HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0918148410

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay281
mod_vvisit_counterHôm qua215
mod_vvisit_counterTuần này1116
mod_vvisit_counterTuần trước1819
mod_vvisit_counterTháng này3939
mod_vvisit_counterTháng trước9497
mod_vvisit_counterTất cả917521

Hiện có: 13 khách trực tuyến

CƠ ĐỐC PHỤC LÂM

CƠ ĐỐC PHỤC LÂM

GIÁO HỘI NGÀY THỨ BẢY

( Phúc âm đời đời )

Để hiểu rõ hơn về CƠ ĐỐC PHỤC LÂM XIn đọc qua bài: Ý NGHĨ NGÀY SA-BÁT (Click here)

 

I. Lịch sử:

William Miller, sống tại Law Hampton, NewYork đã tính con số trong sách Đaniên 8:14, có 2.300 ngày. Đã xác quyết niềm tin và tuyên bố năm 1844 Chúa Jêsus sẽ tái lâm. Bà Ellen G. White được xưng làNữ Tiên Tri ủng hộ mạnh mẽ thuyết 1844 Chúa tái lâm, bà đã viết rằng:

“Tuần lễ thứ 70 đã bắt đầu từ năm 457 TC và chấm dứt năm 34 SC. Ngày này chúng ta không khó để tính ra thời khoảng 2.300 ngày, 70 tuần lễ là 490 ngày. Vì vậy, 2.300-490 ta còn 1810 ngày, 1810 ngày bằng 1810 năm. Vậy, từ năm 34 tức đúng 1844 năm. Vì vậy, 2.300 ngày của Đaniên 8:14 chấm dứt năm 1844”. Nhưng đến thời điểm đó, Đấng Christ không tái lâm, để bào chữa cho ông Miller, bà White đã quả quyết rằng Chúa đã trở lại nhưng Ngài ngự trong nơi Thánh là giai đoạn 2 trong công cuộc để khởi đầu cuộc điều tra phán xét, để làm sạch nơi Thánh và chuẩn bị cho sự tái lâm hiện diện của Ngài sau đó.

Cho nên được gọi là Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm, được chính thức thành lập năm 1864 tại Hoa Kỳ.

II. Giáo lý:

  1. Chúa Jêsus  tái lâm năm 1844, nhưng chưa thấy Chúa tái lâm, bà White được xưng là Nữ Tiên Tri. Đã nói là Chúa Phục lâm trong nơi thánh cách vô hình để điều tra làm cho thánh trước khi Chúa tái lâm thực tế.
  2. Phải giữ luật pháp và đặc biệt là ngày thứ 7 ở điều răn thứ tư. Theo chủ trương của bà G.White có 3 giai đoạn trong công tác cứu chuộc:

-                      Giai đoạn 1: Chúa chịu chết trên thập tự giá.

-                      Giai đoạn 2: Ngài bắt đầu thực hiện từ năm 1844 để phục hồi lại việc giữ luật pháp.

-                      Giai đoạn 3: Bà White đã thấy Đấng Christ vào nơi thánh làm công tác điều tra và Ngài chỉ vào điều răn thứ tư bảo phải giữ ngày Sabát – ngày thứ 7.

Đây chính là  điểm chính của Cơ Đốc Phục Lâm. Tức là họ chủ trương phục hồi việc giữ ngày thứ 7 làm ngày nghỉ, ngày thánh, ngày thứ 7 như là ấn đời đời, là ngày thánh (Khải 7:3,4: 14:1,4: 5)

Họ chủ trương rằng:

-          Họ lên án giữ ngày thứ I là mang dấu của con thú thứ 2 được chép trong Khải Huyền 13.

-          Bỏ ngày thứ 7 là phạm luật pháp, không được cứu.

-          Ngoài ra phải kiêng cử tất cả mọi vật mà luật pháp Môi se  cho là ô uế.

-          Kẻ ác được sống lại chịu phạt, xiềng trong 1000 năm bình an rồi bị tiêu diệt, không còn nữa, không có sự hình phạt đời đời.

III. Truyền giáo:

Cơ Đốc Phục Lâm tích cực sử dụng những phương tiện truyền thông để rao truyền phục hồi việc giữ luật pháp và ngày thứ 7.

-          Truyền thanh: Radio là phương tiện được gọi là tiếng nói của lời tiên tri. Được phát đi mỗi ngày và đặc biệt là ngày Chúa nhật được các trạm tiếp âm truyền đến các lục địa qua mọi ngôn ngữ như Việt Nam có cơ quan An Bình và Hạnh Phúc Radio do MS Dương Quốc Tùng chủ nhiệm.

-          Truyền thông bằng ấn bản nhỏ, có tích chuyên đề như “lẽ thật ngày sa bát” của Dương Quốc Tùng để truyền giữ ngày thứ bảy và lên án giữ ngày chúa nhật.

-          Truyền giáo mở Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật, tài trợ cho người truyền giáo tại Việt Nam. mục tiêu của Cơ Đốc Phục Lâm (Phúc âm đời đời) là theo sát người Tin lành để cố gắng thuyết phục giữ ngày thứ 7 và kiêng các thức ăn đã qui định trong cựu ước. Dương Quốc Tùng đã sử dụng tên là PHÚC ÂM ĐỜI ĐỜI. Hiện nay, theo thống kê mới nhất , có khoảng 10 triệu tín hữu trên toàn thế giới.

 

TRẢ LỜI NHỮNG LÝ LUẬN CỦA CƠ ĐỐC PHỤC LÂM TRÊN LẼ THẬT KINH THÁNH.

 

Như phần đầu chúng ta đã học biết lẽ thật ngày sa bát mà Đức Chúa Trời muốn dân sự của Ngài biết qua sự yên nghĩ trong Chúa Jesus phục sinh. Chúng ta có thể căn cứ vào những luận điểm của Cô Đốc phục lâm thường sử dụng để trả lời theo như lẽ thật trong kinh thánh đã minh chứng:

 

1. Luật Sabát thứ 7 là đời đời

Đáp: Chỉ hạn chế trong Cựu Ước, tức là giao ước cũ và Đức Chúa Trời đã lập 1 giao ước mới trong Chúa Jêsus.

Lời Chúa phán: Có 1 ngày khác Sabát cho dân Đức Chúa Trời (Hêb 4:8,9).

Ngày Sa bát thứ 7 chấm dứt, cho nên trong Tân Ước, không còn đoán xét về sự ăn uống, ngày lễ, ngày Sabát cũng có nghĩa là không cần phải giữ nữa vì đó là tiên tri việc sẽ tới. Còn hình ở trong Đức Chúa Jêsus. (Côlôse 2:16,17)

Luật Sa Bát là đời đời. Chữ SABAT là yên nghỉ.     Nhưng phải biết lẽ thật:

(1) - trong thời Cựu Ước là ngày Sa Bát thứ 7. Sáng .2:2;

(2 ) - Thời Tân  Ước  là ngày Sabát . Bước vào sự yên nghỉ trong Chúa Jêsus .(Hêb. 4:8-10).  TỨC LÀ YÊN NGHỈ TRONG Chúa Phục Sinh. Mà ngày thứ 1 là ngày đánh dấu sự sống lại của Chúa Jesus.

(3) -  Đến khi thế giới kết thúc , con dân Chúa, những kẻ được chọn. Ngày đêm thờ phượng, ca ngợi Đức Chúa Trời và  Chiên con ( Bước vào sự yên nghỉ trọn vẹn trong Thiên Đàng. ( Khải .7:9-17) sự yên nghỉ đời đời.

 

Trong cuốn “ngày sa bát đã bị bỏ” của ông Dương Thưởng có 2 lần trưng dẫn Hêb.4:4,10 ( trang sb7bb) và Hêb.4:4,9,10(trang sb11bb) Ông cố ý không trưng dẫn câu”Nếu Giô Suê cho họ yên nghỉ thì sau KHÔNG NÓI VỀ MỘT NGÀY KHÁC NỮA.VẬY THÌ CÓ MỘT NGÀY YÊN NGHỈ CHO DÂN ĐỨC CHÚA TRỜI..”Ông chỉ trưng dẫn”vì luận ngày thứ bảy có chép rằng: Ngày thứ bảy Đức Chúa Trời nghỉ cả công việc của Ngài. (bỏ câu 8) Vậy thì còn một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời..” Chứng tỏ ông Dương Thưởng đã đoạn chương thủ nghĩa để làm cho người đọc không biết về MỘT NGÀY KHÁC hầu bảo thủ cho ngày Sa bát thứ 7.

 

 

 

2.Cần phải giữ luật pháp, nếu không thì không được cứu.

 

Cơ Đốc phục lâm nói bỏ ngày Sabat thứ 7 là phạm hết luật pháp. Và ông Dương Quốc Tùng nói rằng, chỉ có người giữ ngày Sa bát thứ 7 mới là người được chọn. Ngay cả việc kiêng cử thức ăn, những thức ăn luật pháp Môi se cho là ô uế thì không được ăn.

Đáp: Trong thời ký hội thánh đầu tiên, khi các hội thánh dân ngoại tin Chúa Jesus, họ tin chắc sự cứu rỗi. Nhưng thời bấy giờ vẫn có người Giu Đa cũng tin Chúa và đi khắp các hội thánh vùng tiểu á để buộc những người tin Chúa Jesus phải giữ luật pháp Môi Se. Phaolô luôn lên án những người Giuđa buộc Hội thánh ngoại bang khi tin Chúa Jêsus phải giữ luật pháp là những tiên tri giả. Ma quỉ giả mạo giả Thiên sứ sáng láng, Kẻ giả hình theo ĐẠO LÝ CỦA QUỈ DỬ.( IICôrinhtô 11:12-15;Côlôse 2:18;Itimôthê 4:1-3 ).

 

-           Điều đó bị Phao lô lên án  là mê muội, ếm bùa (Galati 3:1-3), nhờ cậy việc làm của luật pháp để làm cho trọn , tức là lìa bỏ Đấng Christ.

-           Kiêng cử, giữ ngày, tháng, năm là suy phục những lề thói của thế gian , việc tin Chúa trở nên vô ích. (Galati 4:9)

-           Tuân giữ luật pháp trên văn tự là những người con của người nữ tôi mọi (Aga) vì 2 người nữ Aga và Sara đại diện cho 2 giao ước.

Aga là giao ước được lập tại núi Sinai.

SaRa là giao ước được lập trong Chúa Jêsus (Galati 4:21-31).

-            Cậy nhờ luật pháp để trở nên công bình là lìa bỏ Đấng Christ (Galati 5:4).

-            Cựu Ước chỉ là hình bóng chứ không còn thực hiện trên văn tự nữa. Nó chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng, lời tiên tri  và bóng về Chúa Jêsus.(Côlôse 2:16-17)

“Gọi ước đó là mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi” (Hêbơrơ 8:13). “Vậy thì Chúa đã bỏ điều trước để lập điều sau” (Hêbơrơ 10:9).

3. Tại sao Chúa Jêsus và Phaolô vẫn thường thờ phượng Chúa vào ngày thứ 7?

 

-           Kinh thánh thường dùng chữ theo thói quen vì Chúa Jêsus và Phaolô đều là người Do Thái. Nhưng đối với Ngài và Phaolô thì ngày nào cũng là ngày của Chúa, ngày Thánh, không phải là ngày thứ 7, thứ 6,... cho nên thờ phượng Chúa trong ngày thứ 7 vẫn là ngày Thánh. Nhưng quan niệm của Chúa Jêsus và Phaolô khác hẳn với những người thông giáo và Pharisi (Giăng 4:20-24). Phaolô gặp người Giuđa thì nhóm thờ phượng Chúa với người Giuđa, còn các Hội thánh ngoại bang thì Phaolô thờ phượng Chúa trong ngày thứ I.

-           Đến nhà hội để thờ phượng trong ngày Sabát – thứ 7 là điều kiện để rao giảng về Chúa Jêsus cho người Giuđa. Vì người Do Thái chỉ tập trung vào ngày thứ 7, Tại nhà Hội Chúa Jêsus đã dùng lời Êsai 61:1 để làm chứng về Ngài (Luca 4:16-19). Phaolô đến ngày Sabát để biện luận giảng về đạo Chúa Jêsus cho người Giuđa (Công vụ 17:2,3; 18:4). Ông đã sống như người Giuđa trong luật pháp để được người Giuđa, và với dân ngoại như người không có luật pháp để được dân ngoại (ICôr 9:19-21).

4. Lên án thờ phượng Chúa trong ngày thứ I là dấu ấn con thú thứ 2 (Khải huyền 13)

Trong sách 60 dữ kiện về ngày Sabát ông Dương Quốc Tùng đã lập luận:

Người giữ ngày thứ I là dấu ấn của con thú thứ 2 trong Khải huyền 13. Còn người giữ ngày thứ 7 là dấu ấn của những người được chuộc.

Đáp: Như vậy, ông Dương Quốc Tùng kết án các môn đồ nhóm lại trong ngày thứ I, Hội thánh đầu tiên nhóm lại trong ngày thứ I là dấu con thú Anti Christ. Lời kết án của ông Dương Quốc Tùng là vô căn cứ. Không chổ nào trong  Khải huyền 13 nói dấu ấn đó là nhóm ngày thứ I cả. Nhưng đây chỉ là lời tiên tri về giáo hội công giáo, bởi các vị giáo hoàng thờ tượng hình và tượng nói tiếng người, đó là tượng Đức mẹ Fatima truyền thông điệp để thờ phượng tượng nữ đồng trinh. Thật sự trong bản văn được truyền đi trong năm 1978. Thông điệp thứ nhất đã ấn ký 666 ở dưới 10 điều thông điệp. Đế quốc La-mã lúc bấy giờ thờ thần mặt trời (đa thần giáo). Nhưng khi Hoàng đế Contantine ăn năn tin nhận Chúa Jêsus thì bỏ bái vật giáo, thờ một Đức Chúa Trời hằng sống , Thờ ba ngôi Thiên  Chúa. Ông đã ra chiếu chỉ truyền toàn đế quốc phải giữ ngày thứ I như các môn đồ của Hội thánh đầu tiên để thờ phượng Chúa, cũng nhớ rằng Hoàng đế và cả đế quốc La-mã thờ Đức Chúa Trời ba ngôi là Đấng tạo hóa chứ không phải thờ thần Mặt trời.

Đó là chương trình của Đức Chúa Trời dùng vị vua La-mã đang cai trị thế giới rộng lớn để làm cho ảnh hưởng của Chúa Jêsus đến một ngôi vị cao nhất.

-                Năm 1 để tính dương lịch liên quan đến sự Giáng sinh của Chúa Jêsus.

-                Ngày thứ I trong tuần lễ là ngày thờ phượng Chúa phục sinh, là Đấng đầu hết trong mọi sự.

-               Ông trưng dẫn Khải huyền 7:3-4 ; 14:1,4,5) dấu ấn được đóng trên những người được chuộc là những người giữ ngày Sabát, là ấn của Đức Chúa Trời, điều này hoàn toàn sai với lẽ thật. Vì kinh thánh chép rằng: “cho đến chừng nào chúng ta sẽ đóng ấn trên trán những tôi tớ Đức Chúa Trời chúng ta” “Danh Cha, chiên con ghi trên trán”. Đóng ấn cho những người được chuộc là chính Đức Thánh Linh. “Chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời vì nhờ Ngài mà anh em được ấn chứng cho đến ngày được cứu chuộc” (Êphêsô 4:30). Làm buồn cho Đức Thánh Linh không phải bỏ ngày thứ 7, nhưng sống một đời sống trong xác thịt tội lỗi. Ngay cả giữ luật pháp là hành động loại trừ, làm buồn lòng Đức Thánh Linh (Galati 3:3-5). Đã bị Phao lô lên án là tà giáo, ngu muội, bùa ếm... “Trong Ngài anh em đã tin và được ấn chứng bởi Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ đã chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển của Ngài” (Êphêsô 1:13,14).

 

5 -  Bỏ ngày thứ 7 là bỏ điều răn thứ 4:

Điều nầy hoàn toàn không đúng, vì Cơ đốc giáo vẫn có ngày Sabát. Nhưng ngày Sabát của Chúa Jêsus có giá trị cao hơn ngày Sabát thứ 7 của Cựu Ước vì Chúa Jêsus phán rằng: “Con Người là Chúa của ngày Sabát ” (Mathiơ 12:8). Ngày Sabát trong Tân Ước làthời kỳ yên nghỉ trong Chúa Jesus mà đánh dấu cho ngày Chúa phục sinh là ngày thứ I trong tuần lễ.

Hội thánh vẫn có điều răn thứ 4 nhưng không còn là Sabát - thứ7 ( sự chết) mà là Sabát thứ I (sự Sống). Kinh Thánh có chép sẽ có một ngày khác nữa, vậy thì còn một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời, đó là NGÀY PHỤC SINH, yên nghỉ trong sự sống phục sinh của Chúa Jêsus.

-          Chúa là số 1 của con chứ không phải là cuối.

-          Chúa trước hết chứ không phải vật chất, tiền,

thế gian trước.

-          Thờ một Chúa là Đấng sống chứ không phải Chúa chết.

( tìm Chúa trong ngày thứ 7 là tìm Chúa CHẾT).

-          Chúa là Đấng mọi sự trong mọi sự chứ không phải chỉ

là 1 ngày cuối trong tuần.

-          Bước vào ngày thứ I là bước vào một GIAO ƯỚC MỚI. Bước vào một thời kỳ yên nghỉ ( Sabát) trong Chúa Jêsus.

Halêlugia. Sự sống phục sinh là biểu lộ cho quyền năng của giao ước mới. AMEN.

 

6 – NHỮNG BIỆN LUẬN ĐỂ BÁT BỎ NGÀY THỨ NHẤT:

Trong cuốn “lẽ thật ngày Sabát” của DQT.

a –  (Trong sách “Lẽ thật ngày Sa bát” trang 162) ông Dương Quốc Tùng  trưng dẫn 6 câu Kinh thánh Mathiơ 28:1; Mác 16:1,2 ; 16:9 ; Luca 24:1 ; Giăng 20:1. Nói về những người đàn bà đi xức xác cho Chúa và ông nói rằng không chổ nào nói ngày thứ I là ngày Thánh. Ông phải nhớ rằng các người đàn bà đó đang đi tìm Chúa trong MỒ. KHÔNG CÓ CHÚA. Chúa không phải là một xác chết của ngày hôm qua.

NGÀY THỨ 7. Nhưng nơi nào có sự hiện diện của Chúa là nơi THÁNH. Kinh thánh chép:  “Nội chiều ngày đó, LÀ NGÀY THỨ NHẤT TRONG TUẦN LỄ, nơi các môn đồ ở, CHÚA JÊSUS ĐẾN ĐỨNG CHÍNH GIỮA HỌ MÀ PHÁN RẰNG: BÌNH AN CHO CÁC NGƯƠI” (Giăng 20:19). Giá trị là CÓ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA.  Ông DQT. còn dùng chữ ‘Môn Đồ họp lại để ĂN MỪNG CHÚA PHỤC SINH’ như châm biếm những người ủng hộ ngày thứ I là ngày các môn đồ họp lại để ĂN MỪNG. Nhưng rõ ràng Kinh thánh không ghi chữ Ăn Mừng vì lúc này các môn đồ ĐANG SỢ, đó là tâm trạng của các môn đồ  Kinh Thánh ghi rõ ai cũng biết. Nhưng đó là tâm trạng của họ trước khi Chúa hiện đến. Ông DQT dừng lại ở đó để nói rằng ngày thứ nhất không phải là ngày thánh. Ông nói “Họ họp nhau không phải để thờ phượng, nếu họ họp lại để thờ phượng thì họ vào nhà hội...” Nhưng Chúng ta nên nhớ rằng, KHI CHÚA JÊSUS HIỆN RA THÌ CÁC MÔN ĐỒ ĐẦY SỰ VUI MỪNG. Khi Ma-ri thấy Chúa sống vào sáng ngày thứ I  thì “…ĐẾN GẦN, ÔM CHÂN NGÀI VÀ THỜ LẠY NGÀI” (Mat.28:9). Khi Chúa hiện ra với các môn đồ lần đầu tiên thì Kinh Thánh chép: “ KHI MÔN ĐỒ THẤY NGÀI THÌ THỜ LẠY NGÀI.  Như vậy rõ ràng, khi Chúa Phục Sinh hiện đến thì các Môn Đồ ĐẦY VUI MỪNG VÀ THỜ LẠY NGÀI. Thờ phượng Chúa trong NGÀY THỨ NHẤT, thờ phượng Chúa là ngày Thánh, vì Chúa Jêsus là CHÚA CỦA NGÀY SA BÁT.

b -  Ông DQT cho rằng Phao lô nói với HT Cô-rinh-tô CỨ NGÀY ĐẦU TUẦN Không phải là ngày thờ phượng nhưng là ngày bắt đầu dành tiền dâng hiến. (trang 165 LT ngày SB)

Chúng ta xem lại mạch văn “CỨ NGÀY ĐẦU TUẦN LỄ, Mỗi người trong anh em khá tùy sức mình chắc lót được bao nhiều thì để dành tại nhà mình, HẦU CHO KHỎI ĐỢI TÔI ĐẾN RỒI MỚI GÓP” (I Côr. 16:2). Mội bản dịch mới khác do nhóm phiên dịch thế giới. Bản dịch sát nhất với nguyên ngữ Hy-lạp “Vào ngày đầu tuần, mỗi anh chị em dành riêng ra một số tiền tùy khả năng. Làm như thế thì không cần phải đợi tôi đến rồi mới thu góp”. Điều này có ý nghĩ là CỨ NGÀY ĐẦU TUẦN  LÀ DÂNG HIẾN, CHỨ KHÔNG ĐỢI PHAO-LÔ ĐẾN RỒI MỚI DÂNG HIẾN. Và đây không phải là cách làm chỉ của Hội Thánh Cô-rinh-tô mà là của tất cả các Hội Thánh miền Ga-li-lê. Tất nhiên ai cũng biết rằng, từ trước đến nay, ngay cả Cựu Ước sự dâng hiến đều thực hiện lúc HỘI THÁNH NHÓM LẠI.

c – Buổi nhóm ngày thứ I tại Hội thánh Trô-ách ông Dương Quốc Tùng nói rằng: “Mục đích của buổi nhóm này không phải để ĂN MỪNG SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚA JÊSUS như một số người thường nói...Đây là buổi nhóm họp để chia tay???.

-   Qua những lời trên chứng tỏ Ông DQT. luôn bài xích về sự VUI MỪNG VỀ MỘT CHÚA PHỤC SINH. Phải biết rằng đời sống cơ Đốc Nhân lúc nào cũng phải VUI MỪNG, VUI MỪNG MÃI MÃI (IITê 5:16,17). Vì sự hiện diện thường trú của Chúa Phục Sinh trong đời sống của Cơ Đốc Nhân.

-    Buổi nhóm này là buổi nhóm để THỜ PHƯỢNG CHÚA. Lẽ tất nhiên, Phao-lô muốn ở lại với Hội Thánh Trô-ách để nhóm với Hội Thánh trong ngày Chúa Nhật (ngày thứ I) rồi thứ 2 (ngày mai) ông sẽ ra đi. “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện, cứ GIẢNG luôn cho đến nữa đêm....GIẢNG LUẬN cho đến sáng”(Công vụ.20:7-12). Như vậy buổi nhóm thờ phượng Chúa  có LỄ BẺ BÁNH, CÓ GIẢNG LUẬN, cũng có nghỉ một lúc để nói chuyện (thông công).

 

-   Ông DQT còn nói rằng: Tối thứ 7 hay sáng Chúa Nhật? Ông lý luận rằng: “Buổi nhóm chưa chắc diễn ra vào sáng Chúa nhật .... một ngày bắt đầu từ ban đêm và ban ngày sau... như vậy, thực ra là vào tốt thứ 7, vì kinh thánh ghi: “có nhiều đèn trong phòng cao mà chúng ta đương nhóm lại” !? Như vậy, Ông DQT nên gạch bỏ chữ NGÀY THỨ NHẤT TRONG TUẦN LỄ trong Kinh Thánh, có lẽ ông ước rằng đừng có câu này thì dễ nói là ngày thứ 7 hơn. Dầu vậy, ông vẫn cứ nói khi ông trưng dẫn có nhiều đèn trên phòng cao...?!  Phải nhớ là NGÀY thứ nhất, chứ không phải tối ngày thứ 7. Rồi gì nữa: cứ giảng luôn CHO ĐẾN NỮA ĐÊM. Thời gian từ ban ngày cho đến ban đêm, cũng có nghỉ thông công (nói chuyện). Chính vì vậy mới có đèn nhiều để soi sáng vào tối chúa nhật chứ. Như vậy ông DQT thần tượng ngày thứ 7 cho nên muốn SỬA KINH THÁNH.

Chúng ta cũng hiểu rằng: có những người không bao giờ tin sự yên nghỉ trong Chúa Phục Sinh cho nên họ dùng những lý luận để bác bỏ. Họ sẽ không bao giờ ĂN NĂN, đúng như Hêb. 4:3-7 Chúa phán: “Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ Ta!...”  “.. Vì những kẻ nghe Tin lành ấy trước nhất đã không vào đó, BỞI CHẲNG TIN.”    

 

Chúng ta hãy cầu nguyện và nhờ Đức Thánh Linh giảng giải cho người Cơ Đốc Phục Lâm hiểu rõ ý nghĩa Sabát trong Chúa Jêsus phục sinh để họ bước vào trong quyền năng của Đức Thánh Linh. Không còn cậy việc làm của xác thịt, họ nhận được sự cứu rỗi trọn vẹn trong Chúa Jêsus, để họ tôn vinh xứng đáng cho danh Đức Chúa Jêsus. AMEN.

 

MS. PHẠM TOÀN ÁI


 

 

 
VIDEO
HÌNH ẢNH NỔI BẬT





























 
thiet ke web thiet ke website web gia re lam web dep thiet ke web pro thiet ke web chuyen nghiep website gia re thiet ke website gia re thiet ke website chuyen nghiep thiet ke website pro thiet ke web gia re website chuyen nghiep web chuyen nghiep website web web site cong ty thiet ke web web 100$ website free web free website mien phi web mien phi cho thue xe thue xe can thue xe xe du lich thue xe du lich thue xe gia re thue xe hoi thue xe hoa thue xe cuoi thue xe du lich dich vu thue xe thue xe dich vu thue xe tu lai thue xe co tai thue xe thang hop dong thue xe cho thue xe gia re thue xe doi moi thue xe toyota thue xe ford thue xe camry thue xe honda sua may tinh sua laptop sua chua may tinh sua may tinh gia re bao tri may tinh bao tri mang bao tri he thong sua may tinh tai nha sua may tinh tan noi thiet ke mang thi cong mang mang wifi trien khai he thong mang may tinh may tinh IBM may tinh bo may tinh de ban nuskin my viet nuskin viet nam nuskin may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat