1. NHÓM THỜ PHƯỢNG
II. DẠY ĐẠO
1. NHÓM THỜ PHƯỢNG
Đức Chúa Trời ban cho con người có ngày Chúa Nhật, truyền cho con người phải giữ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.
Đối với những tân tín hữu, trước khi tin Chúa, cuộc sống sinh hoạt của họ không có ngày Chúa nhật. Chúng ta phải dạy cho tân tín hữu biết được tầm quan trọng của sự thờ phượng Chúa trong Chúa nhật. Khơi dậy trong tân tín hữu lòng khao khát sự thờ phượng Chúa trong ngày Chúa nhật, giúp họ trung tín nghỉ và làm nên ngày thánh trong sinh hoạt của mình.
a) Hãy nhìn vào lịch. Ngày Chúa nhật được in MÀU ĐỎ để phân biệt với các ngày khác. Ngày Chúa Nhật trở nên ngày nghỉ chung cho mọi người, cho mọi quốc gia, không phân biệt ai. Mỗi nhà đều có treo lịch, mọi người đều lệ thuộc vào lịch ấy.
b) Nguồn gốc của ngày CHÚA NHẬT
Sau khi Đức Chúa Trời tạo hóa muôn loài vạn vật trong 6 ngày. Chúa tạo nên ngày nghỉ vào ngày thứ 7. Bây giờ trở thành ngày thứ nhất trong tuần lễ, là ngày Chúa Jêsus sống lại. Vì vậy ngày nghỉ là ngày mà Đức Chúa Trời qui định phải có trong loài người để thờ phượng Đấng tạo hóa.
LÝ DO ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO NGÀY NGHỈ
1. Vì tình thương: Đức Chúa Trời không muốn cho con người bóc lột sức lao động của mình. Cơ thể con người cần phải có sự nghỉ ngơi, như cái máy, nếu cho hoạt động 24/24 thì sẽ bị lột dzên, nếu con người làm việc quá sức thì sẽ mang bịnh tật. Vậy nên, vì con người mà Chúa ban cho ngày nghỉ (Mác 2:27).
Nếu chúng ta chỉ vì cơm áo mà vi phạm luật của Chúa như: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm đứng bóng, nuốt bóng luôn ngày Chúa nhật" thì cũng chẳng được gì mà còn chuốc lấy sự nghèo đói (A-ghê 1:4-6).
2. Làm nên ngày thánh
Có nhiều người cũng nghỉ, nhưng chỉ để ăn uống, pic-nic, du lịch v.v... không, Đức Chúa Trời ban cho con người ngày nghỉ và truyền rằng: "Phải làm nên ngày thánh", tức là ngày thờ phượng Đức Chúa Trời, ngày con người tương giao với Đức Chúa Trời, đó là ngày sinh hoạt tinh thần, để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho con người (Xuất 20:11c. Mác 1:21,22. Công 20:7).
3. Được Đức Chúa Trời ban phước
* Đức Chúa Trời ban phước cho ngày nghỉ (Sáng 2:3a)
* Trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình, thì Ngài BAN CHO THÊM MỌI NHU CẦU VẬT CHẤT nữa (Math 6:33).
Nếu chúng ta vâng Lời Chúa giữ điều răn của Ngài thì chúng ta được phước không sai.
- Tâm linh được thỏa nguyện.
- Vật chất Chúa ban cho đầy đủ.
Điều đó chứng minh thực tế, mà chính chúng ta kinh nghiệm để chia sẻ cho tân tín hữu.
TẠO CHO TÂN TÍN HỮU GIỮ SỰ THỜ PHƯỢNG
Tân tín hữu có nhiều ngăn trở cho việc nhóm thờ phượng, có thể vì cuộc sống chưa quen, vì ngại ngùng hay là đức tin còn non trẻ, yếu ớt. Hội Thánh cần quan tâm, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để cho tân tín hữu nhóm thờ phượng.
"Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng hãy khuyên bảo (khuyến khích) nhau vì hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng ấy" (Hêb 10:25).
1. Điều đầu tiên, tất cả mọi người phải có tinh thần nhắc nhở, động viên, khích lệ lẫn nhau trong sự nhóm lại, nhất là đối với những tân tín hữu. Mọi người biết quí ngày Chúa nhật, làm nên ngày thánh, như một ơn phước Chúa ban.
2. Nếu trường hợp tân tín hữu ở xa nhà thờ, không có phương tiện đi lại, thì Hội Thánh, nhất là những tín hữu gần đó cần nghĩ cách để đưa tân tín hữu đến nhóm lại bằng một phương tiện nào đó. Điều đó khiến cho tân tín hữu nhìn thấy sự nhiệt tình mà dạn dĩ hơn trong tinh thần nhóm lại.
3. Nếu ở một địa phương xa khoảng trên 10km, có số lượng tín hữu khoảng 10 gia đình trở lên, Hội Thánh nên tổ chức nhóm lại tại địa phương vào giờ nào đó trong ngày Chúa nhật tại một địa điểm nhất định (một nhà tín hữu rộng). Nhờ đó, sau này trở thành nhà nguyện và sẽ mở một Hội Thánh mới. Điều này sẽ là một cơ hội tốt cho việc giảng Tin Lành tại địa phương đó. Những điều này sẽ tạo cho tất cả mọi tín hữu giữ được sự nhóm lại.
Nói chung, việc khích lệ tinh thần nhóm lại ngày Chúa nhật sẽ khiến cho mọi tín hữu, nhất là tân tín hữu, được mạnh mẽ trên con đường theo Chúa. Những tín hữu cũ là người làm gương trong việc nhóm lại, nhờ đó, Đức Chúa Trời ban phước cho từng cá nhân, từng gia đình và Hội Thánh chắc được phước lớn.
I.Gia Đình, thân bằng quyến thuộc.