Chúa sẽ giúp cho Cơ Đốc nhân đâm rễ, lập nền vững chắc trong chân lý và lẽ thật. Lợi ích trước nhất cho đời sống Cơ Đốc nhân là giúp Cơ Đốc Nhân được trưởng thành. Nếu muốn lớn lên,trưởng thành đời sống đó phải được nuôi dưỡng bằng lới Chúa. Đời sống đó phải được thấm nhuần lời của Đức Chúa Trời. Lẽ tất nhiên muốn đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải có sự HAM THÍCH, phải đói khát lời Chúa thì mới có thể tiếp nhận, lĩnh hội được sự dạy dỗ thiên thượng một cách trọn vẹn, mới cảm nhận được sự phước hạnh cho chính linh hồn của mình. Khi đói bụng thì chúng ta ăn mới biết ngon, cũng vậy, chúng ta phải khao khát lời Chúa thì mới tiếp nhận được gia trị di dưỡng thuộc linh để thỏa mãn tâm linh. Đa-vít bày tỏ long khao khát của mình với lời Chúa: "Sự giải bày Lời Chúa soi sáng cho.Ban sự thông hiểu cho người thật thà...Tôi mở miệng ra thở, vì rất mong ước. Luật pháp, điều răn của Chúa" (Thi thiên 119:130,131)
- Tiếp nhận lời Chúa can phải có tai thuộc linh để nghe lời của Đức Thánh Linh phán với mình.
Chúa Jesus dạy về nước thiên đàng, và sau những lời giảng dạy Ngài phán: “ai có tai mà nghe, hãy nghe”(Mác 4:9,23). Và sau những bức thư Chúa gởi cho 7 hội thánh vùng tiểu á, Chúa đã phán: “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các hội thánh” (Khải-huyền 2:7,11,17,29; 3:6,13,22).
Không phải học lời Chúa để thỏa mãn lý trí, để thỏa mãn sự kiêu căng hiểu biết, nhưng khao khát học lời Chúa để nuôi sống linh hồn mình. Xin Chúa Thánh Linh dạy chính mình bằng chính lời của Chúa. Như vậy lời Chúa mới có thể đến với lòng của chúng ta. Học lời Chúa không phải bằng văn tự, bằng lý trí, nhưng khi học lời Chúa tức là nghe chính Chúa phán trực tiếp với tâm linh của mình. Trong nguyên ngữ Hy Lạp có hai từ diễn tả Lời :
LOGOS : lời (của văn tự).
REMA : lời (phán trực tiếp).
Nếu chúng ta chỉ học lời Chúa trên phương diệu tri thức, dựa vào bản văn kinh thánh bằng văn tự, thì sự học lời Chúa đó chỉ làm cho chết. Vì lời Chúa phán: “chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống” ( II Cô-rinh-tô 3:6b). Chúng ta tiếp nhận Lời Chúa như lời sự sống (Rema). Tức là lời Chúa phán trực tiếp đang khi chúng ta học Kinh Thánh. Để nghe được tiếng phán của Đức Thánh Linh thì đòi hỏi chúng ta phải có tai thuộc linh. Có tai thuộc linh chúng ta mới nghe tiếng phán trực tiếp từ Thánh Linh được. Như vậy Lời Chúa phải sống, phải trở thành thực tế sống ở trong cuộc đời chúng ta. Nếu thiếu Lời Chúa chúng ta cảm thấy tâm linh mình khô khan, cằn cỗi, chúng ta cầu xin Chúa ban cho tấm long chúng ta đói khát về lời Chúa. Chúa Giê-hô-va phán: “ Nầy những này sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức-giê-hô-va” (A-mốt 5:11,12).
Nhiều khi đọc Lời Chúa chúng ta cảm thấy ngán, buồn ngủ, nhưng lại say mê đọc báo chí, tiểu thuyết thậm chí có người đọc thâu đêm không biết buồn ngủ là gì .Chúng ta không còn cảm thấy thích thú khi đọc Lời Đức Chúa Trời nữa vì lý do chúng ta đóng chặt lòng mình trước Lời của Chúa. Lòng chúng ta không tiếp nhận được vì cớ bị chi phối bởi những đam mê xác thịt của trần gian . Lỗ tai thuộc linh chúng ta bị điếc nên không còn nghe được tiếng phán của Chúa. Vì thế chúng ta phải luôn cầu nguyện xin Chúa mở tai, mở lòng và mở mắt để chúng ta thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Ngài. Hãy cầu nguyện như Đa-vít cầu nguyện: “Xin Chúa mở mắt tôi để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa”. (Thi thiên119:18).
Có một phương pháp được nghiên cứu giúp cơ thể con người khoẻ mạnh mà không cần phải tốn tiền. Sau khi, những nhà khoa học nhận thấy sự tồn tại sự sống trên trái đất nay nhờ vào trái đất chúng ta có ¾ là nước. Nó giúp cho hệ tuần hoàn của hơi nước dể có mưa thuận, gió hoà, bốn mùa, tám tiết. Cơ thể của con người cũng vậy, nước chiếm 70% trong cơ thể. Vì vậy, mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta uống khoảng một lít nước. Nước sẽ giúp vệ sinh bao tử, đường ruột, giúp tống những chất độc đã tích tụ trong gan, mật. Đặc biệt thận sẽ không bị đóng những chất vôi có thể điều tiết tốt, giúp máu lưu thông dễ dàng. Nhờ đó, cơ thể hấp thu được nhiều hơn những chất bổ dưỡng từ thức ăn, giúp cơ thể khoẻ mạnh, loại trừ được những vi trùng gây bệnh. Nếu cơ thể không tiếp thu được những khoáng chất, chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào thì chúng ta có ăn nhiều các chất bổ dưỡng vẫn không giúp ích gì cho cơ thể, vì mọi chất bổ dưỡng đều bị thải ra ngoài. Cũng vậy, lời Chúa như mạch nước sự sống. Khi chúng ta học lời Chúa, chúng ta cần suy gẫm, suy gẫm ngày và đêm, lời đó mới được thấm nhuần trong tâm linh chúng ta. Lời Chúa giúp loại trừ những tội lỗi, tác hại đến sự sống tâm linh. Lời dó, giúp cho chúng ta như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, là nó cũng chẳng tàn héo, mọi sự người làm đều sẽ thịnh vượng.( Thi thiên 1: 2-3) Lời Chúa sẽ giúp chúng ta trưởng thành trong sự nhận biết Chúa, có sự khôn ngoan để chúng ta làm nhiều việc có ích lợi cho danh Chúa.
Là cha mẹ, chắc chắn chúng ta không bao giờ muốn sinh con, nuôi dưỡng con mà nó chẳng khôn lớn, cứ nằm mãi trong nôi như em bé hoài. Đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy những đứa bé như vậy, đó là nỗi khổ tâm nhất của những bậc sinh thành. Hội thánh Cô-rinh-tô là hội thánh cứ ở trong tình trạng con đỏ hoài. Trong họ đầy những xác thịt, kiêu ngạo và chia rẽ. Dù họ có nhiều ân tứ nhhưng họ đã làm cho Phao Lô buồn bã, danh Chúa bị sĩ nhục.(Icôr. 3:1-8) .Vì vậy, chúng ta hãy khao khát lời Chúa. Chỉ có sự khao khát mới tiếp nhận được giá trị của lời Chúa, và nhờ đó mà đời sống thuộc linh chúng ta được lớn lên, kinh nghiệm được quyền năng trong lời Đức Chúa Trời.
2 . Lời Chúa giúp chúng ta đắc thắng tội lỗi.
Chúa Jêsus cầu nguyện : “Con không cầu Cha cất họ khỏi thế gian, Nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi điều ác... Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên Thánh, Lời Cha tức là lẽ thật” (Giăng7:15,17) Chúa Jesus biết rất rõ ngoài lời Chúa thì không cách gì giúp cho môn đồ của Ngài được nên thánh, đắc thắng sự cám dỗ.Chỉ có lời Chúa mới giúp chúng ta chiến thắng được tội lỗi, giống như chất kháng sinh tiêu diệt những con vi trùng gây bệnh cho cơ thể.
Lời Chúa phán : “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến nổi chia hồn, linh, cốt, tuỷ xem xét tư tưởng và ý định trong lòng”(Hêb. 4:12). Lòng chúng ta đầy dẫy sự xấu xa gian ác mà đôi lúc chúng ta không nhận biết được. Lý trí chúng ta thường biện minh cho những hành vi sai trật trong đời sống của mình để thấy mình nhẹ tội hoặc vô tội. Thực trạng đó làm cho con người luôn sống trong bóng tối, tiếp tục phạm tội nhưng vẫn an tâm, đời sống luôn cảm thấy mình đạo đức hơn người khác, luôn sống trong sự kiêu ngạo. Nhưng khi tiếp xúc với lời Chúa, lời Chúa sẽ chỉ cho chúng ta nhận biết tội lỗi theo tiêu chuẩn đạo đức của Đức Chúa Trời thánh khiết, lời đó sẽ cáo trách chúng ta và đem chúng ta đến chỗ ăn năn, xưng tội và đời sống được biến đổi.
Đa Vít đã nói: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, là ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi thiên 119:105). Nếu đi trong bóng tối, bạn sẽ không nhìn thấy được gì cả, không phân biệt được đẹp hay xấu, cũng không biết đi đường nào đúng, đường nào sai. Đối với người không có lời Đức Chúa Trời thì cũng như vậy. Có nhiều triết lý, có nhiều lời dạy đạo đức, thậm chí có rất nhiều tôn giáo, nhưng nếu không căn cứ vào lời Đức Chúa Trời thì những điều đó chỉ là con đường đưa người ta đến sự huỷ diệt. Ngay cả những người có kinh thánh nhưng không tiếp nhận lời Chúa bởi Thánh Linh mà bởi xác thịt thì điều đó cũng dẫn đến sự chết. Lời Chúa bởi Thánh Linh soi sáng, lời đó là lời sự sáng. Cho nên đời sống chúng ta rất cần có lời Chúa dẫn dắt mình. Lời đó sẽ chỉ cho chúng ta thấy rõ những tội lỗi, sai trật của mình. Đồng thời giúp chúng ta đắc thắng tội lỗi. Lời Chúa giúp chúng ta kinh nghiệm được quyền năng của sự sáng để thoát khỏi sự tối tăm. Nhưng với điều kiện là phải ghi khắc Lời Chúa trong lòng. Đavít nói: "Tôi giấu Lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội cùng Chúa" (Thi thiên 119:11). Chỉ có lời Chúa mới giúp chúng ta chiến thắng được tội lỗi, vì chúng ta có những kẻ thù từ trong bản ngã, ma quỉ dùng thế gian để cám dỗ, Nếu không có lời Chúa trong long, để suy gẫm ngày và đêm. Lời Chúa giúp chúng ta chiến thắng mọi cám dỗ. Nếu chúng ta học Lời Chúa rồi quên đi thì điều đó cũng không có giá trị gì. Một chứng bệnh rất nguy hiểm trong thời đại chúng ta đang sống là dịch bệnh AIDS, người việt thường gọi là bệnh si-đa, tức là suy thoái hệ miễn dịch trong cơ thể. Chúng ta đang mắc chứng bệnh Aids thuộc linh rồi. Khi vi-rút HIV xâm nhập vào cơ thể con người , nó không làm cho bạch cầu phát hiện nó là kẻ thù, gây nguy hiểm trước mắt như những con vi trùng khác, nhưng nó nguy hiểm ở chỗ là nó sẽ làm bạn với bạch cầu (hệ thống miễn dịch kháng sinh) . Chính vì vậy bạch cầu không phát hiện HIV là kẻ thù phải tiêu diệt. Cho đến khi HIV sinh sản thật nhiều rồi bao vây tất cả bạch cầu làm cho chúng phải bị tê liệt và chết. Một khi thân thể không còn sức đề kháng nữa thì nó sẽ chết với bất cứ một chứng bệnh thông thường nào. Một đời sống nghe lời Chúa nhưng không ghi khắc Lời Chúa trong lòng, nghe lời Chúa từ lỗ tai này rồi đi ra ở lỗ tai kia, có lời Chúa nhưng chỉ có ở trong nhà thờ, trong kinh thánh, còn khi về nhà với cuộc sống sinh hoạt thường nhật thì lại làm bạn với thế gian, để thế gian chi phối, họ sống giống như thế gian. Điều này nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, chúng ta sẽ trở nên chai lì và rất dễ dàng phạm tội.( Gia-cơ 4:4) đời sống tín hữu đó sẽ bị chứng bệnh AISD thuộc linh rồi. Xin Chúa thương xót để lời Chúa biến đổi chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt và sự kiêu ngạo của đời để chúng ta hưởng được phước hạnh của thiên đàng tại trần gian và trở nên sự sáng cho thế gian.
3 ) Lời Chúa giúp Cơ Đốc Nhân trở nên chiến sĩ .
Bất cứ một người công dân trong một quốc gia nào, khi đế tuổi trưởng thành ( 18 tuổi) đều phải nhập ngũ để trở thành người lính bảo vệ tổ quốc. Cũng vậy, Không những chúng ta trang bị Lời Đức Chúa Trời để nuôi mình được trưởng thành, mạnh mẽ, nhưng với một mục đích thứ hai nữa là để trở nên những chiến sĩ trên mặt trận thuộc linh để RAO GIẢNG PHÚC ÂM CHO MỌI NGƯỜI. Giải phóng những kẻ đang sống dứơi ách của ma quỉ, để chinh phục những linh hồn hư mất bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ nói rằng: "Lời Chúa còn lại đời đời, và lời đó là đạo Tin Lành đã giảng ra cho anh em” (I. Phi-e-rơ 1:25). Mạng lệnh của Chúa là Tin Lành này sẽ được rao giảng khắp đất. Rao giảng Tin Lành là rao giảng Lời Chúa cho mọi người. Tin lành là tin tức tốt lành, tin tức cần đồn ra. Tin lành mà không được truyền ra thì không còn là tin lành nữa, tình trạng đó đã làm cho tin lành không còn có giá trị nữa, nó trở thành một tôn giáo như bao nhiêu tôn giáo khác. Vì vậy, người nhận được tin lành là người phải rao truyền tin lành. Bởi vì "Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi lời của Đấng Christ được rao giảng" (Rô ma 10:17). Như vậy chúng ta cần ý thức rằng tôi cần có Lời Chúa để nuôi mình và chia sẻ lại cho người khác, để họ được cứu như tôi. Có nhiều người chỉ muốn tiếp nhận cho riêng mình nhưng không quan tâm chia sẻ lại cho người khác. Đó cũng là lý do khiến đời sống thuộc linh không được tăng trưởng, cứ ở trong tình trạng CON ĐỎ hoài.
Chia xẻ là bí quyết để tiếp tục nhận được và nhớ điều mình đã biết. Như một dòng nước, nếu chúng ta chặn đứng dòng chảy, nó sẽ trở thành ao tù bẩn thỉu, hôi thối. Nhưng cứ để nó tuôn chảy thì nó sẽ đem lại nguồn nước trong lành cho ta và cho nhiều người khác cùng sử dụng . Kinh Thánh trách những kẻ lười biến chia sẻ, dạy dỗ người khác : “ Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em, anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc.” (Hê-bơ-rơ 5:12). Chúng ta cần cậy ơn Thánh Linh để chia sẻ những gì mình học được, điều đó giúp chúng ta nhớ nhiều hơn những gì đã học.
Lời Chúa có sức mạnh thuyết phục tội nhân ăn năn, không phải là lời của con người, lý luận của con người, nhưng hãy để cho chính Đức Chúa Trời nói qua chúng ta bằng lời của Ngài trong Kinh Thánh."Hãy cầm gươm của Thánh Linh là lời Đức Chúa Trời”. (Ê-phê-sô 6:17b).
Chúng ta muốn sử dụng Lời Chúa có linh nghiệm, điều tiên quyết là phải để cho chính Thánh Linh hành động . Ngày nay đôi lúc chúng ta rao giảng bằng cách cậy vào sự khôn ngoan, hiểu biết của mình, cho nên lời đó không có sức thuyết phục, chúng ta đã thất bại, không đáp ứng được nhu cầu thực tế của thân hữu.
Chúng ta nhìn thấy con người của Phi-e-rơ, trước khi đầy dẫy Đức Thánh Linh, ông là người sợ hãi, ấp úng. Nhưng khi ông mặc lấy thần quyền thì một bài giảng của ông đã chinh phục được ba ngàn người tin nhận Chúa.
Thánh Phao lô tuyên bố: "Những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy" (II Cô-rinh-tô 10:4). Chúng ta hãy nương cậy nơi Chúa đặng rao giảng, chia xẻ Lời Chúa cho tội nhân thì lời đó trở nên sắt bén. Người chiến sĩ phải biết dùng gươm với đường nét lão luyện thì mới mong chiến thắng, nếu không thì sẽ có tác dụng ngược lại, rất nguy hiểm. Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng ta học Lời Chúa và chính Ngài cũng hướng dẫn chúng ta đánh trận. Nhờ đó, Lời Chúa có sức mạnh phi thường, vô địch để triệt hạ ma quỉ, chinh phục linh hồn tội nhân về cho Chúa. Cho nên khi truyền giảng lời Chúa, chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều xin Thánh Linh hướng dẫn, ban sự khôn ngoan để lời giảng có sức thuyết phục. Bài giảng của Phi-e-rơ sau khi được đầy dẫy Đức Thánh Linh làm cho người nghe cảm động và đã thuyết phục đến ba ngàn người ăn năn tin nhận Chúa. Halêlugia!
Vì vậy, chúng ta cần phải học thuộc lòng những câu Kinh Thánh căn bản.
Phao lô đã cầu nguyện: “Nguyện xin lời Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan” (Côlôse 3:16). Học thuộc lòng để khi cần chúng ta có thể sử dụng lời Chúa một cách nhanh nhẹn. Phương cách tốt nhất để giấu lời Chúa trong lòng là học thuộc Kinh Thánh. Chúa Jêsus khi đối diện với ma quỉ, chịu sự cám dỗ, Ngài đã trưng dẫn ngay những câu kinh thánh để ứng chiến.
Bài giảng của Phi-e-rơ được chép trong Công vụ 2:14-36, ông đã trưng dẫn rất nhiều câu kinh thánh cựu ước chứng minh sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus. Như vậy, lời Chúa phải học thuộc lòng. Đành rằng trí nhớ chúng ta có hạn, nhiều khi dễ quên, nhưng khi chiến đấu Đức Thánh Linh sẽ nhắc chúng ta nhớ. Nếu chúng ta không thuộc, không có trong lòng thì lấy đâu mà Đức Thánh Linh nhắc cho chúng ta nhớ được. “Nhưng đấng yên ủi tức là Đức Thánh Linh , mà cha sẽ nhân danh ta sai xuống Đấng ấy sẽ dạy dỗ cho các ngươi mọi sự , nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.” (Giăng 14:26).
MỘT VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA SẺ NIỀM TIN, RAO GIẢNG LỜI CHÚA CHO THÂN HỮU.
- 1. Phải thuộc địa chỉ câu Kinh Thánh mình trưng dẫn
(nói có sách, mách có chứng). Nếu nhớ mại mại, khi cần trưng dẫn phải mất rất nhiều thời gian hoặc tìm không ra, điều này gây cho thân hữu không còn tin người chia xẻ nữa. Không có hiệu quả.
2. Trưng dẫn thật chính xác
Chỉ cần ít câu kinh thánh nhưng thật chính xác, làm sáng tỏ được vấn đề mình đang làm chứng. Đừng để rơi vào trường hợp trưng dẫn qúa nhiều mà những câu ấy không liên quan hoặc ít liên quan đên vấn đề mà chúng ta đang trình bày. Điều đó chỉ khiến thân hữu líluận, hỏi những điều ngoài lề làm loãng vấn đề chúng ta đang muốn nói mà thôi.
Ví dụ: Chúa Jêsus chỉ cần trưng dẫn một câu nhưng vô cùng chính xác.Điều đó đã đánh bại ma quỉ khi nó cám dỗ Ngài(Ma thi ơ 4 : 1-11).
3. Tránh những lời dẫn đến tranh cãi
Hãy nói lời Đức Chúa Trời trong tinh thần chia sẻ, học hỏi như vậy mới giúp cho thân hữu dễ mềm mại tiếp nhận chúa. Không nên mang tinh thần tranh luận, nhất là những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, triết lí.Cần dẹp bỏ những hàng rào tôn giáo để chúng ta và thân hữu xích gần nhau hơn.Đồng thời chúng ta phải mang tinh thần vững vàng của chân lý. Vì chân lý là những điều đúng với tất cả mọi người nên khiến họ dễ dàng chấp nhận.( II Timôthê 2:22,23)
4. Rao giảng với lòng tin quyết vào Lời Chúa cách chắc chắn, mạnh mẽ.
Hãy đứng trong uy quyền của Đức Chúa Trời để công bố ra Lời của Ngài. Không dựa vào uy quyền của con người, Hãy nói cách mạnh mẽ trong tinh thần nóng cháy, sốt sắng.(ITês.1:5)
Tránh thái độ lạnh nhạt, qua loa. Điều đó chỉ thêm lên trong thân hữu sự vô tín đối với lời Đức Chúa Trời mà thôi.
5. Phải luôn cầu nguyện xin Thánh Linh ban ơn trên mình để rao giảng lời Chúa có quyền năng.
Lời rao giảng đó không đến từ tri thức của loài người nhưng lời đó đến từ Đức Thánh Linh, bởi sự hành động của Thánh Linh. Nhờ đó, lời rao giảng của chúng ta có hiệu quả để làm cho tội nhân ăn năn và tiếp nhận Chúa Jesus. (I Cor. 2:4,5).
Chúng ta rao giảng, nhưng Đức Thánh Linh phải phán qua chúng ta, Chúng ta phải rao giảng bằng lời Re-ma chứ không phải bằng văn tự. Lời phán trực tiếp từ Thánh linh mới đem lại hiệu quả.
VI - ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
(Luca 18:1-8)
CẦU NGUYỆN đối với Cơ Đốc nhân như hơi thở thuộc linh, là mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời. Chúng ta được cầu nguyện, được nói chuyện trực tiếp với Chúa là một ân huệ lớn lao. Chúng ta có được điều đó là nhờ vào chính sự chết của Chúa Jêsus. Trước nhất, chính Đức Chúa Trời muốn thông công với con người, muốn tiếp xúc với con người, cho nên Ngài đã ban Chúa Jesus giáng sinh làm người để giải quyết sự bất hòa do tội lỗi gay ra. Ngài muốn đem con người đến gần với Ngài nên khi Chúa Jêsus trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá thì bức màn trong đền thờ - bức màn ngăn cách con người với Đức Chúa Trời bị XÉ RA LÀM ĐÔI TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI (Mác 15:38). Đó là cái giá rất đắt mà Chúa Jesus đã trả, để ngày nay chúng ta có được mối tương giao diệu kì với thiên thượng. Trong Kinh Thánh, thư Hê-bơ-rơ 10:19,20, Chúa phán: "Hỡi anh em, vì chúng ta được dạn dĩ vào nơi chí thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài".
Chỉ có sự cầu nguyện mới biểu lộ chứng quyết chúng ta được liên kết với Ngài, mới đưa chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đó là giây phút Thiên đàng, giây phút phước hạnh không gì sánh bằng! Chúng ta có nhận thấy sự phước hạnh đó không ?
Chúa phán :“ Nhà Ta là Nhà Cầu Nguyện “ (Ê-sai 56:7)
Kinh Thánh cho chúng ta biết đó là nơi ngự của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy tham khảo hai thời kỳ trong Kinh Thánh để hiểu lẽ thật về điều đó.
Đền thờ cựu ước xuất-ê- díp – tô- ký 25,26
Hành lang Nơi Thánh Thầy Chí thánh
Dân Sự Ban Thầy Tế THIÊN
Tế Lễ lễ CHÚA
Bàn sinh tế Thượng phẩm
Đền Thờ Tân Ước: Đền Thờ Thiêng Liêng
Chúa Phục sinh làmthầyTế lễ thượng Phẩm
Hành Lang Nơi Thánh J Chí Thánh
thế giới E
Tội Nhân Hội Thánh S Thiên Chúa
U
thầy tế lễ S
Hêb.10:12-16 IPhi.2:9 Hêb.7:25,8:1
Đền thờ thân thể : I Côrinhtô 3:16 , 6:19,20
Thể xác
Hành lang
Hồn
Nơi thánh
LINH
Chí Thánh
I Tê-sa-lô-ni-ca 5 : 23
Hiện nay nơi nào là nơi hiện diện của Thiên Chúa? Cực ước là đền thờ Giê-ru-sa-lem. Nhưng qua những hình trên chúng ta thấy vào thời tân ước, Đức Chúa Jêsus đã dời đền thờ của Đức Chúa Trời vào trong thân thể những người tin nhận Chúa Jêsus. Huyết Ngài đã rửa sạch mọi tội lỗi, khiến đời sống Cơ Đốc Nhân được trở nên thánh khiết để Đức Thánh Linh ngự vào Tâm Linh người ấy. Biến đời sống người ấy trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời, là NHÀ CẦU NGUYỆN. Khi Chúa và các môn đồ lên thành Giê-ru-sa-lem, đến gần đền thờ, các môn đồ nhìn thấy sự vĩ đại của đền thờ đó. Nhưng Chúa Jesus phán: “hãy phá hủy đền thờ này đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại”. (Giăng 2:19) Ngài nói điều đó ám chỉ về chính than thể của Ngài phải chết đi trong ba ngày Ngài sống lại. Khi Chúa nói chuyện với người đàn bà tại giấng Si-kha, người phụ nữ ấy hỏi Chúa Jesus rằng: “Tổ phụ chúng tôi thì thời Chúa tại hòn núi nay còn người Giu-da nói rằng nơi đáng thờ lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem” ý người muốn hỏi Chúa hiện diện ở dâu?. Chúa Jêsus phán : “Hỡi người đàn bà kia, hãy tin Ta,khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng phải tại trên hòn núi nầy,cũng chẳng tại thành Giê-Ru-Sa-lem.... “ Đức Chúa Trời là Thần nên ai Thờ lạy Ngài thì phải lấy Tâm Thần (Linh ) và Lẽ Thật mà thờ lạy.”(Giăng 4:20,24). Chính vì vậy, trong thời tân ước sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở ngay trong tâm linh của người tin nhận Chúa Jesus là cứu Chúa của họ. Biến thân thể họ thành đền thờ cho Chúa ngự, được gọi là NHÀ CẦU NGUYỆN. Chúng ta chỉ gặp gỡ Chúa khi tâm trí (hồn) phải hướng về linh. Chúng ta tìm kiếm Chúa HẾT LÒNG. (Giê-rê-mi 29:13). Từ nơi sâu thẳm của tâm linh chúng ta mới gặp được Chúa. Cho nên, người thuộc linh là người luôn hướng hồn của mình về nơi Thánh Linh là Đấng hiện diện trong tâm linh cầu xin sự dẫn dắt của Đức Thánh linh. Nhờ đó hồn điều khiển thể xác sinh ra những việc làm bởi Đức Thánh Linh.(người thuộc linh) Nhưng tín hữu không ý thức liên kết không thôi với Chúa Thánh Linh chắc sẽ sinh ra trái của xác thịt. (Người xác thịt) chính vì vậy, sự đòi hỏi của Chúa là PHẢI CẦU NGUYỆN KHÔNG THÔI CHỚ HỀ MỎI MỆT.
Chúng ta cần thẩm định giá trị quan trọng của sự cầu nguyện cho chính đời sống thuộc linh của mình. Nhờ đó chúng ta khao khát sống một đời sống cầu nguyện, thích thú trong sự cầu nguyện, và"không hề mỏi mệt trong sự cầu nguyện" (Luca 11:1).
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ CẦU NGUYỆN
1. Làm sống và tăng năng lực thuộc linh chiến thắng bản ngã:
Hơi thở cần cho sự sống thể nào thì sự cầu nguyện cũng cần cho sự sống tâm linh thể ấy. Sự cầu nguyện giúp chúng ta tiếp nhận sự sống từ nơi Chúa như nhánh nho và gốc nho, nhánh liên tục hút nhựa sống, chất bổ dưỡng từ gốc cung cấp cho. Nhánh nho không thể tự nó sống được mà nó sống được là nhờ lệ thuộc vào gốc nho. Chúa Jêsus phán : "Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta và Ta ở trong họ, thì sinh ra lắm trái. Vì ngoài Ta các ngươi chẳng làm chi được" (Giăng 15:5).
Sự cầu nguyện làm tăng năng lực thuộc linh. Vì tại chỗ này, chúng ta tiếp nhận nguồn năng lực siêu nhiên từ Đức Chúa Trời. Đối diện với bản ngã, xu hướng của xác thịt, lòng tư dục chúng ta thấy mình bất lực. Nhờ sự cầu nguyện chúng ta mới có thể chiến thắng được. Trên con đường thập tự gia, đối diện với sự đau khổ, Chúa Jêsus hình dung ra sự đau đớn mà Ngài phải gánh chịu .Ngài cảm thấy hãi hùng dường như muốn trốn chạy.Và tại vườn Ghết-sê-ma-nê Chúa đã cầu nguyện : "Cha ơi! Xin cất chén này khỏi con.” Ngài phải chiến đấu nhiều trong sự cầu nguyện đến nỗi mồ hôi đổ ra như giọt máu lớn rơi xuống. Ngài đã đắc thắng "Không theo ý con nhưng theo ý Cha" (Lu ca 22:42-44). Ngài được Thiên sứ đến thêm sức đủ để bước trọn trên con đường thập tự ấy. Chúa Jesus muốn chiến thắng sự đòi hỏi của xác thịt trước nhất Ngài phải chiến thắng trong sự cầu nguyện tại ờn Ghết-sê-ma-nê, điều đó để lại cho chúng ta một tấm gương.
Bản ngã, tư dục là thực hữu sống trong mỗi con người, nó là sự kiêu ngạo, tham muốn thế gian, sự lo lắng ăn gì, uống gì mặc gì?, thậm chí mong ước nhiều vật chất để hưởng thụ cho mình. Từ những động lực từ bên trong đó, nó sẽ sản sinh ra những hành vi tội lỗi. Chúa Jesus phán: “Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng. Sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm tham lam, hung ác, gian dối, con mắt hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiên ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người”(Mác 7:21,22). Như vậy, những tham muốn từ trong con người như nhu cầu ăn mặc, đáp ứng cho thể xác con người là điều kiện mà dường như mỗi con người đều sống bởi mục đích đó. Những điều đó như “sự mê tham của mắt, mê tham của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời”Người ta thường nói “Lòng tham vô đáy” hay là “ Được voi đòi tiên, đứng núi nay, trông núi nọ”. Con người luôn mơ ước, khi đã đạt được rồi lại muốn điều khác. Dường như con người sống không thỏa mãn điều mình đã có. Những người sống như vậy, lời Chúa phán đó là lối sống “thù nghịch lại với thập tự giá của Đấng Christ” “Họ lấy bụng mình làm chúa mình” (….)Nó trở thành bản chất trong con người. Khi tôi chưa được thăm viếng của Chúa, Chưa có một tâm trí thuộc linh. Mỗi buổi sáng, tôi phải quay một thùng kem để vợ tôi bán, mỗi lần quay như vậy, tôi phải lấy ½ cây nước đá để tạo lạnh làm đông kem. Hôm đó, tôi đứng bên trong, người bán đá chặc nữa cây đá không cân đối. Tôi phải lấy ½ cây đá nhỏ hơn. Tôi rất bực tức, vứa đi vừa lầm bầm. Vừa bước xuống bực tam cấp, tôi dậm phải một cây củi đánh vào xương ống quyển của tôi rất đau, tôi càng tức hơn, lay cây củi vứt thật mạnh xuống đất. Sau khi tôi quay xong thùng kem, tôi để lên xe đạp để chở ra chợ bán. Chúa khiến tôi vấp cục đá ngã thùng kem xuống đổ tứ tung. Tôi cảm thấy mất phước. Sau này, tôi được Chúa thăm viếng, chỉ mất một chút nước đá chỉ khoảng 200DVN. mà tôi cảm thấy tức giận. Tôi nhận thấy bản chất con người mình quá ích kỷ, nhỏ mọn. Người ta thường nói: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”. Tôi ý thức rằng điều gì ra từ lòng người đếu là xấu xa và ích kỷ. Tôi đã cầu nguyện ăn năn, xin Chúa thay đổi tấm lòng của con cho tấm lòng của Ngài, tâm trí con cho tâm trí của Ngài. Tôi đã từng cầu nguyện khóc với Chúa ăn năn về thực trạng của mình. Từ đó Đức Chúa Trời thay đổi tấm lòng tôi. Xem những vấn đề của thế gian như không còn tham muốn nữa, muốn sống trọn vẹn cho tình yêu của Đức Chúa Trời. Không còn cảm nhận sự lo lắng cho cuộc sống ngày mai, chỉ lo cho những linh hồn chưa được cứu. Từ đó tôi có đức tin nương dựa nơi Đức Chúa Trời. Halêlugia.
Gia cốp muốn thay đổi bản chất của một con người xấu xa, lừa đảo để trở thành con người mới nhấn được phước lành, ông phải chiến thắng trong sự vật lộn với Đức Chúa Trời. Ông lấy hết sức để chiến đấu với thiên sứ của Đức Chúa Trời. Ông không chịu buông Đức Chúa Trời nếu Ngài không ban phước cho ông. Dù ông bị đánh vẹo chân, nhưng ông vẫn nhất định không buông và cuối cùng ông đã chiến thắng. (Sáng thế ký 32:24).
Chúng ta cũng vậy, muốn có năng lực để chiến thắng ngay chính con người của mình thì phải chiến đấu và chiến đấu nhiều hơn trong sự cầu nguyện.
- 2. Cầu nguyện để chiến thắng sự cám dỗ của ma quỉ
Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau : Một ngày kia, khi quỉ vương nhận thấy vương quốc Đức Chúa Trời phát triển mạnh mẽ nhờ Hội Thánh của Đấng Christ. Nó liền triệu tập một cuộc họp với các quỉ dữ để bàn kế hoạch hủy diệt Hội Thánh. Trong cuộc họp đó. Quỉ vương xin các quỉ hiến kế. Một quỉ nói : “ Người ta nói có thực mới vực được đạo, vì vậy ta hãy dùng cách tịch biên gia sản của nó, chắc chắc nó sẽ bỏ Chúa của nó”. Quỉ vương nó rằng: “Không được, chính thầy nó đã bảo nó phải bỏ mọi sự mà theo Thầy và chúng nó đã bỏ mọi sự theo thầy của nó. Nếu chúng ta làm như vậy là giúp cho nó giống thầy của nó rồi”. Con quỉ khác nói: “Chúng ta bắt nhốt tù và tử hình thì nó sẽ sợ bỏ đạo ngay”. Quỉ vương nói: “Không được, vì nó muốn đi ở với thầy nó trên thiên đàng, nếu ta làm vậy vô tình giúp nó lên thên đàng sung sướng hơn.” Một con quỉ khác : “À! Chúa nó rất thánh khiết. Bây giờ mình sẽ sử dụng thế gian, vật chất, sắc đẹp để dụ nó làm cho nó không còn thì giờ để cầu nguyện, bỏ nhóm thờ phượng chắc chắn nó sẽ yếu đuối mà phạm tội. Khi nó phạm tội thì Chúa của nó bỏ nó, như vậy nó sẽ thuộc về chúng ta”. Quỉ vương nói: “Đây là kế hay. Chúng ta hãy tập trung vào kế này chắc chắn sẽ thắng”.
Ma quỉ là vua cầm quyền chốn không trung, là thần dữ ở các miền trên trời. Thế lực của nó được tự do để tìm các phá huỷ công việc của Đức Chúa Trời trên đời sống của Cơ Đốc Nhân. Dù nó đã bị thất bại trước Đấng Cứu Thế bởi sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus. Ma quỉ luôn giăng những cái bẫy để chúng ta phải vấp ngã, phạm tội thế nên chúng ta phải cầu nguyện nhiều thì mới chiến thắng được sự cám dỗ của ma quỉ. Chúa Jêsus đã kêu gọi và cảnh báo với các môn đồ : "Hãy cầu nguyện để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ của ma quỉ, tâm thần thì muốn lắm, xác thịt thì yếu đuối"(Mathio 26:41). Nhưng các môn đồ cứ tưởng mình mạnh mẽ có thể theo Chúa và trung thành với Ngài được nên khi vào vườn Ghết sê Ma Nê họ cứ ngủ. Dù Chúa Jesus đã đánh động, kêu gọi họ hãy thức canh cầu nguyện, nhưng “vì mắt họ đừ quá rồi” (Ma thi ơ 26:45) . Cuối cùng họ thất bại thê thảm, sa ngã trước một thách thức nhỏ nhất. Chúa biết sức mạnh của ma quỉ, sức con người chẳng ra gì. Chúa trông chờ lời cầu nguyện của mỗi chúng ta để Ngài có thể hành động bởi sự toàn năng của Ngài. Ma quỉ chỉ run sợ trước uy quyền của Chúa mà thôi. Cho nên Chúa khuyên chúng ta : "Hãy tỉnh thức mà cầu nguyện. Kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được" (I Phi-e-rơ 5:8). Vua Đavít đã kinh nghiệm sự đắc thắng và ông nói : "Ngày nào tôi kêu cầu, các kẻ thù nghịch tôi thối lại đằng sau" (Thi thiên 56:9).
Đời sống chúng ta phải nhận thức rằng: “Tâm thần thì muốn lắm nhưng xác thịt thì yếu đuối”. “Ngoài Ngài con không làm gì được”. Phải nhận biết sự bất lực của chính mình để luôn nhờ sức toàn năng của Chúa mà địch cùng mưu kế của ma quỉ.“Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa nhờ sức toàn năng của Ngài.”(Ê-phê-sô 6:10). Dù Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, dù Chúa Jesus đã đắc thắng thế gian và ma quỉ rồi. Và hiện nay hết thảy quyền phép trên trời, dưới đất đã giao cho Ngài. Nhưng Ngài không thể làm gì được nếu chúng ta không cầu nguyện. Chúa Jesus phán: “Hãy cứ ở trong ta và ta ở trong các ngươi thì sinh ra lắm trái, vì ngoài ta các ngươi chẳng làm chi được” (Giăng 15:5). Khi chúng ta không cầu nguyện thì Sa tan có thể nói với Đức Chúa Trời rằng “Hội thánh đâu có cần Ngài vì nó đâu có nhờ cậy Ngài mà Ngài giúp đỡ”. Một khi chúng ta không được Đức Thánh Linh hành động thì chúng ta luôn sống trong sự yếu đuối, dễ dàng phạm tội làm ô uế chiếc áo trắng mà Chúa đã mặc cho chúng ta nhờ huyết của Đức Chúa Jesus. (Khải huyền 3:1-2). Chính vì vậy chúng ta rơi vào tình trạng “có tiếng là sống nhưng là chết” .Chỉ có sự cầu nguyện của chúng ta mới tạo đủ điều kiện pháp lý cho Đức Chúa Trời hành động. Chính vì vậy Chúa phán với chúng ta rằng: “Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho; Ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết” (Giê rê mi 33:3).
- 3. Cầu nguyện để gây dựng Hội Thánh
Chúng ta nổ lực để dạy đạo, gây dựng Hội Thánh nhưng nếu thiếu cầu nguyện thì chẳng ích lợi gì. Làm thể nào tín hữu áp dụng được Lời Chúa cho chính đời sống của mình, nếu không bởi sự hành động của Chúa Thánh Linh? Nếu chúng ta dạy đạo chỉ đem cho anh em mình bằng lý thuyết, mà không thực hiện nỗi thì có ích gì ? Sự cầu thay cho Hội Thánh sẽ khiến cho Đức Chúa Trời hành động trong lòng của từng Cơ Đốc nhân.
Sứ đồ Phaolô là người rất hăng say trong việc truyền giáo, gây dựng Hội Thánh nhưng ông không bao giờ ngưng câu nguyện. Ông luôn là người cầu thay cho hội thánh: "Chúng tôi cầu nguyện cho anh em không thôi… Cứ cầu nguyện không thôi, xin Đức Chúa Trời ban cho anh em được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời... Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa" (Cô-lô-se 1:3-10).
Ê-pháp-ra là người gây dựng hội thánh Cô-lô-se, nhưng tại La mã ông "đã vì anh em mà chiến đấu không thôi trong khi cầu nguyện để anh em trở nên toàn vẹn và trọn niềm vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời" (Cô-lô-sel 4:12).
Ma quỉ không muốn Cơ Đốc nhân sống thánh khiết. Nó rất thích những tín đồ giả, cứ đi nhà thờ, cứ học Kinh Thánh, nhưng đừng thực hiện. Không điều gì phá Hội Thánh nhiều hơn là tín đồ xác thịt, sẽ gay sự chia rẽ trong hội thánh, làm. Ma quỉ rất thích những tín đồ hâm hẩm, tín đồ thỏa hiệp với thế gian, vẫn sống đời sống lừa đảo, dối trá, càng nhiều càng tốt. Cần phải có sự phấn hưng, cần phải có sự hành động và hành động liên tục của Đức Thánh Linh trong Hội Thánh của Ngài. Chỉ có sự hành động của Chúa Thánh Linh mới có sự ăn năn thật, sự hành động đó chỉ duy nhất đến bằng sự cầu nguyện, bằng hai đầu gối mà thôi. Đầy tớ Chúa trước nhất phải là người cầu nguyện mới sinh ra Hội Thánh cầu nguyện. Hội Thánh cầu nguyện thì sức mạnh toàn năng của Đức Chúa Trời mới thể hiện được trong Hội Thánh của Ngài.
Hãy nhìn xem trận chiến giữa Y-sơ-ra-ên và A-ma-léc. Dù Giô suê đã dẫn quân đi chiến đấu, nhưng sự thắng hay bại tùy thuộc vào cánh tay của Môi se. Ông giơ tay lên (chỉ về sự cầu nguyện) thì quân Y-sơ-ra-ên thắng, ông xuôi tay xuống thì bại (Xuất 17:11-13). Như vậy, sự chiến thắng đến từ cánh tay của Môi-se chứ không đến từ những chiến sĩ ra trận mà Giô-suê đã lãnh đạo. Điều đó há không thúc dục chúng ta đến chỗ cầu nguyện nhiều hơn hay sao ?
Trong thời tiên tri Ê-sai, khi dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, sa ngã theo các thần khác. Lúc bấy giờ, Chúa dùng tiên tri Ê-sai trả lời là vì sao? “Vì ngươi đã quên Đức Chúa Trời của sự cứu ngươi, chẳng nhớ đến vầng đá sức mạnh ngươi, vậy nên ngươi trồng cây tốt, ngươi trồng những gốc nho khác giống. Đang khi ngươi trồng thì rào giậu, vừa lúc ban mai hạt giống trổ hoa; nhưng trong ngày buồn bực, rầu rĩ thì mùa màn mất ráo” (Ê-sai 17:10,11). Chính vì vậy, nên Đức Chúa Trời đã phán: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, ta đã đặt các vọng canh trên thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Gê Hô Va, chới có nghỉ ngơi chút nào. Đừng để Ngài an nghỉ cho đến chừng nào đã lập lại Giê Ru Sa lem và dùng nó làm ngợi khen cho cả đất” (Ê-sai 62:6,7) rõ ràng, sức mạnh để gây dựng hội thánh không đến từ con người nhưng đến từ Chúa hằng Hữu.
Khi Chúa Jesus muốn chọn các môn đồ, Ngài phải cầu nguyện thâu đêm. Sau đó, Ngài mới chọn các môn đồ. (Luca 6:12,13). Từ ngày Chúa kêu gọi tôi bước ra mở mang hội thánh mới, vào năm 1995, lúc bấy giờ không có giáo hội, trong thời gian đó hội thánh đối diện với sự bắt bớ nhiều. Nhưng tôi chỉ khao khát Chúa Thánh Linh làm việc như hội thánh đầu tiên thì sẽ chinh phục được hàng ngàn người cho Đấng Christ. Lúc bấy giờ mỗi tuần chúng tôi có khoảng mười đến mười lăm người biệt riêng tối thứ năm để cầu nguyện thâu đêm.Tạ ơn Chúa Hội thánh được tăng trưởng rất mau lẹ, từ 20 người trong vòng một năm tăng trưởng đến 184 người và đến năm thứ năm tăng trưởng hơn 300 tín hữu. Mỗi tuần, mọi người đều sốt sắng biệt riêng ngày Chúa Nhật để thờ phượng Chúa. Đến nỗi mỗi năm hội thánh chúng tôi đều phải sữa lại nơi nhóm cho đủ chỗ ngồi. Đến khi công việc Chúa được mở rộng trên toàn quốc, tăng trưởng trên một trăm hội thánh. Tôi vẫn kêu gọi các hội thánh tổ chức CẦU NGUYỆN THÂU ĐÊM. Nhưng về sau, với sự bận rộn công việc của tổ chức giáo hội, năm 2003 hội thánh chúng tôi đã bỏ cầu nguyện thâu đêm. Từ đó hội thánh sa sút, lòng yêu mến thế gian của các tín hữu gia tăng, nhiều người bỏ qua sự nhóm lại. Trong tổ chức giáo hội ma quỉ đã dấy lên những kẻ phản bội, gây sự chia rẽ. Hội thánh bị tấn công bởi những người chăn giả, gây sự phân hoá trong hội thánh.
Chúng ta hãy nhìn những người mẹ khi sinh con, họ phải thức thâu đêm để chăm sóc con, khi con có chuyển biến gì họ không ngủ được. Hình ảnh đó cho chúng ta hiểu rằng, người chăm sóc bầy chiên cũng như vậy. Giữa đêm khuya, khi mọi người đang yên giấc, có những người đang thao thức, than khóc với Chúa, nếu không thao thức trọn các canh đêm cầu nguyện với Chúa, dâng trình những nan đề, từng thực trạng của tín hữu để Chúa Thánh Linh hành động thì làm sao gây dựng được hội thánh?. Chúng ta hãy kiên quyết xây dựng lại đồn luỹ cầu nguyện thâu đêm. Bởi vì nhờ sự cầu nguyện, Đức Thánh Linh sẽ làm việc, Vì Ngài đã hứa rằng: “Ta sẽ đặt thần ta trong các ngươi và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo” ( Ê xê chi ên 36:27). Amen!
- 4. Cầu nguyện để chinh phục linh hồn tội nhân
Hội Thánh đầu tiên cầu nguyện để giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ (Công vụ 4:31). Phaolô đã cầu nguyện và mong Hội Thánh cầu nguyện để "Xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo" (Cô lô se 4:3). Chỉ có sự cầu nguyện mới giải phóng được linh hồn tội nhân ra khỏi quyền lực của ma quỉ mà thôi.
Khi Chúa Jesus dẫn ba môn đồ thân cận lên núi để hoá hình và chín môn đồ còn lại ở dưới núi thì người ta đem cho họ một người bị quỉ ám nhưng họ không đuổi được. Lúc bấy giờ có nhiều người gièm chê, nên khi Chúa Jesus xuống núi, họ nói với Chúa rằng : Các môn đồ của thầy không đuổi quỉ được. Chúa rất buồn và quở trách các môn đồ. Sau đó Chúa bảo họ đem đến cho Chúa. Người cha đưa đứa trẻ bị quỉ ám đến với Chúa. Chúa đã đuổi quỉ ra, đứa trẻ được tỉnh táo. Khi về đến nhà, các môn đồ hỏi Chúa tại sao họ không duổi được? Chúa Jêsus đáp : "Nếu không kiêng ăn và cầu nguyện thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được" (Mác 9:29). Ma quỉ nhất định sẽ không chịu buông tha một người nào ra khỏi quyền lực của nó. Với sức con người thì không thể giải phóng ai ra khỏi sức mạnh của ma quỉ mà chỉ nhờ vào sức toàn năng của Đức Chúa Trời thì mới có thể chiến thắng được.
Chúng ta hãy nhìn xem chính gương của Chúa Jêsus, trước khi Ngài bước vào chức vụ rao giảng Tin Lành, Đức Thánh Linh phải đưa Ngài vào trong đồng vắng kiêng ăn cầu nguyện trong suốt bốn mươi ngày đêm (Ma-thi-ơ 4 :1,2, Lu ca 4:2). Con người xác thịt của Chúa Jêsus cũng cần có năng lực của Đức Thánh Linh. Và sau bốn mươi ngày kiêng ăn cầu nguyện trong đồng vắng, chịu ma quỷ cám dỗ "Đức Chúa Jêsus được quyền phép Đức Thánh Linh, trở về xứ Ga-li-lê và dân Ngài đồn khắp các xứ chung quanh" (Lu ca 4:14). Còn trong Mathiơ 4:2 thì nói "Đức Chúa Jêsus đi khắp các xứ Ga-li-lê dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ tật bệnh trong dân" . rõ ràng, Chúa Jesus rất cần năng lực của Đức Thánh Linh trong công tác rao giảng Tin Lành. Chính vì vậy, Ngài đã kiêng ăng cầu nguyện bốn mươi ngày trước khi bước ra thi hành chức vụ. Chúa Jesus thường xuyên lên núi cầu nguyện và Ngài đã cầu nguyện thâu đêm. Chức vụ của Ngài đã bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời để hàng ngàn người, cả làng, cả thành chạy đến với Chúa Jesus. Lời giảng của Ngài có quyền năng chứ không như các thầy thông giáo và người Pha-ri-si.
Trước khi Chúa thăng thiên về trời, Ngài giao trách nhiệm rao giảng Tin lành cho các môn đồ. Nhưng Ngài cũng căn dặn rằng: "Nhưng phải đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao" (Lu ca24:46-49).
Chúng ta xem thấy các môn đồ đầu tiên đã trở về lên phòng cao, họ "Bền một lòng hiệp một ý mà cầu nguyện". Họ tìm kiếm quyền năng của Đức Chúa Trời trong suốt mười ngày, sau đó tất cả được đầy dẫy Đức Thánh Linh . Một bài giảng của Phi-e-rơ đã cảm hóa được ba ngàn người ăn năn tin nhận Chúa.
Chúng ta cũng thấy rằng Hội Thánh An-ti-ốt muốn sai người đi ra truyền giáo, cả Hội thánh phải kiêng ăn cầu nguyện. Đang khi kiêng ăn cầu nguyện, Đức Thánh Linh bảo "Phải để riêng Phao lô và Ba na ba để được sai đi giảng đạo, rồi Hội Thánh đặt tay trên hai người sai đi” (Công vụ 13:1-4). Chức vụ truyền giáo của Phao lô và Ba na ba có kết qủa thật phi thường.
Những bài học trên cần cho chúng ta học tập và nhận thức được tầm quan trọng của sự cầu nguyện đối với công tác truyền giáo để chinh phục linh hồn tội nhân về cho Chúa.
Phao lô cũng khuyên Ti mô thê và chúng ta ngày nay rằng: "Trước hết mọi sự ta dặn rằng phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van và tạ ơn cho mọi người ." (I.Ti mô thê 2 :1).
Có nhiều người đi ra làm chứng nhưng thiếu sự cầu nguyện. Điều đó vẫn có thể thuyết phục được người tin Chúa, nhưng nếu không bởi quyền năng của Đức Thánh Linh thì họ chưa ăn năn thật. Ma quỉ cũng cho họ tin Chúa nhưng họ chưa được sự giải phóng. Họ không được sự tái sinh, điều đó thật nguy hiểm. Họ trở nên một thế lực phản gián, là công cụ của ma quỉ để phá hoại Hội Thánh hơn là giúp cho Hội Thánh tăng trưởng. Chúng ta phải cầu nguyện, phải chiến đấu nhiều hơn trong sự cầu nguyện trước khi đi chứng đạo. Bằng không thì hoàn toàn thất bại. ‘‘Vì chúng ta đánh trận không phải cùng với thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ của các miền trên trời.’’ (Ê phê sô 6:12).
Lạy Chúa Xin giúp chúng con ý thức rằng: “Ngoài Ngài con không làm chi được” để con luôn cần có năng lực của Ngài. Và năng lực của Ngài chỉ đến từ sự cầu nguyện . Nếu không cầu nguyện thì sẽ thất bại, Hội Thánh không được gây dựng, tội nhân không được giải phóng. Vì thế chúng ta phải chiến đấu, chiến đấu không thôi trong sự cầu nguyện để Ngài có cơ hội hành động, bày tỏ được quyền năng của Ngài, vì Ngài là đấng :“Danh trên hết mọi danh, để khi nghe đến danh Chúa Jesus thì mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất thảy đều quỳ xuống và mọi lưỡi thảy đều xưng Jesus Christ là Chúa mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha” (Philíp 2:9-11) Amen.
VII - ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH(Êp. 5:18)
Đức Thánh Linh có thân vị, ngôi thứ ba trong 3 ngôi của Đức Chúa Trời. Từ buổi sáng thế Đức Thánh Linh hiện hữu là Thần của Đức Chúa Trời. Khi sáng tạo nên con người, Đức Chúa Trời hà hơi ban cho con người có sanh Linh, Thần Đức Chúa Trời ở trong con người. Nhưng khi con người phạm tội Thần Đức Chúa Trời không còn ở trong con người nữa. ( Sáng 6:3) Từ thời gian đó Đức Thánh Linh dẫn dắt các thánh tổ khi họ lập bàn thờ cầu khẩn Chúa Hằng Hữu. Đến thời các quan xét và các tiên tri, Đức Thánh Linh có công vụ cảm động, ban lời tiên tri trong thời điểm nhất định để các vị tiên tri nói ra ý muốn của Đức Chúa Trời và thực hành những phép lạ như thời tiên tri Ê Li và Ê Li Sê…(II Các vua 2:9). Dầu vậy Đức Thánh Linh không thường cư trú trong tâm linh của các tiên tri trong thời cựu ước. Cho đến thời kỳ tân ước, Đức Thánh Linh đã hành động trong chức vụ của Chúa Jesus. (Lu-ca 4:14) Và sau khi Chúa thăng thiên về trời, Đức Chúa Jesus sai Đức Thánh Linh ở trong những người tin nhận Chúa Jesus. (Công vụ 1:8). Thân thể của Cơ Đốc Nhân là đền thờ Đức Thánh Linh ngự. Vì giá trị của những người tin Chúa Jesus, được thánh sạch bởi huyết của Chúa cho nên tâm linh của Cơ Đốc Nhân có sự hiện diện của Đức Thánh Linh khi họ tin Chúa. ( Galati 3:14). Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời và là hiện thân của Chúa Jesus trong cơ Đốc Nhân. Dầu vậy, có Đức Thánh Linh trong tâm linh và đầy dẫy Đức Thánh Linh là 2 vấn đề khác nhau.
Mạng lệnh của Chúa trước khi Ngài về trời là: "Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người", “đi môn đệ hoá muôn dân” "Các ngươi sẽ làm chứng mọi việc đó..." (Lu ca 24:48). Nhưng Chúa không cho họ đi ra nếu họ không được đầu dẫy Đức Thánh Linh. Ngài phán: "Hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao" (Lu ca 24:49). Điều quan trọng tiên quyết của một chứng nhân nuốn làm chứng cho Chúa Jesus là phải được ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH.
"Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta..." (Công vụ 1:8). Đức Chúa Trời biết chúng ta yếu đuối, sức người chẳng có thể đối địch lại với ma quỉ, cho nên Ngài ban Đức Thánh Linh là quyền năng của Ngài ở trong chúng ta, chính Đức Thánh Linh sẽ làm công việc của Ngài qua chúng ta. "Ai tin sẽ làm công việc của Ta làm và làm việc lớn hơn nữa" (Giăng 14:12). Việc làm của Chúa Jesus làm không phải bởi xác thịt, năng lực của loài người làm được nhưng bởi Đức Thánh Linh. Không ai có thể làm công việc của Chúa Jesus làm nếu không bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Vâng Chính Đức Thánh Linh ở trong Cơ Đốc Nhân, chính Ngài sẽ giúp chúng ta làm những việc phi thường để chinh phục tội nhân. Ngài ban cho chúng ta Thánh Linh, để chúng ta có quyền năng làm những việc Chúa Jesus làm, Ngài đòi hỏi chúng ta phải được đầy dẫy chính Thánh Linh. “Đừng say rượu vì rượu xui cho luông tuồng. Nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Như thế nào là đầy dẫy Đức Thánh Linh?
Có một hình ảnh làm ví dụ cho chúng ta dễ hiểu; Khi chúng ta bỏ một thỏi sắt vào trong lửa, sau một thời gian, chúng ta nhìn thấy nó không còn là thỏi sắt nữa mà là một cục lửa. LỬA Ở TRONG SẮT, SẮT Ở TRONG LỬA. Đầy dẫy Đức Thánh Linh cũng giống như vậy. Đó là chúng ta được Đức Thánh Linh chiếm hữu hoàn toàn. Thánh Linh lãnh đạo toàn diện con người của chúng ta. "Tôi sống, không phải là tôi sống nữa nhưng Đấng Christ sống trong tôi" (Ga la ti 2:20).
Để được như vậy chúng ta phải có những nguyên tắc sau:
1) Luôn khao khát sự đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Chúa Jêsus phán:"Nếu người nào khát, hãy đến cùng Ta mà uống. Kẻ nào tin Ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình.Ngài phán điều đó chỉ về Thánh Linh"(Giăng7:37-39). Khao khát là điều kiện để được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chúng ta phải cảm biết sự yếu đuối, bất lực của mình và cần có Ngài trong từng giây phút. Đa vít nói: "Linh hồn tôi mơ ước Chúa như con nai cái thèm khát khe nước" (Thi thiên 42:1). Sự đầy dẫy Đức Thánh Linh chỉ đến với người cảm biết mình thiếu thốn, chứ không bao giờ đến với người kiêu ngạo. Đức Thánh Linh sẽ không hành động nếu một người luôn tự cho mình là đầy dẫy Đức Thánh Linh .Nhưng nếu chúng ta bước đi trong sự khao khát thì Chúa sẽ hành động.
Người luôn khao khát Chúa hành động là người luôn cầu nguyện, sự cầu nguyện, nương cậy nơi Thánh Linh là điều kiện để cho Đức Thánh Linh hành động, đó là một đời sống “Cầu nguyện không thôi’’. (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17). “nếu các ngươi là người xấu lại biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho những người nào xin Ngài sao?”(Lu-ca 11:13)
Phao lô là người có đủ những yếu tố để hãnh diện, khoe mình về học thức, danh vọng . Nhưng ông luôn cảm biết mình là yếu đuối, ông nói: "Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi" (II. Cô-rinh-tô 12:9). Vậy, chúng ta hãy luôn luôn khao khát và cầu nguyện thì Chúa sẽ làm cho đầy dẫy chính mình Ngài trên chúng ta.
Hội Thánh đầu tiên cầu nguyện để được đầy dẫy Đức Thánh Linh (Công vụ 1:14, 4:51). Sự cầu nguyện là sự sống của Hội Thánh đầu tiên.‘‘Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo.’’(Công vụ 6:4). Đức Thánh Linh chỉ hành động, ban quyền năng trên những người khao khát Ngài, cần sự hành động của Ngài. Dù rằng, Đức Thánh Linh đã hiện diện trong những người tin nhận Chúa Jesus, nhưng người có Thánh Linh và người được đầy dẫy Đức Thánh Linh là hoàn toàn khác nhau. Người có Thánh Linh nhưng không lệ thuộc vào Ngài, không để Ngài dẫn dắt cuộc đời của mình, không có mối quan hệ mật thiết với Ngài. Người đó vẫn sống theo bản năng xác thịt, theo ý riêng, theo sự khôn ngoan riêng. Người đó sẽ không nhận được quyền năng của Đức Thánh Linh.
Một câu chuyện xảy ra trong thời tiên tri Ê li sê đó là, một người đàn bà goá có hai đứa con, cuộc sống rất khốn khổ, mang nợ nần đến nổi chủ nợ đòi bắt hai con của bà làm nô lệ. Sự khủng hoảng càng thêm chồng chất. Bà đã gặp tiên tri Ê li sê van nài. Ê li sê hỏi bà “ Ngươi có vật gì trong nhà ?” Bà thưa: “Con đòi ông không có gì hơn là một hủ dầu”. Tiên tri bảo bà đi mượn thật nhiều bình không rồi bảo bà và các con của bà hãy vào phòng riêng đóng cửa lại rồi đổ dầu vào các bình không đó. Bà làm y như vậy. Quả nhiên dầu chảy ra tràn hết bình này đến bình khác. Đến khi hết bình thì dầu bèn ngưng lại, không chảy nữa.( IICác vua 4:1-7). Hủ dầu này bà đã có trong nhà rất lâu nhưng vẫn không có ích gì. Bà vẫn mang nợ nần, khốn khổ vì bà không biết hủ dầu đó có thể giúp bà trả nợ và nuôi sống cả gia đình . Chỉ khi nào bà vâng lời Chúa, mượn bình không và vào phòng riêng đóng cửa lại thì hủ dầu ấy mới trở nên thực sự có ích.
Hủ dầu đó chỉ về Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh được ban cho chúng ta là để chúng ta có quyền năng làm chứng về Chúa Jesus. Có nhiều người không biết mục đích đó, vẫn cứ nổ lực làm việc, kiếm tiền cho chính mình dẫu thế vẫn không bao giờ đủ. Chúng ta vẫn sống khốn khổ trong bệnh tật, cay đắng, và lo âu, không giúp cho một người nào đến với Chúa Jesus cả. Mỗi ngày nợ yêu thương càng chồng chất. Phao Lô nói “Tôi mắc nợ cả người Gờ réc lẫn người dã man, cả người thông thái lẫn người ngu dốt”.(Rôma1:14). Quyền năng của Đức Thánh Linh là dư dật. Nhưng Ngài không làm gì được khi chúng ta không ý thức mục đích của Chúa ban Thánh Linh ở trong ta để là gì? Nếu chúng ta biết mục đích sống của mình là làm chứng cho Chúa Jesus, ph3i vào phòng riêng đóng kín cửa lại, cầu nguyện kêu xin Đức Thánh Linh đầy day trên mình, để bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, nhờ danh Chúa Jesus để kinh nghiệm quyền năng đuổi quỉ, nhiều đời sống được thay đổi, nhiều tật bệnh được chữa lành thì chính chúng ta sẽ có đời sống sung mãn . Không những thế chúng ta còn đem sự sống của Chúa để chia sẽ cho người khác vì bao nhiêu tội nhân cần được cứu. Và chúng ta cũng cần biết san sẽ dầu Thánh Linh cho nhiều bình không khác. Điều đó chỉ có được khi Đức Thánh Linh hành động. Nếu chúng ta khao khát Ngài. Khao khát là phải vào phòng riêng đóng cửa lại, chỉ về sự cầu nguyện tìm kiếm Chúa, ăn năn những sai trật trong đời sống. Khao khát Chúa ban cho quyền năng để danh Chúa Jesus được vinh hiển. Càng khao khát thì Đức Thánh Linh càng hành động, quyền năng của Đức Chúa Trời trong danh Chúa Jesus được thực hiện. Qua mỗi môn đồ của Chúa đem nhiều linh hồn tội nhân hư mất trở về với Chúa, nhận được sự cứu rỗi. Chúa Jesus phán: “Ta đến để cho chiên được sự sống và được sự sống sung mãn” (Giăng 10:10).
Dầu bèn ngưng lại khi hết bình không. Hình ảnh này nói lên một điều :một khi chúng ta không sống vì mục đích tuôn tràn sự sống đến cho người khác thì dầu bèn ngưng lại. Khi không còn khao khát làm chứng cho Chúa Jesus nữa thì quyền năng Thánh Linh cũng không hành động nữa. Ngày hôm nay có một số quan điểm thần học chủ trương không còn phép lạ. Họ chỉ cần sự khôn ngoan của loài người, cần bằng cấp, học thức hơn là cần Đức Thánh Linh. Không hề có sự kiêng ăn cầu nguyện. Sự khao khát luôn luôn là khi chúng ta ý thức “Ngoài Chúa con không làm gì được” . Những khả năng, tri thức của con người chỉ là con số không mà thôi. Nếu chúng ta đặt số không trước số 1 thì số không vẫn là số không, như khi chúng ta đặt nó sau số 1 thì số không bằng 10, 2 số không bằng 100, ba số không bằng 1000. Và càng nhiều số không đặt sau số 1 thì số không càng lớn. Cũng vậy, nếu chúng ta nhận thấy con không làm chi được, thì hãy đặt Chúa Thánh Linh là số 1, là Đấng dẫn dắc, thì chúng ta sẽ thấy những việc phi thường mà Ngài đã làm qua đời sống chúng ta. Chính điều đó giúp chúng ta cầu nguyện không thôi. Người đầy dẫy Đức Thánh Linh không bao giờ biết mình được đầy dẫy, người đó luôn cảm thấy thiếu thốn, đói khát nguồn dầu mới, và những kết quả theo sau là sự hành động của Đức Thánh Linh chứ không phải của con người. Người đó ngợi khen Đức Chúa Trời và không hề có sự khoe khoang, kiêu ngạo. Người đó hoàn thoàn dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Một số người nói mình được đầy dẫy Đức Thánh Linh rồi nên không cần sự hành động của Đức Thánh Linh nữa. Không còn cầu nguyện, không còn làm chứng rao truyền về Chúa Jesus thì dầu bèn ngưng lại. Chính vì vậy, cuộc đời chúng ta phải luôn khao khát Thánh Linh dẫn dắt, ban ơn, hành động vì Ngài đang thường ở trong chúng ta, chúng ta cần có tấm lòng khao khát sự hành động của Ngài. Thật là tuyệt vời khi chúng ta được chứng khiến công việc phi thường Ngài làm qua cuộc đời của chúng ta. Amen!
2) Đầu phục và bước theo Thánh Linh
Nếu chúng ta nhường quyền lãnh đạo cho Đức Thánh Linh thì hãy vâng lời Ngài. Phao lô khuyên chúng ta: "Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt". "Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước đi theo Thánh Linh vậy" (Ga la ti 5:16,25).
Bản chất con người của chúng ta luôn ưa thích những điều thược về xác thịt, tư dục, nó khiến chúng ta trở thành nô lệ cho điều xấu. Khi Đức Thánh Linh đã được ban cho người ăn năn tin nhận Chúa Jesus, tấm lòng người đó được tái sanh, dầu vậy, người đó phải luôn học lời Đức Chúa Trời và đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh luôn hướng chúng ta đến những việc làm tốt lành. Nhưng trong quan thể của chúng ta vẫn có sự đòi hỏi của xác thịt, cho nên luôn có sự tranh chiến. “ vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với Thánh Linh. Thánh Linh có những điều ưa muốn trái vời những điều của xác thịt, hai bên trái nhau dường ấy cho nên anh em không làm được điều mình muốn làm” (Galati5:17). Chúng ta sẽ nhận thấy rất rõ về trái của xác thịt và trái của Thánh Linh. (Galati 5:19-22). Kinh thánh phán người đó là người sống theo xác thịt, chắc chắn trái của xác thịt bày tỏ ra trên cuộc sống của người đó. “Vả chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an” “vả, những kẻ chăm về xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rôma 8:6,8).
Chính vì vậy, chúng ta phải có quyết định phục tùng Đức Thánh Linh, phải chịu ở dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Nhờ đó, đời sống chúng ta mới sinh ra bông trái của Đức Thánh Linh. Đời sống của chúng ta phải vâng Lời Chúa trong Kinh Thánh. Thánh Linh ở trong lòng sẽ chỉ dẫn chúng ta hành động. Nếu chúng ta không cần biết, không cần nghe theo lời Chúa chỉ đi theo tiếng nói của xác thịt và lòng tư dục, chúng ta sẽ trở nên kẻ chống nghịch, dập tắt, khinh lờn Đức Thánh Linh (I. Tê-sa-lô-ni-ca 5:19, Hê-bơ-rơ 10:29). Những người như vậy chỉ đầy dẫy xác thịt, nhiều khi Đức Thánh Linh ra khỏi đời sống của họ rồi. Hội Thánh Cô-rinh-tô có nhiều ân tứ nhưng trong họ có sự kiêu căng, chia rẽ và đầy dẫy xác thịt. Họ chỉ là con đỏ mà thôi. Đức Thánh Linh chỉ được ban cho kẻ vâng lời Ngài mà thôi. Lời Kinh Thánh phán: “Cũng như Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho kẻ vâng lời Ngài vậy.” (Công vụ 5:32). Tội lỗi là sự ngăn trở lớn khiến Đức Thánh Linh không thể hành động. Trong lịch sử của Hội Thánh, sự phấn hưng lúc nào cũng kèm theo sau sự ăn năn, xưng tội. Hãy xưng ra tất cả mọi lỗi lầm của mình, xin sự thương xót của Chúa. Có những tội lỗi mà chúng ta không nhớ nên chúng ta cần phải để nhiều thì giờ cầu nguyện xin Thánh Linh tra xét, dò thấu vào tận nơi kín dấu để lòng chúng ta được tan vỡ, như một cái bình được súc sạch để đựng dầu quí. Chúa Giêxu phán : "Không ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ,nếu vậy thì miếng nỉ mới chằng rách áo cũ, mà đàng rách đành xấu thêm. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; Nếu vậy rượu làm vỡ bầu,rượu mất mà bầu cũng chẳng còn. " (Mác 2:21-22). Chỉ có sự tha thứ trọn vẹn một khi chúng ta thay đổi, thực lòng ăn năn thì Đức Thánh Linh mới đầy dẫy trên chúng ta. (Công Vụ 2:38). Nhờ đó, lỗ tai chúng ta được nhạy bén nghe tiếng nói của Ngài, được Ngài chỉ dẫn các nẻo của chúng ta. Hãy để Đức Thánh Linh xử lý con người chúng ta trước, để không còn cặn bã, ô uế của xác thịt, không còn sự kiêu căng về học thức, ý thức được con người không ra gì của mình chỉ là số không trước mặt Ngài. Lúc bấy giờ chúng ta mới có thể lệ thuộc Ngài, mới kêu cầu Ngài cứu giúp và Ngài sẽ làm trọn công việc của Ngài trên đời sống chúng ta.
Một thái độ nguy hiểm trở nên tội phạm với Đức Thánh Linh mà Chúa Jesus đã nhắc đến : “Nếu ai nói phạm đến con người thì sẽ được tha, song nói phạm đến Đức Thánh Linh thì dầu đời này cũng như đời sau cũng không được tha”(Mathiơ 12:32). Một trong những tội phạm đến Đức Thánh Linh mà trong Hê bơ rơ nhắc đến đó là “tội cố ý phạm tội” . Lời Chúa phán: “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà cố ý phạm tội, thì không còn tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ chờ đợi kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi” người nầy được gọi là người “khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn” (Hêb.10:26-29). Tội không được tha là tội không ăn năn, Có một số người dạy người tin nhận Chúa Jesus một lần đủ cả, không được xưng tội hay ăn năn nữa. Vì Chúa tha tội cho chúng ta tội trong qúa khứ, trong hiện tại và trong tương lai. Rõ ràng đây là lời dạy không đúng với lời Chúa. Có rất nhiều lần Chúa đã kêu gọi hội thánh ăn năn.(Khải huyền 2,3) Cho nên tội không ăn năn là tội chống nghịch, khinh lời Đức Thánh Linh.(Hêbơrơ 10:26-29). Chúng ta phải bước đi theo Thánh Linh chớ hề làm trọn những ưa muốn của xác thịt. Tôi nhớ vào những năm ở tuổi thiếu niên, vì đua đòi nên tôi vào một tiệm tạp hóa ăn trộm một hộp tiền, tôi thấy lúc đó chẳng có ai biết cho nên tôi cảm thấy yên tâm.Tôi đã phạm tội với biết bao tội lỗi dấu kín. Dù bề ngoài tôi rất hiền lành, lại là con mục sư nên tôi cần phải hành động thật kín dấu. Cho đến năm 1984, một đêm tôi được Chúa Thánh Linh cáo trách. Ngài kéo tôi đến sự phán xét, dường như trong tâm trí tôi hồi tưởng lại những hành động thật tồi tệ. Tôi sợ hãi khóc lóc xin sự tha thứ. Đến bốn giờ sáng Chúa phán với tôi : “Tội của con đã được tha”. Tôi cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn. Nhưng mỗi lần tôi tham gia vào những buổi cầu nguyện phấn hưng Chúa Thánh Linh nhắc tôi phải khai trình và bồi hoàn với người mình phạm. Điều đó thật là khó thực hiện. Và trong suốt thời điểm gặp Chúa, mỗi lần cầu nguyện khao khát phục hưng, Thánh Linh luôn nhắc tôi phải giải quyết. Cho đến năm 1998, tôi quyết định viết một bức thư ăn năn xin người bạn tôi tha thứ và gởi số tiền bồi hoàn mà trước đây tôi đã lấy. Cảm tạ Chúa, từ lúc đó tâm hồn tôi thật nhẹ nhàng, phước hạnh. Lời Chúa phán:“Nhưng hết thảy mọi sự đều được tỏ ra bằng sự sáng; phàm điều chi đã tỏ ra thì đều trở nên sự sáng vậy”( Ephêsô 5:13) Halêlugia.
Đầu phục Đức Thánh Linh là từ bỏ những tánh xác thịt tội lỗi hư hoại để đời sống sinh ra bông trái của Đức Thánh Linh. Vì “Trái của Thánh Linh là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ”( Ga-la-ti 5:22)
Đức Thánh Linh là Đấng giúp chúng ta học Kinh Thánh, cầu nguyện, thực hiện Lời Chúa, nhận được quyền năng làm chứng về Chúa. Ngài là tất cả trong cuộc đời chúng ta. Chính Ngài làm cho Đấng Christ được thành hình trong đời sống của chúng ta. Nhưng điều cần là chúng ta phải đầu phục Đức Thánh Linh, lòng chúng ta luôn mềm mại trước sự cáo trách của Đức Thánh Linh, phải sẵn sàng giải quyết những sai phạm của mình trước sự dạy dỗ của lời Chúa, đó là đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh và luôn đầy dẫy chính mình Ngài. Để đời sống chúng ta làm vinh hiển danh Chúa. Amen.
3) Ân tứ Đức Thánh Linh :
- Ân tứ là công việc của Đức Thánh Linh được ban cho Cơ Đốc Nhân để phục vụ Đức Chúa Trời. Cho nên khi một người muốn dâng đời sống để Chúa sữ dụng hầu việc Chúa. Người đó rất cần ân tứ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh được ban cho ở trong mỗi đời sống Cơ Đốc Nhân, Ngài sẵn sàng ban cho chúng ta có ân tứ để phục vụ Chúa. Chúa sẽ ban cho chúng ta ơn càng thêm ơn để chúng ta phục vụ Chúa có hiệu quả. Phao lô nói: “Không phải tự mình chúng tôi có tài năng mà nghĩ việc gì như bởi chính mình chúng tôi, nhưng TÀI NĂNG CỦA CHÚNG TÔI ĐẾN TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI; Ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước bằng chữ, bèn là giao ước về Đức Thánh Linh; vì chữ làm cho chết nhưng Thánh Linh làm cho sống” ( IICôr. 3:5,6). Cho nên chúng ta cần cầu xin Đức Thánh Linh ban ân tứ để chúng ta hầu việc Chúa có kết quả. Chúng ta xem trong I Cô rinh tô 12:7-10. được liệt kê ra nhiều ân tứ, có những ân tứ được liệt kê từ câu 27-30. sứ đồ, tiên tri, thầy giáo, làm phép lạ, ơn chữa bệnh, cứu giúp, cai quản, phân biệt các thần, nói tiếng lạ, thông giải tiếng lạ… “ Mọi việc đó cùng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát riêng cho mỗi người.”(I cô-rinh-tô 12:11) ân tứ thì nhiều nhưng cùng một Đức Thánh Linh ban cho từng người “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ một Thánh Linh, có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ một Chúa. Có các việc làm khác nhau nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời”(I côr. 12:4,5). Mục đích Chúa ban ân tứ là để gây dựng thân thể của Đấng Christ “nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ”(Ê-phê-sô 4:13). Chúng ta cần xem trọng những ân tứ của Đức Thánh Linh và khao khát nhiều ân tứ của Đức Thánh Linh để hầu việc Chúa. Nhưng không có nghĩa là ân tứ mình có buộc mọi ngừơi phải có, nếu họ không có thì chúng ta khinh dễ. Chúng ta thường có khuynh hướng xem trọng ân tứ của mình và xem thường ân tứ của người khác. Điều đó sẽ dẫn đến sự kiêu ngạo, gây chia rẽ. Đó là thực trạng của hội thánh Cô-rinh-tô. Trong kinh thánh Phao Lô đã phân tích và đặt câu hỏi: “Há cả thảy là sứ đồ sao?, cả thảy là tiên tri sao? Cả thảy là thầy giáo sao? Cả thảy đều nói tiếng lạ sao… Cả thảy đều thông giải các thứ tiếng sao?....”(I Cô rinh tô 12:29,30). Cho nên, những ân tứ là được Đức Thánh Linh ban cho riêng từng người. ÂN TỨ bao gồm nhiều công việc của Đức Thánh Linh được ban cho với mục đích gây dựng chính mình và Hội Thánh. Chúng ta hãy mong ước mình có nhiều ân tứ để hầu việc Chúa có kết quả.
Riêng về ân tứ nói tiếng lạ phải phân biệt có hai loại:
1. Tiếng ngoại quốc: Các thứ tiếng mà Đức Thánh Linh ban cho các môn đồ nói khi họ được đầy dẫy Đức Thánh Linh được ghi trong sách Công vụ các sứ đồ đó là tiếng ngoại quốc, là thứ tiếng có trong loài người. “Chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói lên sự cao trọng của Đức Chúa Trời”(Công vụ 2:11). Thường trong Công-vụ dịch là tiếng ngoại quốc. Ý nghĩa mà Chúa muốn chúng ta hiểu MỤC ĐÍCH ĐỨC THÁNH LINH BAN XUỐNG là ban sứ mạng sai Hội Thánh PHẢI TRUYỀN GIÁO CHO TẤT CẢ CÁC DÂN TỘC. CÁC THỨ TIẾNG. (Lu ca 24:46) Trong khi đo, các môn đồ là dân Do Thái, họ rất kỳ thị dân ngọai và ngôn ngữ ngoại bang. Họ không bao giờ dùng miệng của mình để nói tiếng ngoại quốc. Nói tiếng ngoại quốc là người ô uế. Mọi người ngoại muốn gia nhập vào Do Thái giáo, muốn thờ phượng Đức Chúa Trời, bắt buộc họ phải nói ngôn ngữ Hê Bơ Rơ. Đức Thánh Linh cần phá vỡ sự kỳ thị đó bằng cách cho họ nói một ngôn ngữ lạ(lạ vì họ không biết đó là tiếng gì) số người Do Thái thì cho họ là người say rượu nhưng hơn 15 sắc dân là những người ngoại quốc đang hiện diện, họ nghe và hiểu được vì họ nghe được tiếng xứ mình . Cho nên trong bản kinh thánh Việt Ngữ dịch là tiếng ngoại quốc. Đa số nhà thần học nói rằng thứ tiếng này đã chấm dứt khi ngôn ngữ được truyền thông bằng thông dịch. Thậm chí có người cho tiếng lạ là “tà giáo”. Dầu vậy, nếu có trường hợp cá biệt, bởi nhu cầu truyền giáo Đức Thánh Linh vẫn cho có người nói tiếng ngoại quốc hoặc hát một thứ tiếng mà mình không biết, cho nên đối với người nói là tiếng lạ, nhưng bằng một thứ tiếng có trong loài người để người ngoại quốc được nghe tiếng xứ mình. Mục đích Chúa Thánh Linh ban cho các môn đồ nói các thứ tiếng để truyền giáo cho mọi dân tộc, mọi tiếng nói. Đức Thánh Linh vẫn có thể hành động khi đó là mục đích để cứu những linh hồn tội nhân.
2 - Tiếng lạ dùng để nói chuyện với Đức Chúa Trời, đây là thứ tiếng đựơc đề cập đến trong I Cô-rinh-tô 14. Tiếng lạ này được Đức Thánh Linh ban cho là ngôn ngữ đặt biệt để cầu nguyện, chính vì vậy, người nghe nói tiếng lạ thì không ai hiểu được, và chính người nói cũng không hiểu. ( I Cô-rinh-tô 14:2,10-19). “Khi cả hội thánh nhóm lại một nơi. Nếu ai nấy đều nói tiếng lạ, nếu có kẻ tầm thường hoặc kẻ chẳng tin vào nghe, họ há chẳng nói anh em là điên cuồng sao?” (I Cô-rinh-tô 14:23) Nhưng tiếng lạ này là tiếng gì? Có người nói: “tôi nói được bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc v.v… Thật sự, Nếu Đức Chúa Trời cần mở miệng cho chúng ta cầu nguyện bằng tiếng nước khác thì điều đó có ích gì? Phải chăng Ngài thích nghe tiếng trung quốc, tiếng Anh, tiếng Đức… hơn tiếng Việt Nam, tiếng xứ mình? Đó chắc chắn không phải là tiếng mà Đức Chúa Trời muốn ban để chúng ta cầu nguyện. Cho nên, tiếng lạ tôi được Đức Thánh Linh dạy dỗ đó là tiếng thiên sứ, vì trong I Cô-rinh-tô 13:1 đã nói: “ Dầu tôi nói được các thứ tiếng của loài người và tiếng Thiên sứ..” tiếng thiên sứ là tiếng gần gủi với Đức Chúa Trời, cho nên Đức Thánh Linh ban cho để cầu nguyện thì không ai hiểu được. “Vì người nào nói tiếng lạ không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu…”(I Cor.14:2) Chính vì vậy, nếu ai sử dụng nơi tập thể thì phải có thông dịch, nếu không có thì người đó phải làm thinh. Như vậy, ân tứ nầy dùng để cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tốt nhất chỉ sử dụng trong phòng riêng để cầu nguyện ( Mathiơ 6:6).
ĐIỀU CẦN LƯU Ý: Tiếng của Thiên sứ thì Chúng ta cũng nên nhớ rằng: Lu-xi-phe trước khi phạm tội cũng là Thiên sứ trưởng của Đức Chúa Trời. Hiện nay có nhiều thiên sứ sa ngã, trở nên một thế lực tối tăm chống nghịch lại với Đức Chúa Trời, cho nên, người ngoại khi họ nhập đồng, họ vẫn có nói một thứ tiếng lạ mà kinh thánh gọi là nói “líu lo,ríu rít”(Ê-sai 8:11). Trong thế giới thần linh có Thiên sứ thiện và Thiên sứ ác. Người nói tiếng lạ không tự chủ được vì trí khôn lơ lửng, cho nên nếu có người chỉ muốn nói tiếng lạ để cho mình là người được đầy dẫy Đức Thánh Linh, trong ý thức kiên ngạo, ma quỉ cũng rất dễ dàng hành động, cho nên, có rất nhiều trường hợp bị qủi ám. phải tập trung đuổi quỉ; Chúng ta cũng cần phải cẩn thận. Tiếng lạ phải để cho Đức Thánh Linh ban cho, không tự nói theo ý xác thịt để tỏ ra mình được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Nói tiếng lạ không nhằm mục đích kiêu ngạo mà quan trọng là đời sống được gây dựng và phải có kết quả, vì vậy Chúa Jesus muốn cho chúng ta biết thế nào là người được đầy dẫy Đức Thánh Linh hay là xác thịt: XEM TRÁI BIẾT CÂY. (Mathiơ 7:15-20).
- Có người cho rằng : phải nói tiếng lạ mới đầy dẫy Đức Thánh Linh. Cầu nguyện tiếng lạ là cầu nguyện bởi Thánh Linh còn cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ là cầu nguyện bởi trí khôn. Nếu không có tiếng lạ là đời sống chỉ hành động theo xác thịt của loài người. Điều này là quan điểm cực đoan, hoàn toàn sai với lẽ thật. Bởi họ đồng hoá tiếng lạ với Thánh Linh là một. Thật sự Đức Thánh Linh là một thân vị. Một Đấng được ban cho chúng ta để dẫn dắt trong mọi hoạt động của Cơ Đốc Nhân. Cho nên, dù là chúng ta cầu nguyện bởi tiếng mẹ đẻ, hay hành động mà có tấm long nhờ cậy Đức Thánh Linh, được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh thì lời cầu nguyện đó được gần gũi với Đức Chúa Trời, lời cầu nguyện đó cũng được gây dựng “Cũng một lẽ đó, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; Nhưng Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta” (Rôma 8:26). Đây không phải là cầu nguyện bằng tiếng lạ, nhưng là lời cầu nguyện được Đức Thánh Linh dẫn dắt, cầu thay trong sự cầu nguyện. Chính vì quan niệm cựu đoan như vậy, nên hội thánh Cô rinh tô đã có sự cải vã, tranh cạnh, gây sự chia rẽ trầm trọng trong hội thánh. Vì cớ đó mà Phao Lô đã viết chương 12,13 và14 để chấn chỉnh lại những cực đoan của những người nói tiếng lạ. Phao Lô đã dùng những từ ngữ có tính cách nặng để quở trách những người có quan niệm cực đoan về tiếng lạ. Chúng ta nên nhớ rằng : Đức Thánh Linh là một thân vị, một Đấng Toàn Năng. Ngài là hiện thân của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con ở trong Cơ Đốc Nhân. Còn ân tứ là công việc của Đức Thánh Linh, Thánh Linh có nhiều công việc khác nhau, nhiều ân tứ khác nhau, nhưng mọi ân tứ đến từ một Đức Thánh Linh, theo ý Ngài muốn phân phát riêng cho mỗi người.(I Côr. 12:4-11).
Tạ ơn Chúa, vì Chúa ban cho tôi có ân tứ này nhưng tôi cũng phải xem trọng những ân tứ của người khác nữa. Chúng ta mang tinh thần tiên tri suy phục tiên tri (14:32,33) Amen. Chúng ta khao khát mỗi người được nhiều ân tứ của Đức Thánh Linh để phục vụ Chúa có kết quả. Nhưng điều chúng ta khao khát hơn đó là TÌNH YÊU THƯƠNG. (I Cô-rinh-tô 13:1-13) Vì chỉ có tình yêu thương chính là bông trái của Đức Thánh Linh, tình yêu thương mới xác nhận chúng ta là môn đồ của Chúa Jêsus mà thôi. Amen.
MỘT CHỨNG NHÂN MUỐN THÀNH CÔNG HÃY CẦU NGUYỆN,CẦU NGUYỆN VÀ CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC ĐẦY DẪY ĐỨC THÁNH LINH.
Nhờ đời sống cầu nguyện chúng ta sẽ được Ngài sử dụng để gây dựng Hội Thánh, chinh phục nhiều linh hồn tội nhân, cửa thiên đàng được mở rộng, nhiều người bước vào thiên đàng, quyền lực của ma quỉ bị trói cột, thất bại. Khi ấy chính nghĩa Tin Lành của Đức Chúa Trời được mở rộng trong thế gian này cho đến ngày Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm. Amen.