VI - ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
VI - ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
(Luca 18:1-8)
CẦU NGUYỆN đối với Cơ Đốc nhân như hơi thở thuộc linh, là mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời. Chúng ta được cầu nguyện, được nói chuyện trực tiếp với Chúa là một ân huệ lớn lao. Chúng ta có được điều đó là nhờ vào chính sự chết của Chúa Jêsus. Trước nhất, chính Đức Chúa Trời muốn thông công với con người, muốn tiếp xúc với con người, cho nên Ngài đã ban Chúa Jesus giáng sinh làm người để giải quyết sự bất hòa do tội lỗi gay ra. Ngài muốn đem con người đến gần với Ngài nên khi Chúa Jêsus trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá thì bức màn trong đền thờ - bức màn ngăn cách con người với Đức Chúa Trời bị XÉ RA LÀM ĐÔI TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI (Mác 15:38). Đó là cái giá rất đắt mà Chúa Jesus đã trả, để ngày nay chúng ta có được mối tương giao diệu kì với thiên thượng. Trong Kinh Thánh, thư Hê-bơ-rơ 10:19,20, Chúa phán: "Hỡi anh em, vì chúng ta được dạn dĩ vào nơi chí thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài".
Chỉ có sự cầu nguyện mới biểu lộ chứng quyết chúng ta được liên kết với Ngài, mới đưa chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đó là giây phút Thiên đàng, giây phút phước hạnh không gì sánh bằng! Chúng ta có nhận thấy sự phước hạnh đó không ?
Chúa phán :“ Nhà Ta là Nhà Cầu Nguyện “ (Ê-sai 56:7)
Kinh Thánh cho chúng ta biết đó là nơi ngự của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy tham khảo hai thời kỳ trong Kinh Thánh để hiểu lẽ thật về điều đó.
Đền thờ cựu ước xuất-ê- díp – tô- ký 25,26
Hành lang Nơi Thánh Thầy Chí thánh
Dân Sự Ban Thầy Tế THIÊN
Tế Lễ lễ CHÚA
Bàn sinh tế Thượng phẩm
Đền Thờ Tân Ước: Đền Thờ Thiêng Liêng
Chúa Phục sinh làmthầyTế lễ thượng Phẩm
Hành Lang Nơi Thánh J Chí Thánh
thế giới E
Tội Nhân Hội Thánh S Thiên Chúa
U
thầy tế lễ S
Hêb.10:12-16 IPhi.2:9 Hêb.7:25,8:1
Đền thờ thân thể : I Côrinhtô 3:16 , 6:19,20
Thể xác
Hành lang
Hồn
Nơi thánh
LINH
Chí Thánh
I Tê-sa-lô-ni-ca 5 : 23
Hiện nay nơi nào là nơi hiện diện của Thiên Chúa? Cực ước là đền thờ Giê-ru-sa-lem. Nhưng qua những hình trên chúng ta thấy vào thời tân ước, Đức Chúa Jêsus đã dời đền thờ của Đức Chúa Trời vào trong thân thể những người tin nhận Chúa Jêsus. Huyết Ngài đã rửa sạch mọi tội lỗi, khiến đời sống Cơ Đốc Nhân được trở nên thánh khiết để Đức Thánh Linh ngự vào Tâm Linh người ấy. Biến đời sống người ấy trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời, là NHÀ CẦU NGUYỆN. Khi Chúa và các môn đồ lên thành Giê-ru-sa-lem, đến gần đền thờ, các môn đồ nhìn thấy sự vĩ đại của đền thờ đó. Nhưng Chúa Jesus phán: “hãy phá hủy đền thờ này đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại”. (Giăng 2:19) Ngài nói điều đó ám chỉ về chính than thể của Ngài phải chết đi trong ba ngày Ngài sống lại. Khi Chúa nói chuyện với người đàn bà tại giấng Si-kha, người phụ nữ ấy hỏi Chúa Jesus rằng: “Tổ phụ chúng tôi thì thời Chúa tại hòn núi nay còn người Giu-da nói rằng nơi đáng thờ lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem” ý người muốn hỏi Chúa hiện diện ở dâu?. Chúa Jêsus phán : “Hỡi người đàn bà kia, hãy tin Ta,khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng phải tại trên hòn núi nầy,cũng chẳng tại thành Giê-Ru-Sa-lem.... “ Đức Chúa Trời là Thần nên ai Thờ lạy Ngài thì phải lấy Tâm Thần (Linh ) và Lẽ Thật mà thờ lạy.”(Giăng 4:20,24). Chính vì vậy, trong thời tân ước sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở ngay trong tâm linh của người tin nhận Chúa Jesus là cứu Chúa của họ. Biến thân thể họ thành đền thờ cho Chúa ngự, được gọi là NHÀ CẦU NGUYỆN. Chúng ta chỉ gặp gỡ Chúa khi tâm trí (hồn) phải hướng về linh. Chúng ta tìm kiếm Chúa HẾT LÒNG. (Giê-rê-mi 29:13). Từ nơi sâu thẳm của tâm linh chúng ta mới gặp được Chúa. Cho nên, người thuộc linh là người luôn hướng hồn của mình về nơi Thánh Linh là Đấng hiện diện trong tâm linh cầu xin sự dẫn dắt của Đức Thánh linh. Nhờ đó hồn điều khiển thể xác sinh ra những việc làm bởi Đức Thánh Linh.(người thuộc linh) Nhưng tín hữu không ý thức liên kết không thôi với Chúa Thánh Linh chắc sẽ sinh ra trái của xác thịt. (Người xác thịt) chính vì vậy, sự đòi hỏi của Chúa là PHẢI CẦU NGUYỆN KHÔNG THÔI CHỚ HỀ MỎI MỆT.
Chúng ta cần thẩm định giá trị quan trọng của sự cầu nguyện cho chính đời sống thuộc linh của mình. Nhờ đó chúng ta khao khát sống một đời sống cầu nguyện, thích thú trong sự cầu nguyện, và"không hề mỏi mệt trong sự cầu nguyện" (Luca 11:1).
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ CẦU NGUYỆN
1. Làm sống và tăng năng lực thuộc linh chiến thắng bản ngã:
Hơi thở cần cho sự sống thể nào thì sự cầu nguyện cũng cần cho sự sống tâm linh thể ấy. Sự cầu nguyện giúp chúng ta tiếp nhận sự sống từ nơi Chúa như nhánh nho và gốc nho, nhánh liên tục hút nhựa sống, chất bổ dưỡng từ gốc cung cấp cho. Nhánh nho không thể tự nó sống được mà nó sống được là nhờ lệ thuộc vào gốc nho. Chúa Jêsus phán : "Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta và Ta ở trong họ, thì sinh ra lắm trái. Vì ngoài Ta các ngươi chẳng làm chi được" (Giăng 15:5).
Sự cầu nguyện làm tăng năng lực thuộc linh. Vì tại chỗ này, chúng ta tiếp nhận nguồn năng lực siêu nhiên từ Đức Chúa Trời. Đối diện với bản ngã, xu hướng của xác thịt, lòng tư dục chúng ta thấy mình bất lực. Nhờ sự cầu nguyện chúng ta mới có thể chiến thắng được. Trên con đường thập tự gia, đối diện với sự đau khổ, Chúa Jêsus hình dung ra sự đau đớn mà Ngài phải gánh chịu .Ngài cảm thấy hãi hùng dường như muốn trốn chạy.Và tại vườn Ghết-sê-ma-nê Chúa đã cầu nguyện : "Cha ơi! Xin cất chén này khỏi con.” Ngài phải chiến đấu nhiều trong sự cầu nguyện đến nỗi mồ hôi đổ ra như giọt máu lớn rơi xuống. Ngài đã đắc thắng "Không theo ý con nhưng theo ý Cha" (Lu ca 22:42-44). Ngài được Thiên sứ đến thêm sức đủ để bước trọn trên con đường thập tự ấy. Chúa Jesus muốn chiến thắng sự đòi hỏi của xác thịt trước nhất Ngài phải chiến thắng trong sự cầu nguyện tại ờn Ghết-sê-ma-nê, điều đó để lại cho chúng ta một tấm gương.
Bản ngã, tư dục là thực hữu sống trong mỗi con người, nó là sự kiêu ngạo, tham muốn thế gian, sự lo lắng ăn gì, uống gì mặc gì?, thậm chí mong ước nhiều vật chất để hưởng thụ cho mình. Từ những động lực từ bên trong đó, nó sẽ sản sinh ra những hành vi tội lỗi. Chúa Jesus phán: “Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng. Sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm tham lam, hung ác, gian dối, con mắt hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiên ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người”(Mác 7:21,22). Như vậy, những tham muốn từ trong con người như nhu cầu ăn mặc, đáp ứng cho thể xác con người là điều kiện mà dường như mỗi con người đều sống bởi mục đích đó. Những điều đó như “sự mê tham của mắt, mê tham của xác thịt và sự kiêu ngạo của đời”Người ta thường nói “Lòng tham vô đáy” hay là “ Được voi đòi tiên, đứng núi nay, trông núi nọ”. Con người luôn mơ ước, khi đã đạt được rồi lại muốn điều khác. Dường như con người sống không thỏa mãn điều mình đã có. Những người sống như vậy, lời Chúa phán đó là lối sống “thù nghịch lại với thập tự giá của Đấng Christ” “Họ lấy bụng mình làm chúa mình” (….)Nó trở thành bản chất trong con người. Khi tôi chưa được thăm viếng của Chúa, Chưa có một tâm trí thuộc linh. Mỗi buổi sáng, tôi phải quay một thùng kem để vợ tôi bán, mỗi lần quay như vậy, tôi phải lấy ½ cây nước đá để tạo lạnh làm đông kem. Hôm đó, tôi đứng bên trong, người bán đá chặc nữa cây đá không cân đối. Tôi phải lấy ½ cây đá nhỏ hơn. Tôi rất bực tức, vứa đi vừa lầm bầm. Vừa bước xuống bực tam cấp, tôi dậm phải một cây củi đánh vào xương ống quyển của tôi rất đau, tôi càng tức hơn, lay cây củi vứt thật mạnh xuống đất. Sau khi tôi quay xong thùng kem, tôi để lên xe đạp để chở ra chợ bán. Chúa khiến tôi vấp cục đá ngã thùng kem xuống đổ tứ tung. Tôi cảm thấy mất phước. Sau này, tôi được Chúa thăm viếng, chỉ mất một chút nước đá chỉ khoảng 200DVN. mà tôi cảm thấy tức giận. Tôi nhận thấy bản chất con người mình quá ích kỷ, nhỏ mọn. Người ta thường nói: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”. Tôi ý thức rằng điều gì ra từ lòng người đếu là xấu xa và ích kỷ. Tôi đã cầu nguyện ăn năn, xin Chúa thay đổi tấm lòng của con cho tấm lòng của Ngài, tâm trí con cho tâm trí của Ngài. Tôi đã từng cầu nguyện khóc với Chúa ăn năn về thực trạng của mình. Từ đó Đức Chúa Trời thay đổi tấm lòng tôi. Xem những vấn đề của thế gian như không còn tham muốn nữa, muốn sống trọn vẹn cho tình yêu của Đức Chúa Trời. Không còn cảm nhận sự lo lắng cho cuộc sống ngày mai, chỉ lo cho những linh hồn chưa được cứu. Từ đó tôi có đức tin nương dựa nơi Đức Chúa Trời. Halêlugia.
Gia cốp muốn thay đổi bản chất của một con người xấu xa, lừa đảo để trở thành con người mới nhấn được phước lành, ông phải chiến thắng trong sự vật lộn với Đức Chúa Trời. Ông lấy hết sức để chiến đấu với thiên sứ của Đức Chúa Trời. Ông không chịu buông Đức Chúa Trời nếu Ngài không ban phước cho ông. Dù ông bị đánh vẹo chân, nhưng ông vẫn nhất định không buông và cuối cùng ông đã chiến thắng. (Sáng thế ký 32:24).
Chúng ta cũng vậy, muốn có năng lực để chiến thắng ngay chính con người của mình thì phải chiến đấu và chiến đấu nhiều hơn trong sự cầu nguyện.
- 2. Cầu nguyện để chiến thắng sự cám dỗ của ma quỉ
Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau : Một ngày kia, khi quỉ vương nhận thấy vương quốc Đức Chúa Trời phát triển mạnh mẽ nhờ Hội Thánh của Đấng Christ. Nó liền triệu tập một cuộc họp với các quỉ dữ để bàn kế hoạch hủy diệt Hội Thánh. Trong cuộc họp đó. Quỉ vương xin các quỉ hiến kế. Một quỉ nói : “ Người ta nói có thực mới vực được đạo, vì vậy ta hãy dùng cách tịch biên gia sản của nó, chắc chắc nó sẽ bỏ Chúa của nó”. Quỉ vương nó rằng: “Không được, chính thầy nó đã bảo nó phải bỏ mọi sự mà theo Thầy và chúng nó đã bỏ mọi sự theo thầy của nó. Nếu chúng ta làm như vậy là giúp cho nó giống thầy của nó rồi”. Con quỉ khác nói: “Chúng ta bắt nhốt tù và tử hình thì nó sẽ sợ bỏ đạo ngay”. Quỉ vương nói: “Không được, vì nó muốn đi ở với thầy nó trên thiên đàng, nếu ta làm vậy vô tình giúp nó lên thên đàng sung sướng hơn.” Một con quỉ khác : “À! Chúa nó rất thánh khiết. Bây giờ mình sẽ sử dụng thế gian, vật chất, sắc đẹp để dụ nó làm cho nó không còn thì giờ để cầu nguyện, bỏ nhóm thờ phượng chắc chắn nó sẽ yếu đuối mà phạm tội. Khi nó phạm tội thì Chúa của nó bỏ nó, như vậy nó sẽ thuộc về chúng ta”. Quỉ vương nói: “Đây là kế hay. Chúng ta hãy tập trung vào kế này chắc chắn sẽ thắng”.
Ma quỉ là vua cầm quyền chốn không trung, là thần dữ ở các miền trên trời. Thế lực của nó được tự do để tìm các phá huỷ công việc của Đức Chúa Trời trên đời sống của Cơ Đốc Nhân. Dù nó đã bị thất bại trước Đấng Cứu Thế bởi sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus. Ma quỉ luôn giăng những cái bẫy để chúng ta phải vấp ngã, phạm tội thế nên chúng ta phải cầu nguyện nhiều thì mới chiến thắng được sự cám dỗ của ma quỉ. Chúa Jêsus đã kêu gọi và cảnh báo với các môn đồ : "Hãy cầu nguyện để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ của ma quỉ, tâm thần thì muốn lắm, xác thịt thì yếu đuối"(Mathio 26:41). Nhưng các môn đồ cứ tưởng mình mạnh mẽ có thể theo Chúa và trung thành với Ngài được nên khi vào vườn Ghết sê Ma Nê họ cứ ngủ. Dù Chúa Jesus đã đánh động, kêu gọi họ hãy thức canh cầu nguyện, nhưng “vì mắt họ đừ quá rồi” (Ma thi ơ 26:45) . Cuối cùng họ thất bại thê thảm, sa ngã trước một thách thức nhỏ nhất. Chúa biết sức mạnh của ma quỉ, sức con người chẳng ra gì. Chúa trông chờ lời cầu nguyện của mỗi chúng ta để Ngài có thể hành động bởi sự toàn năng của Ngài. Ma quỉ chỉ run sợ trước uy quyền của Chúa mà thôi. Cho nên Chúa khuyên chúng ta : "Hãy tỉnh thức mà cầu nguyện. Kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được" (I Phi-e-rơ 5:8). Vua Đavít đã kinh nghiệm sự đắc thắng và ông nói : "Ngày nào tôi kêu cầu, các kẻ thù nghịch tôi thối lại đằng sau" (Thi thiên 56:9).
Đời sống chúng ta phải nhận thức rằng: “Tâm thần thì muốn lắm nhưng xác thịt thì yếu đuối”. “Ngoài Ngài con không làm gì được”. Phải nhận biết sự bất lực của chính mình để luôn nhờ sức toàn năng của Chúa mà địch cùng mưu kế của ma quỉ.“Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa nhờ sức toàn năng của Ngài.”(Ê-phê-sô 6:10). Dù Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, dù Chúa Jesus đã đắc thắng thế gian và ma quỉ rồi. Và hiện nay hết thảy quyền phép trên trời, dưới đất đã giao cho Ngài. Nhưng Ngài không thể làm gì được nếu chúng ta không cầu nguyện. Chúa Jesus phán: “Hãy cứ ở trong ta và ta ở trong các ngươi thì sinh ra lắm trái, vì ngoài ta các ngươi chẳng làm chi được” (Giăng 15:5). Khi chúng ta không cầu nguyện thì Sa tan có thể nói với Đức Chúa Trời rằng “Hội thánh đâu có cần Ngài vì nó đâu có nhờ cậy Ngài mà Ngài giúp đỡ”. Một khi chúng ta không được Đức Thánh Linh hành động thì chúng ta luôn sống trong sự yếu đuối, dễ dàng phạm tội làm ô uế chiếc áo trắng mà Chúa đã mặc cho chúng ta nhờ huyết của Đức Chúa Jesus. (Khải huyền 3:1-2). Chính vì vậy chúng ta rơi vào tình trạng “có tiếng là sống nhưng là chết” .Chỉ có sự cầu nguyện của chúng ta mới tạo đủ điều kiện pháp lý cho Đức Chúa Trời hành động. Chính vì vậy Chúa phán với chúng ta rằng: “Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho; Ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết” (Giê rê mi 33:3).
- 3. Cầu nguyện để gây dựng Hội Thánh
Chúng ta nổ lực để dạy đạo, gây dựng Hội Thánh nhưng nếu thiếu cầu nguyện thì chẳng ích lợi gì. Làm thể nào tín hữu áp dụng được Lời Chúa cho chính đời sống của mình, nếu không bởi sự hành động của Chúa Thánh Linh? Nếu chúng ta dạy đạo chỉ đem cho anh em mình bằng lý thuyết, mà không thực hiện nỗi thì có ích gì ? Sự cầu thay cho Hội Thánh sẽ khiến cho Đức Chúa Trời hành động trong lòng của từng Cơ Đốc nhân.
Sứ đồ Phaolô là người rất hăng say trong việc truyền giáo, gây dựng Hội Thánh nhưng ông không bao giờ ngưng câu nguyện. Ông luôn là người cầu thay cho hội thánh: "Chúng tôi cầu nguyện cho anh em không thôi… Cứ cầu nguyện không thôi, xin Đức Chúa Trời ban cho anh em được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời... Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa" (Cô-lô-se 1:3-10).
Ê-pháp-ra là người gây dựng hội thánh Cô-lô-se, nhưng tại La mã ông "đã vì anh em mà chiến đấu không thôi trong khi cầu nguyện để anh em trở nên toàn vẹn và trọn niềm vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời" (Cô-lô-sel 4:12).
Ma quỉ không muốn Cơ Đốc nhân sống thánh khiết. Nó rất thích những tín đồ giả, cứ đi nhà thờ, cứ học Kinh Thánh, nhưng đừng thực hiện. Không điều gì phá Hội Thánh nhiều hơn là tín đồ xác thịt, sẽ gay sự chia rẽ trong hội thánh, làm. Ma quỉ rất thích những tín đồ hâm hẩm, tín đồ thỏa hiệp với thế gian, vẫn sống đời sống lừa đảo, dối trá, càng nhiều càng tốt. Cần phải có sự phấn hưng, cần phải có sự hành động và hành động liên tục của Đức Thánh Linh trong Hội Thánh của Ngài. Chỉ có sự hành động của Chúa Thánh Linh mới có sự ăn năn thật, sự hành động đó chỉ duy nhất đến bằng sự cầu nguyện, bằng hai đầu gối mà thôi. Đầy tớ Chúa trước nhất phải là người cầu nguyện mới sinh ra Hội Thánh cầu nguyện. Hội Thánh cầu nguyện thì sức mạnh toàn năng của Đức Chúa Trời mới thể hiện được trong Hội Thánh của Ngài.
Hãy nhìn xem trận chiến giữa Y-sơ-ra-ên và A-ma-léc. Dù Giô suê đã dẫn quân đi chiến đấu, nhưng sự thắng hay bại tùy thuộc vào cánh tay của Môi se. Ông giơ tay lên (chỉ về sự cầu nguyện) thì quân Y-sơ-ra-ên thắng, ông xuôi tay xuống thì bại (Xuất 17:11-13). Như vậy, sự chiến thắng đến từ cánh tay của Môi-se chứ không đến từ những chiến sĩ ra trận mà Giô-suê đã lãnh đạo. Điều đó há không thúc dục chúng ta đến chỗ cầu nguyện nhiều hơn hay sao ?
Trong thời tiên tri Ê-sai, khi dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, sa ngã theo các thần khác. Lúc bấy giờ, Chúa dùng tiên tri Ê-sai trả lời là vì sao? “Vì ngươi đã quên Đức Chúa Trời của sự cứu ngươi, chẳng nhớ đến vầng đá sức mạnh ngươi, vậy nên ngươi trồng cây tốt, ngươi trồng những gốc nho khác giống. Đang khi ngươi trồng thì rào giậu, vừa lúc ban mai hạt giống trổ hoa; nhưng trong ngày buồn bực, rầu rĩ thì mùa màn mất ráo” (Ê-sai 17:10,11). Chính vì vậy, nên Đức Chúa Trời đã phán: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, ta đã đặt các vọng canh trên thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Gê Hô Va, chới có nghỉ ngơi chút nào. Đừng để Ngài an nghỉ cho đến chừng nào đã lập lại Giê Ru Sa lem và dùng nó làm ngợi khen cho cả đất” (Ê-sai 62:6,7) rõ ràng, sức mạnh để gây dựng hội thánh không đến từ con người nhưng đến từ Chúa hằng Hữu.
Khi Chúa Jesus muốn chọn các môn đồ, Ngài phải cầu nguyện thâu đêm. Sau đó, Ngài mới chọn các môn đồ. (Luca 6:12,13). Từ ngày Chúa kêu gọi tôi bước ra mở mang hội thánh mới, vào năm 1995, lúc bấy giờ không có giáo hội, trong thời gian đó hội thánh đối diện với sự bắt bớ nhiều. Nhưng tôi chỉ khao khát Chúa Thánh Linh làm việc như hội thánh đầu tiên thì sẽ chinh phục được hàng ngàn người cho Đấng Christ. Lúc bấy giờ mỗi tuần chúng tôi có khoảng mười đến mười lăm người biệt riêng tối thứ năm để cầu nguyện thâu đêm.Tạ ơn Chúa Hội thánh được tăng trưởng rất mau lẹ, từ 20 người trong vòng một năm tăng trưởng đến 184 người và đến năm thứ năm tăng trưởng hơn 300 tín hữu. Mỗi tuần, mọi người đều sốt sắng biệt riêng ngày Chúa Nhật để thờ phượng Chúa. Đến nỗi mỗi năm hội thánh chúng tôi đều phải sữa lại nơi nhóm cho đủ chỗ ngồi. Đến khi công việc Chúa được mở rộng trên toàn quốc, tăng trưởng trên một trăm hội thánh. Tôi vẫn kêu gọi các hội thánh tổ chức CẦU NGUYỆN THÂU ĐÊM. Nhưng về sau, với sự bận rộn công việc của tổ chức giáo hội, năm 2003 hội thánh chúng tôi đã bỏ cầu nguyện thâu đêm. Từ đó hội thánh sa sút, lòng yêu mến thế gian của các tín hữu gia tăng, nhiều người bỏ qua sự nhóm lại. Trong tổ chức giáo hội ma quỉ đã dấy lên những kẻ phản bội, gây sự chia rẽ. Hội thánh bị tấn công bởi những người chăn giả, gây sự phân hoá trong hội thánh.
Chúng ta hãy nhìn những người mẹ khi sinh con, họ phải thức thâu đêm để chăm sóc con, khi con có chuyển biến gì họ không ngủ được. Hình ảnh đó cho chúng ta hiểu rằng, người chăm sóc bầy chiên cũng như vậy. Giữa đêm khuya, khi mọi người đang yên giấc, có những người đang thao thức, than khóc với Chúa, nếu không thao thức trọn các canh đêm cầu nguyện với Chúa, dâng trình những nan đề, từng thực trạng của tín hữu để Chúa Thánh Linh hành động thì làm sao gây dựng được hội thánh?. Chúng ta hãy kiên quyết xây dựng lại đồn luỹ cầu nguyện thâu đêm. Bởi vì nhờ sự cầu nguyện, Đức Thánh Linh sẽ làm việc, Vì Ngài đã hứa rằng: “Ta sẽ đặt thần ta trong các ngươi và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo” ( Ê xê chi ên 36:27). Amen!
- 4. Cầu nguyện để chinh phục linh hồn tội nhân
Hội Thánh đầu tiên cầu nguyện để giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ (Công vụ 4:31). Phaolô đã cầu nguyện và mong Hội Thánh cầu nguyện để "Xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo" (Cô lô se 4:3). Chỉ có sự cầu nguyện mới giải phóng được linh hồn tội nhân ra khỏi quyền lực của ma quỉ mà thôi.
Khi Chúa Jesus dẫn ba môn đồ thân cận lên núi để hoá hình và chín môn đồ còn lại ở dưới núi thì người ta đem cho họ một người bị quỉ ám nhưng họ không đuổi được. Lúc bấy giờ có nhiều người gièm chê, nên khi Chúa Jesus xuống núi, họ nói với Chúa rằng : Các môn đồ của thầy không đuổi quỉ được. Chúa rất buồn và quở trách các môn đồ. Sau đó Chúa bảo họ đem đến cho Chúa. Người cha đưa đứa trẻ bị quỉ ám đến với Chúa. Chúa đã đuổi quỉ ra, đứa trẻ được tỉnh táo. Khi về đến nhà, các môn đồ hỏi Chúa tại sao họ không duổi được? Chúa Jêsus đáp : "Nếu không kiêng ăn và cầu nguyện thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được" (Mác 9:29). Ma quỉ nhất định sẽ không chịu buông tha một người nào ra khỏi quyền lực của nó. Với sức con người thì không thể giải phóng ai ra khỏi sức mạnh của ma quỉ mà chỉ nhờ vào sức toàn năng của Đức Chúa Trời thì mới có thể chiến thắng được.
Chúng ta hãy nhìn xem chính gương của Chúa Jêsus, trước khi Ngài bước vào chức vụ rao giảng Tin Lành, Đức Thánh Linh phải đưa Ngài vào trong đồng vắng kiêng ăn cầu nguyện trong suốt bốn mươi ngày đêm (Ma-thi-ơ 4 :1,2, Lu ca 4:2). Con người xác thịt của Chúa Jêsus cũng cần có năng lực của Đức Thánh Linh. Và sau bốn mươi ngày kiêng ăn cầu nguyện trong đồng vắng, chịu ma quỷ cám dỗ "Đức Chúa Jêsus được quyền phép Đức Thánh Linh, trở về xứ Ga-li-lê và dân Ngài đồn khắp các xứ chung quanh" (Lu ca 4:14). Còn trong Mathiơ 4:2 thì nói "Đức Chúa Jêsus đi khắp các xứ Ga-li-lê dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ tật bệnh trong dân" . rõ ràng, Chúa Jesus rất cần năng lực của Đức Thánh Linh trong công tác rao giảng Tin Lành. Chính vì vậy, Ngài đã kiêng ăng cầu nguyện bốn mươi ngày trước khi bước ra thi hành chức vụ. Chúa Jesus thường xuyên lên núi cầu nguyện và Ngài đã cầu nguyện thâu đêm. Chức vụ của Ngài đã bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời để hàng ngàn người, cả làng, cả thành chạy đến với Chúa Jesus. Lời giảng của Ngài có quyền năng chứ không như các thầy thông giáo và người Pha-ri-si.
Trước khi Chúa thăng thiên về trời, Ngài giao trách nhiệm rao giảng Tin lành cho các môn đồ. Nhưng Ngài cũng căn dặn rằng: "Nhưng phải đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao" (Lu ca24:46-49).
Chúng ta xem thấy các môn đồ đầu tiên đã trở về lên phòng cao, họ "Bền một lòng hiệp một ý mà cầu nguyện". Họ tìm kiếm quyền năng của Đức Chúa Trời trong suốt mười ngày, sau đó tất cả được đầy dẫy Đức Thánh Linh . Một bài giảng của Phi-e-rơ đã cảm hóa được ba ngàn người ăn năn tin nhận Chúa.
Chúng ta cũng thấy rằng Hội Thánh An-ti-ốt muốn sai người đi ra truyền giáo, cả Hội thánh phải kiêng ăn cầu nguyện. Đang khi kiêng ăn cầu nguyện, Đức Thánh Linh bảo "Phải để riêng Phao lô và Ba na ba để được sai đi giảng đạo, rồi Hội Thánh đặt tay trên hai người sai đi” (Công vụ 13:1-4). Chức vụ truyền giáo của Phao lô và Ba na ba có kết qủa thật phi thường.
Những bài học trên cần cho chúng ta học tập và nhận thức được tầm quan trọng của sự cầu nguyện đối với công tác truyền giáo để chinh phục linh hồn tội nhân về cho Chúa.
Phao lô cũng khuyên Ti mô thê và chúng ta ngày nay rằng: "Trước hết mọi sự ta dặn rằng phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van và tạ ơn cho mọi người ." (I.Ti mô thê 2 :1).
Có nhiều người đi ra làm chứng nhưng thiếu sự cầu nguyện. Điều đó vẫn có thể thuyết phục được người tin Chúa, nhưng nếu không bởi quyền năng của Đức Thánh Linh thì họ chưa ăn năn thật. Ma quỉ cũng cho họ tin Chúa nhưng họ chưa được sự giải phóng. Họ không được sự tái sinh, điều đó thật nguy hiểm. Họ trở nên một thế lực phản gián, là công cụ của ma quỉ để phá hoại Hội Thánh hơn là giúp cho Hội Thánh tăng trưởng. Chúng ta phải cầu nguyện, phải chiến đấu nhiều hơn trong sự cầu nguyện trước khi đi chứng đạo. Bằng không thì hoàn toàn thất bại. ‘‘Vì chúng ta đánh trận không phải cùng với thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ của các miền trên trời.’’ (Ê phê sô 6:12).
Lạy Chúa Xin giúp chúng con ý thức rằng: “Ngoài Ngài con không làm chi được” để con luôn cần có năng lực của Ngài. Và năng lực của Ngài chỉ đến từ sự cầu nguyện . Nếu không cầu nguyện thì sẽ thất bại, Hội Thánh không được gây dựng, tội nhân không được giải phóng. Vì thế chúng ta phải chiến đấu, chiến đấu không thôi trong sự cầu nguyện để Ngài có cơ hội hành động, bày tỏ được quyền năng của Ngài, vì Ngài là đấng :“Danh trên hết mọi danh, để khi nghe đến danh Chúa Jesus thì mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất thảy đều quỳ xuống và mọi lưỡi thảy đều xưng Jesus Christ là Chúa mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha” (Philíp 2:9-11) Amen.
Đọc tiếp:
------> Phần 2: CHỨNG ĐẠO