IV - CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG
IV - CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG
“Ta ban cho các ngươi một điều rắn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận bgie6t1 các ngươi là moan đồ ta” (Giăng 13:34-35)
Là cơ đốc nhân một khi đã kinh nghiệm được sự cứu rỗi lớn lao mà Chúa ban cho, thì chính điều đó khiến cho chúng ta phải cảm động trước tình yêu của Chúa, muốn sống cho Chúa. Nài xin Chúa xữ dụng cuộc đời của mình. Đức Thánh Linh đã mở mắt thuộc linh để chúng ta cần phải nhìn thấy khải tượng giống như Chúa Jesus đã thấy, chính vì vậy chúng ta mới ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT. Lúc bay giờ tình yêu thương của Đức Chúa Trời sẽ nảy sinh trong lòng chúng ta. Một tình yêu giống như Chúa Jesus. Đời sống đó sẽ được chính Đức Thánh Linh kiểm soát và cai trị. Trái đầu tiên của Đức Thánh Linh đó là TÌNH YÊU THƯƠNG.
Trong bản năng con người của chúng ta có nhiều loại tình yêu như : tình yêu đối với cha mẹ, tình vợ chồng, tình phụ tử, tình mẫu tử, tình huynh đệ, tình bằng hữu, tình quê hương v.v... Và khi nhìn thấy người đang sống trong sự nghèo đói, chúng ta biết xúc động. Thấy cảnh chiến tranh tương tàn lòng chúng ta cảm thấy đau đớn và khi ấy chúng ta liền có những hành động thiết thực để cứu vãn tình trạng ấy. Thậm chí có người sẳn sàng chịu hy sinh để cho con người được hạnh phúc. Nhưng tất cả tình yêu đó chỉ có giới hạn ở trần gian mà thôi. Còn tình yêu mà Chúa muốn đặt trong chúng ta là tình yêu thiên thượng - một tình yêu đời đời, tình yêu của chính Chúa Jêsus đã yêu chúng ta, là tình yêu AGAPE, tình yêu mặc dầu tôi là người xấu xa như thế nào Ngài vẫn yêu tôi, tình yêu không vụ lợi.
Đức Chúa Trời phán: “phải, Ta lấy tình yêu đời đời mà yêu ngươi”(Giê-rê-mi 31:3). Chúng ta là gì mà Đức Chúa Trời lại yêu chúng ta? Ngài yêu chúng ta bằng tình yêu đời đời. . có điều gì tồn tại đời đời trong con người mà Đức Chúa Trời lại yêu? ĐÓ CHÍNH LÀ LINH HỒN. Nếu trong con người không có linh hồn đời đời thì có lẽ Đức Chúa Trời hủy diệt con người và làm lại một con người khác. Nhưng điều đau đớn cho Ngài là linh hồn con người không chết, vì nó mang bản thể đời đời của Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra nó, linh hồn đó phải ở trong hồ lửa đời đời. Chính vì vậy mà Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Nếu hỏi rằng: “tại sao Đức Chúa Trời lại yêu thương tôi đến nổi đã ban Chúa Jesus hy sinh cách đau đớn trên thập tự giá?” Một câu trả lời chắc chắn ai cũng biết. Đó là : Ngài quá yêu LINH HỒN tội nhân; vì linh hồn có một giá trị đời đời.
1) Thẩm định giá trị của linh hồn
Chúa Jêsus thẩm định giá trị của linh hồn thật cao quí. Một linh hồn hơn cả thế gian. Chúa phán :"Người nào nếu được cả thế gian mà mất linh hồn mình thì có ích gì ? Hay là người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư ?" (Mác 8:36,37). Dù con người có cả quyền lực trong tay, có tất cả vinh hiển, giàu sang của thế gian, nhưng tất cả những điều đó, không có giá trị để đổi lại moat linh hồn trong địa ngục. Vì lý do đo, Đức Chúa Trời mới tìm cách cứu chuộc linh hồn con người ra khỏi sự đoán phạt. Chúa Jesus bằng lòng từ bỏ ngôi cao sang thiên đàng vinh hiển, từ bỏ tất cả, ngay chính mạng sống mình để chấp nhận chịu hy sinh, đau khổ để trả một giá cứu những linh hồn đang hư mất. Kinh Thánh chép: "Con người đã đến,không phải để người ta hầu việc mình song để mình hầu việc người ta và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người" (Ma- thi-ơ 20:28).
Đôi lúc chúng ta không thấy rõ giá trị linh hồn của chính mình mà chính Chúa Jesus đã đỗ huyết chuộc chúng ta, cho nên chúng ta dễ dàng đánh đổi linh hồn vì những ham muốn tầm thường, tội lỗi của thế gian, như Ê-sau đã sẵn sàng đổi quyền trưởng nam chỉ vì một tô canh đậu. Cuối cùng phải chuốc lấy sự rủa sả . “Hãy coi chừng trong anh em chớ có ai gian dâm, cũng đừng có ai khinh lờn như Ê-sau chỉ vì một miếng ăn mà bán quyền con trưởng.”(Hê-bơ- rơ 12:16).
Khi linh hồn chúng ta được cứu ra khỏi sự chết và đến sự sống đời đời thì chúng ta phải có tình yêu thương đối với người đđang khác. Làm sao chúng ta có được tình yêu giống như tình yêu của Chúa Jesus? Một bí quyết duy nhất là chúng ta cần thấy giá trị của linh hồn của người khác cao quý là dường nào, một khi nhận biết rằng linh hồn của anh em mình đang bị đoán phạt chịu hình khổ đời đời trong địa ngục. Tình yêu thương trong chúng ta đó khiến chúng ta không thể chịu nổi, phải sẵn sàng hy sinh tất cả điều gì mà mình có thể làm được để cứu họ. Chúa trên thiên đàng sẽ rất vui mừng khi một kẻ có tội ăn năn. “Ta nói với các ngươi ở trên trời cũng vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tôi ăn năn hơn là chin mươi chin kẻ công bình không cần phải ăn năn.” (Lu ca 15:7).
Nếu không thấy được giá trị của linh hồn trường cửu, chúng ta sẽ dễ dàng giết chết linh hồn của người khác chỉ vì lối sống ích kỷ của mình. Vì một số lợi nhuận nhỏ nhen của vật chất mà sẵn sàng tranh chấp, thậm chí ăn thua đủ với người ngoại. Đó là lối sống mà Đức Chúa Trời kể là gian ác trước mặt Ngài. Chỉ khi nào chúng ta nhìn thấy giá trị của linh hồn người khác, khi họ đang ở nơi hồ lửa, chúng ta mới có thể yêu thương ho giống như Chúa Jesus yêu thương tôi, và chỉ có tình yêu đối với những linh hồn đời đời chúng ta mới dể dàng hy sinh tất cả những gì mình có để đưa một linh hồn nhận được sự cứu rỗi.
Tôi xin kể một câu chuyện: Một ngày kia tôi đi thăm một chấp sự . Bỗng nhiên nghe anh ta bực tức báo rằng: “Thưa mục sư, tôi sẽ bỏ vợ. Tôi cảm thấy nhục nhã”. Tôi hỏi vì sao? Anh ta nói: “Chiếc dép của vợ tôi bị đứt, tôi đã đưa tiền mua nhưng nó không mua, cứ qua nhà hàng xóm mượn dép để đi chợ, vợ tôi đã làm cho tôi sỉ nhục”. Tôi dùng hết lời để khuyên nhưng anh không nghe, cứ khư khư một mực đòi bỏ vợ. Anh ta nói: “Mục sư xem có tức không? Tôi muốn làm chứng cho vợ chồng anh Tươi tin Chúa, đã đem vào nhà cho ở tạm mà vợ tôi làm như vậy tôi hổ thẹn quá.” Tại đây Chúa Thánh Linh bảo tôi nói với anh rằng: “Anh đã bị mắc mưu sa tan rồi. Anh muốn cứu linh hồn anh chị Tươi nhưng tự ái chỉ vì chiếc dép đứt mà đòi bỏ vợ thì anh không những giết chết linh hồn vợ chồng anh Tươi mà còn giết cả linh hồn vợ con và chính anh nữa.” Nghe đến đây, lòng anh tỉnh thức, ăn năn. Anh khóc rồi xin lỗi vợ. Anh cầu nguyện ăn năn về những hành động nóng giận. Cảm tạ Chúa, sự việc được giải quyết một cách dễ dàng. Chúa nhật tuần đến anh đã đưa được vợ chồng anh Tươi lên nhà thờ tin Chúa. Halelugia!
Ngày nay có bao nhiêu Cơ Đốc nhân vẫn xem năm ngàn, mười ngàn đồng bạc là quí hơn cả linh hồn người khác. Họ vì những điều đó mà trở nên cay đắng, tức giận, thậm chí rủa sả anh em, khiến cho thân hữu có ấn tượng xấu đối với Tin Lành. Thậm chí đã gay vấp phạm cho anh em bỏ Chúa. Phải nói rằng, chính chúng ta đã ghiếc linh hồn người khác, làm cho lòng họ cứng cỏi đối với Tin lành.
Nếu chúng ta thấy giá trị linh hồn là cao quí và nhất là lòng chúng ta thật sự vui mừng vì một linh hồn ăn năn, thì chắc chúng ta sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả điều gì chúng ta có thể làm được để cứu họ phải không ? Nếu không có cái nhìn đó, tình yêu trong chúng ta chỉ là tình yêu như những người Pharisi, mang tính tôn giáo, tình yêu bị hạn chế trong những quy luật của loài người. Chỉ dâng 1/10. Tôi tốt, tôi không xâm phạm của ai, nhưng tôi cũng chắng cho ai, như những người Lê Vi và thầy thông giáo mà Chúa jesus đã kể trong can chuyện “người Sa-ma-ri nhân lành”. chúng ta dễ dàng sống thiếu yêu thương và những hành động ích kỷ của chúng ta sẽ vô tình giết chết bao nhiêu linh hồn mà mình không biết.
2. Tình yêu thương là nguyên tắc để áp dụng rao giảng Tin Lành cho mọi người.
Chúa dạy tôi học được bài học trong Giăng 3:16: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời". Và đối chiếu qua câu Kinh Thánh trong IGiăng 3:16: "Bởi đó chúng ta đã nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta BỎ SỰ SỐNG, chúng ta cũng nên BỎ SỰ SỐNG vì anh em mình vậy".
Giăng 3:16 là Đức Chúa Trời đã thực hiện tình yêu thương của Ngài để làm trọn công tác chuộc tội bằng chính sự hy sinh của Chúa Jêsus (ngôi hai) trên thập tự giá. Nhưng để mọi người qua các thời đại nhận biết được tình yêu thương đó thì chính chúng ta phải trở thành môn đồ của Chúa, phải thể hiện TÌNH YÊU THƯƠNG của Chúa cho mọi người được thấy: (IGiăng 3:16) . Đó là phương cách duy nhất mà Đức Chúa Trời muốn dùng để áp dụng chương trình cứu rỗi cho mọi người. Thật kỳ diệu, không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng hợp giữa hai câu Kinh Thánh của sứ đồ Giăng đã viết, đều là đoạn 3 câu 16. điều đó Đức Thánh Linh cho chúng ta thấy mối tương quan của tình yêu thương của Đức Chúa Trời qua đời sống Cơ Đốc Nhân. có ý nghĩa vô cùng lớn lao :
- Thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời( Giăng 3:16)
- Áp dụng tình yêu của Đức Chúa Trời( I Giăng 3:16)
Chúa muốn những người nhận được tình yêu của Đấng Christ cũng phải bày tỏ tình yêu đó cho người khác. Qua 2 câu kinh thánh chúng ta nhận biết được một định luật :
CHÚA TÔI TÔI ANH EM
Chúa yêu linh hồn tôi sẵn sàng bỏ sự sống để cứu tôi - Tôi yêu linh hồn anh em sẵn sàng bỏ sự sống mình vì anh em.
- Giăng 3:16 là trung tâm tình yêu của Đức Chúa Trời.
- Nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời được cảm hóa qua những Cơ Đốc Nhân. Thế gian sẽ biết Đức Chúa Trời yêu thương như thể nào khi họ nhìn thấy tình yêu trong Cơ Đốc Nhân. I Giăng 3:16.
Câu kinh thánh Giăng 3:16 này mọi tín hữu đều thuộc lòng, nhưng I Giăng 3:16 thì không ai thuộc và ít ai quan tâm đến. Vì sao? Vì ai cũng muốn nhận tình yêu của Đức Chúa Trời nhưng không muốn ban cho! Hội Thánh đầu tiên đã thể hiện được tình yêu thong đó. “Chẳng ai kể của mình là của riêng, nhưng kể mọi vật là của chung cho nhau... Rồi tùy theo sự cần dùng của từng người mà phát cho” (Công vụ 4:32-35). Đó là lý do thu hút hàng ngàn người tiếp nhận Tin Lành. TÌNH YÊU THƯƠNG có sức mạnh chinh phục kỳ diệu, dù là kẻ thù đối với Tin Lành cũng sẽ được cảm hóa.
Phao lô khi gặp được Chúa ông tuyên bố : "Tôi không kể sự sống mình là quí. Tôi coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết. Ngài là Chúa tôi và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó.Thật tôi xem điều đó như rơm rác , hầu cho đựơc đấng Christ" (Philíp 3:8). Ông sẵn sàng hy sinh tất cả, miễn là làm thế nào để đưa được nhiều người đến sự cứu rỗi là vui mừng hơn hết . “Hãy như tôi gắng sức để đẹp lòng mọi người trong mọi việc, chẳng tìm lợi ích riêng cho mình, nhưng cho phần nhiều người để họ được cứu.”(ICô-rinh-tô 10:33). Phao lô đã hy sinh điều gì ? Ông nói : "Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ LÌA KHỎI ĐẤNG CHRIST vì anh em bà con tôi theo phần xác." (Rôma 9:,2,3). Lẽ tất nhiên, đối với Phao lô, Đấng Christ là quý nhất. Ông sẵn sàng từ bỏ thế gian, mọi sự lời của thế gian như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ (Phi lip 3:8). Nhưng khi ông mơ ước cho đồng bào ông được cứu và nếu đòi hỏi hy sinh từ bỏ chính Đấng Christ để đồng bào ông được cứu ông sẵn sàng. Đó là một sự đổi chác quá đắt nhưng ông cũng sẵn sàng làm nếu để được cho linh hồn bà con ông được cứu (Icô-rinh-tô 9:22;10:33). Điều đó chứng tỏ tình yêu của ông đối với linh hồn hư mất thật lớn lao phải không? Giống như Chúa Jêsus, vì linh hồn tội nhân cần được cứu mà Ngài từ bỏ địa vị bình đẳng với Đức Chúa Trời trở thành một tội nhân, chịu chết trên cây thập tự như một kẻ phạm pháp đáng nguyền rủa. Nhưng tại Gô gô tha đó Ngài đã ban Tin Lành cứu rỗi đến cho thế gian tội ác này .
Tôi có gặp một người phụ nữ mới tin Chúa, không biết chữ nhưng khi làm chứng cho thân hữu, chị ta vừa nói vừa khóc ròng. Những giọt nước mắt đã làm mềm lòng một người cứng cỏi mà trước đây khi tôi làm chứng anh ta chỉ tranh luận, khước từ. Vậy mà khi đối diện với chị, anh ta đã bằng lòng tin nhận Chúa.
Khi Chúa Jêsus nhìn thành Giê-ru-sa-lem, Ngài đã khóc cho thành. “Khi Đức Chúa Jêsus gần đến thành, thấy thì khóc vì thành.” (Luca 19:41).
Chúng ta có bao giờ khóc cho hàng triệu người đang hư mất không? Điều này khó quá!Làm sao có thể khóc được khi chúng ta không nhìn thấy sự đau đớn khủng khiếp cho linh hồn của họ? Làm sao chúng ta có thể hy sinh cho anh em giống như Chúa Jêsus hy sinh ? Không dễ gì chúng ta có được tình yêu thương giống như Chúa đã yêu chúng ta đúng không? Nhưng Chúa Jêsus phán với các môn đồ : "Sự chi người ta không làm được thì Đức Chúa Trời làm được" (Lu ca 18:27). Nhưng điều đó đã được thực hiện khi Đức Thánh Linh đầy dẫy trên hội thánh đầu tiên của Ngài. Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy trên Cơ Đốc nhân họ sẽ thấy khải tượng, họ phải yêu thương, hy sinh vì mong cứu linh hồn những người khác.
Động lực để chúng ta rao giảng Tin Lành là gì ?
- Có phải vì mạng lệnh của Chúa chăng ? Đành rằng sự rao giảng Tin Lành là một mạng lệnh.
- Có phải vì sợ Chúa đòi nợ máu trong tay chúng ta không? Đành rằng cuối cùng Chúa sẽ hỏi chúng ta về linh hồn những người thân của mình . “Khi ta nói với kẻ dữ rằng : Mầy chắc sẽ chết!Nếu người không răn bảo nó, không nói với nó đặng khuyên bảo nó, từ bỏ mạng sống để cứu mạng mình, thì người dữ đó sẽ chết trong tội lỗi nó; Nhưng ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi.Trái lại nêu ngươi răn bảo kẻ dữ, mà nó không từ bỏ sự dử cùng đường xấu mình, thì nó sẽ chết trong tội lỗi nó; Còn ngươi thì giải cứu được linh hồn mình.” (Ê-xê-chi-ên 3:18,19).
- Có phải vì tiền hay vì trách nhiệm với giáo hội hay với ân nhân giúp đỡ ? KHÔNG
Động lực duy nhất là TÌNH YÊU THƯƠNG. Còn tất cả những động lực khác đều là mục đích vị kỷ, mục đích có lợi riêng cho mình. Không có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời. Dù chúng ta có hy sinh nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chẳng có giá trị gì hết. (I Cô-rinh-tô 13:1-3).
Từ khi tôi gặp Chúa, nhận được sự tha thứ, sự cứu rỗi của Chúa, tôi cảm động vô cùng trước tình yêu lớn lao này.Tôi đã xin Chúa thay đổi tấm lòng ích kỷ của tôi. Tôi được Chúa mở mắt thấy những linh hồn đang hư mất đau đớn. Tôi khóc rất nhiều, dường như trái tim tôi luôn thắt lại đau đớn khi nhìn còn quá nhiều người chưa được cứu. Tôi đã tình nguyện đi ra, vừa đi vừa khóc làm chứng về Chúa một cách có kết quả. Một ngày kia, có người đến với tôi nói: Tôi nghe nói anh hầu việc Chúa rất có kết quả nên tôi muốn hỗ trợ tài chánh cho anh và những anh em đang hầu việc Chúa khác nữa. Thực sự tôi rất tạ ơn Chúa vì sự ban cho của Ngài. Nhưng khi nhận tiền hỗ trợ, hằng tháng tôi phải có trách nhiệm báo cáo với ân nhân. Lúc bấy giờ tôi cảm nhận dường như có một động lực khác đã thay thế, thúc dục tôi hầu việc Chúa. Khi làm chứng có người tin Chúa, tôi vui vì có để báo cáo, tháng nào không có người tin Chúa thì tôi lo. Rõ ràng, từ trong tâm linh tôi đã có một mục đích khác để truyền giáo và tôi đã đánh mất tình yêu ban đầu. Thật sự, nhu cầu về tài chính cũng cần thiết để chúng ta có điều kiện đi ra nhưng phải ý thức đó không phải là động lực chính. Nếu không cẩn thận, tiền, trách nhiệm, dễ thay thế tình yêu mà Chúa muốn đặt trong lòng chúng ta. Tình yêu vì những linh hồn hư mất luôn đòi hỏi chúng ta phải tận hiến.
Khi chúng ta có tình yêu thương linh hồn của người khác thì rất dễ dàng để chúng ta hy sinh. Nếu chúng ta mơ ước cho một người bên cạnh nhà tin Chúa thì chúng ta rất dễ hy sinh, dễ chịu thiệt, chúng ta rất cẩn thận từ trong lời nói đến hành động. Câu chuyện được kể trong Lu ca 18:18-27. khi người trai trẻ giàu có đến hỏi Chúa Jesus làm sao tôi có sự sống đời đời? Chúa hỏi : Ngươi đã giữ hết điều răn chưa? Người ấy thưa: “Tôi đã giữ các điều ấy từ thuở nhỏ”. Đức Chúa Jesus nghe vậy bèn phán : “Còn thiếu cho ngươi một điều : Hãy bán hết gia tài mình phân phát cho kẻ nghèo thì ngươi sẽ có của báu ở trên trời . Bấy giờ hãy đến mà theo ta”. Đây là tiêu chuẩn của nước trời, Bán hết gia tài, từ bỏ mọi sự là điều kiện đòi hỏi các môn đồ của Chúa phải thực hiện. Người trai trẻ giàu có nầy buồn rầu rút lui vì yêu của cải. Các môn đồ thấy vậy hỏi: “Vậy thì ai sẽ được cứu?” Chúa phán :“Sự gì người ta làm không được nhưng Đức Chúa Trời làm được mọi sự”. Lẽ tất nhiên, Đức Chúa Trời không hạ thấp tiêu chuẩn của nước thiên đàng. Điều đòi hỏi trên Chúa Jesus cũng muốn nói đến trách nhiệm của điều răn thứ 2 là: “Yêu kẻ lân cận NHƯ CHÍNH MÌNH”. Điều mà người trai trẻ giàu có thiếu chính là điều đòi hỏi của nước Trời. Làm sao để chúng ta có thể làm được điều Chúa đòi hỏi? Có hai vấn đề ý thức để chúng ta có thể thực hiện được những điều Chúa Jesus đòi hỏi:
1 - Khi được Đức Thánh Linh mở mắt chúng ta sẽ nhận thấy giá trị của một linh hồn quý hơn cả thế gian. Chúng ta đã được cứu. Bây giờ mục đích duy nhất mà Chúa muốn chúng ta khi còn sống trên trần gian này là phải sử dụng hết khả năng Chúa ban để dắt đưa những linh hồn tội nhân đến với Đấng Christ. Có yêu những linh hồn tội nhân xung quanh thì mới có động lực khiến chúng ta phải kiêng ăn, kêu cầu than khóc cho những linh hồn hư mất. Mục đích sống của Cơ Đốc Nhân trên đời này là cứu kẻ bị đùa đến sự chết, đến chốn hình khổ. Đến nổi vì tình yêu thương đó thúc dục chúng ta sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mà chúng ta có thể làm được để cứu linh hồn người khác. Chính động lực đó sẽ giúp chúng ta hy sinh một cách dễ dàng. Chúng ta rất sung sướng, vui mừng vì đem nhiều linh hồn về với nước thiên đàng đời đời.
Hai nhà thám hiểm người Anh, khi leo núi, đến mõm đá, một người bị trượt chân rơi xuống nhưng may thay anh bám được cạnh đá. Anh bị treo lơ lửng mà phía dưới là một thung lũng sâu . Để cứu bạn, ngừơi bạn còn lại không ngại nguy hiểm, cố gắng leo ra ngoài mõm đá, trườn xuống, nắm lấy tay bạn mình kéo lên. Khi trở về, họ thuật lại sự việc đó. Các phóng viên muốn có một tấm hình ghi lại hành động cao thượng của người bạn trẻ này. Họ hứa trả cho anh một số tiền lớn nhưng anh từ chối, không dám nhận. Anh nói :"Lúc bấy giờ, thấy trước mắt tôi là sự chết khủng khiếp. Để cứu bạn mình, tôi không còn biết sợ hãi, nguy hiểm là gì. Nhưng bây giờ tôi không đủ can đảm để hành động trở lại”.
Qua câu chuyện trên ta rút ra bài học : Nếu có tình yêu đối với linh hồn tội nhân thì chúng ta sẵn sàng hy sinh tất cả. Nếu không vì tình yêu thương thì chắc chúng ta sẽ chạy trốn vì thấy trước mắt mình là biết bao khó khăn, nguy hiểm phải không? Nếu chúng ta ý thức được : dù bất cứ giá nào người bên cạnh của chúng ta cũng phải được cứu thì chúng ta dễ nhịn nhục, tha thứ , dễ chấp nhận sự thiệt thòi về mình, và điều đó có sức thuyết phục kì diệu đối với thân hữu. Tất cả những giá trị tài sản như nhà cao, cửa rộng, ô tô, đất ruộng của chúng ta không thể nào đem vào thiên đàng được. khi Chúa gọi về thiên đàng, chúng ta trở về 2 bàn tay trắng. Nhưng chỉ có linh hồn tội nhân mà chúng ta làm chứng, dắt đưa họ tin Chúa Jesus,thì sẽ có trên thiên đàng đời đời. Đó là niềm vui lớn cho những người yêu thong linh hồn tội nhân.
2- Chúa Jesus phán: “Nếu ai trong các ngươi không từ bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.” (Luca 14:33). Như vậy điều Chúa đòi hỏi môn đồ của Chúa là từ bỏ mọi sự. Trước sự đòi hỏi của Chúa, Phi-e-rơ đã nói: “Nầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mình có mà theo thầy” . có lẽ, ý Phi-e-rơ muốn hỏi tôi sẽ được những gì?. Đức Chúa Jesus phán rằng: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chẳng moat người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bay giờ, trong đời này, trăm lần hơn về những nhà cửa, an hem, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ và sự sống đời đời trong đời sau”.(Mác 10:29,30)). Đức Chúa Trời là Đấng công bình và là Đấng Toàn Năng. Đấng đã làm những việc không có ra có, những việc có ra không. Nếu chúng ta vì cớ những linh hồn hư mất, vì cớ tình yêu của Chúa và Tin Lành mà hy sinh thì Đức Chúa Trời sẽ có quyền ban phước cho chúng ta nhiều hơn. Theo luật gieo gặt: một hột ra 30 hột, 60 hột và 100 hột. Cũng vậy, một khi chúng ta tin chắc vào quyền năng và sự công bình của Chúa sẽ báo trả cho những gì chúng ta dâng hiến, hy sinh. Chúng ta tận hiến mọi sự vì nước thiên đàng, không phải mất mà là được và còn được nhiều hơn gấp bội. Như lời hứa của Chúa sẽ được trăm lần hơn. Đó là lời hứa của Chúa. Nếu có một vị Vua anh minh ra quyết định: “Nếu ai đem nộp tất cả tài sản vì quốc gia đại sự thì sẽ nhận được 100 lần hơn theo như gía trị tài sản đã hiến. Bạn thử nghĩ người dân có dành nhau để đem nộp không? Chắc chắn là có. Vì đó chính là quyền lợi, hưởng lợi tức 100 lần. Cũng vậy, thách thức của Chúa Jesus kêu gọi là phải từ bỏ mọi sự mới được làm môn đồ của Chúa, chúng ta dám từ bỏ không?. Nếu chúng ta thực hiện chắc chắn người đó trở nên giàu có phải không? Vậy thì lúc ấy chúng ta sẽ trở nên giàu có, sẽ hưởng thụ được nhiều hơn phải không? Trong lớp học, tôi thường hỏi học viên là : “100 lần hơn có giá trị hơn điều mà chúng ta từ bỏ mọi sự trước đó không? Có người trả lời là có. Nếu ý thức như vậy, chúng ta chưa từ bỏ mọi sự gì cả. Chỉ bỏ “con tém bắt con tôm” mà thôi. Đã từ bỏ mọi sự thì dù có 100 lần hơn cũng sẽ từ bỏ mọi sự, chúng ta cũng tận hiến hết mọi sự vì nước Trời phải không? chúng ta sẽ có cơ hội hầu việc Chúa lớn hơn gấp bội lần, đem được nhiều người được cứu vào trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Halelugia. Chúng ta khao khát có nhiều hơn cũng chỉ để thể hiện tình yêu Chúa lớn hơn, nhiều hơn. Vì càng có nhiều thì càng tận hiến được nhiều. Qua đó mà danh Chúa được vinh hiển. Amen!
Có một mục sư mong ước những người xung quanh tin Chúa, ông tìm đủ mọi cách bày tỏ tình thương để có cơ hội làm chứng về Chúa cho họ. Cách đó một năm, người hàng xóm trồng một cây chuối ngay ranh đất. Cha của mục sư nói với họ: Sau này chuối con đâm vào đất tôi thì làm sao? Anh ta nói: “Thì Chú chặt ăn”. Nhưng sau một năm, vợ anh hàng xóm nói: “Hồi trước chồng tôi trồng chuối trong hàng rào một thước, bây giờ chuối lớn phải rào lại.” Điều này đã đem lại sự bực tức đối với người cha của mục sư. Nhưng Mục sư nói: “Anh chị muốn rào ngay chỗ này phải không? Rồi, tôi bằng lòng, không còn phải cãi nữa”. Và vợ chồng anh rào xâm phạm vào đất của nhà mục sư một mét. Mọi người đi qua lại họ gièm pha khi biết anh chị chiếm đất. Anh chị cảm thấy hổ thẹn, nên một ngày kia, anh chị nhổ các cọc rào đem rào ngay ranh cũ. Sau đó, anh và ba người con cầu nguyện tin Chúa. Tạ ơn Chúa, dù chịu thiệt nhưng gia đình mục sư không mất gì, lại được bốn linh hồn tin Chúa. Halelugia.
Chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều để tình yêu của Đấng Christ chiếm hữu mỗi tấm lòng chúng ta. Chính Ngài sẽ sống và làm công việc của Ngài trong đời sống chúng ta. Trước đây tôi nôn nả làm chứng về chân lý của Chúa như là để bênh vực cho đạo của mình. Tôi tranh cãi rất nhiều nhưng thật lạ, ai cũng cứng cỏi quá. Dù rằng có những lúc tôi thắng nhưng họ không phục. Trong khi đo, tôi thấy những người mới tin Chúa, có người không có trình độ văn hoá, nhưng họ có những lời chứng chinh phục rất kỳ diệu. Tôi chứng kiến và biết được trong họ có đầy tình yêu thương. Họ khóc trong khi cầu nguyện. Họ khóc trong khi làm chứng. Tôi ăn năn với Chúa. Tôi xin Chúa cho lòng con mềm trước khi muốn người khác mềm. Cảm tạ Chúa! Ngài đã thăm viếng tôi. Tôi khóc nức nở trước mặt Ngài vì bao nhiêu người đang bị đùa đến chốn hình khổ. Từ đó tôi không bao giờ thấy mệt mỏi và sẵn sàng làm chứng cộng thêm tấm lòng đau xót mà các thân hữu họ cảm nhận được. Cảm tạ Chúa! Lời nói tôi bắt đầu có giá trị và đem đến kết quả cho Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho đến khi tình yêu của Đấng Christ tràn ngập trên chúng ta. Chính tình yêu đó loại bỏ được những nhỏ nhen, ích kỷ, loại bỏ được những trở lực của đồng tiền, sự hưởng thụ, để chúng ta hy sinh cho mọi người, chắc chắn chúng ta sẽ trở nên những chứng nhân thành công. Amen!
V.Trang bị và kinh nghiệm lời Đức Chúa Trời.
------> Phần 2: CHỨNG ĐẠO