Chứng minh Chúa Jesus là Đức Chúa Trời.
Chứng minh Chúa Jesus là Đức Chúa Trời.
Sáng thế ký 1:1 chép: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Ban đầu của vũ trụ là con số 1. Chính Đức Cha Trời là Đấng đầu tin và cuối cùng. Ngài là cội nguồn của sự hiện hữu vũ trụ, muôn vật và con người. Nhưng thực sự chúng ta không biết Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên vũ trụ đến nay được bao nhiêu tỉ năm? Nhưng từ khi Đức Chúa Trời vô hình, Thần linh giáng sinh làm người để cứu chuộc loài người ra khỏi sự án phạt. Cho nên, năm sinh của Chúa Jêsus: trở nên năm số 1 của công nguyên, “Ban đầu có Đạo, Đạo ở cùng Đức Chúa Trời và Đạo là Đức Chúa Trời” (Giăng 1:1; Côlôse 1:15-18). Như vậy chữ “ban đầu trong sáng thế ký 1:1 được hiện hữu trong sự kiện giáng sinh của Chúa Jesus. (Giăng 1:1) Uy quyền của Chúa Jesus là số một của công nguyên. Ngài là Đức Chúa Trời Giáng Sinh làm người, cho nên năm sinh của Chúa Jesus trở nên năm thứ nhất, sự giáng sinh của Chúa Jesus chia đôi dòng lịch sử của nhân loại.
Từ đó:
- Lịch sử vũ trụ tính từ năm sinh của Chúa Jesus. Từ năm số 1 (Năm Chúa giáng sinh) tính đến nay là 20...… và từ số 1 của công nguyên tính về trước của lịch sử vũ trụ.
- Mỗi gia đình đều treo lịch, năm hiện hữu trong lịch là niên hiệu của Chúa Jesus. Trong sinh hoạt mỗi ngày của mọi người trên thế giới đều phải xác định ngày tháng năm. Như vậy, mọi sinh hoạt của con người đều lệ thuộc vào Chúa Jesus.
- Mỗi người sinh ra đều phải có giấy khai sinh tính từ năm Chúa giáng sinh. “Tôi sinh cách Chúa Giáng sinh là 1958 năm. Anh sinh ra năm 1975 năm tức là anh sinh cách Chúa Giáng sinh là 1975 năm. Như vậy, mỗi người sinh ra đời phải tính từ năm sinh của Chúa Jesus.” Đức Chúa Trời muốn nói với mỗi người rằng: Từ khi sinh ra đến khi từ giả cỏi trần này, con là người có tội. Chúa Jesus đến thế gian để trả thay bản án tội cho con. Con cũng có phần trong sự ân xá tha tội của Đức Chúa Trời để mọi người tin Chúa Jesus đều hưởng được sự sống đời đời. Vì vậy, cuộc đời của mọi người được gắn chặt vào sự kiện Chúa Giáng sinh.”
Mọi người trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc, tiếng nói, đều lệ thuộc và có mối liên hệ với Chúa Jesus trong mọi sinh hoạt. Điều đó chứng minh rằng: mọi người cần được sự tha tội để nhận được sự cứu rỗi, vì mọi người đều là con của Đức Chúa Trời, mọi người đều là tội nhân cần được sự tha tội và được cứu rỗi.
Âm lịch: người ta căn cứ vào mặt trăng để tính lịch.
Dương lịch: người ta căn cứ vào mặt trời để tính lịch.
Mặt trăng bản thân nó không có sự sáng, nhưng nó chỉ tiếp nhận ánh sáng từ mặt trời. Cho nên, âm lịch là căn cứ trong ban đêm.
Nhưng mặt trời là trái cầu lửa để phát ra ánh sáng soi vào mặt đất. Cho nên, trong phương diện thuộc linh: có 2 quyền lực là: Quyền lực của Đức Chúa Trời là sự sáng, nhưng quyền lực của ma quỉ là quyền lực của sự tối tăm. Cho nên, những đất nước lệ thuộc vào âm lịch, người ta sử dụng cho việc xem tử vi, xem bói, con người liên quan đến từ con vật, tính theo năm: Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. v.v… từ đó, dẫn đến sự mê tín dị đoan. Nhưng Đức Chúa Trời là sự sáng, sự giáng sinh của Chúa Jesus đến thế gian, Lời Chúa phán : “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người…Sự sáng nầy là sự sáng thật khi đến thế gian soi sáng mọi người” (Giăng 1:4,9).
Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá bày tỏ tình thương của Đức Chúa Trời:
Dưới sự cai trị của đế quốc La-mã, đóng đinh trên cây thập tự là phương cách tử hình kẻ tử tội gian ác nhất. Luật hình này chỉ áp dụng cho những người là dân tộc bị trị. Đó là cách tử hình hành hạ tên tử tội một cách đau đớn cho đến chết. Trong thời điểm đó, người ta gọi thập giá là thập ác, mọi người đều ghê tởm, khinh bỉ. Nhưng để giải quyết tội của con người với Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã bằng lòng chịu đóng đinh trên cây thập tự. Từ đó cây thập tự đã trở thành biểu tượng của tình yêu (dấu chữ thập đỏ: biểu tượng cho bệnh viện, nhà thương. Cơ quan từ thiện quốc tế là hội hồng thập tự). Hình ảnh cây thập tự luôn có hai chiều, chiều đứng là giải quyết tội của con người với Đức Chúa Trời. Chiều ngang là để giải quyết tội của con người đối với con người. Hình ảnh thập tự cũng nói lên tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. (Rô. 5:8-)
Điều đáng chú ý: trong lịch sử của loài người, dưới thời đế quốc La-mã mới có án tử hình theo cách này. Chúa Jesus phải chịu chết trên cây thập tự, có một ý nghĩa hết sức quan trọng là để giải quyết mối tương giao giữa Trời với người và giữa người với nhau.
- 01/07/2012 18:22 - Ý NGHĨA NGÀY SABÁT
- 01/07/2012 17:30 - CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
- 25/06/2012 09:17 - Chứng minh Chúa Jêsus đã sống
- 23/06/2012 11:50 - Cơ sở chứng minh Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời
- 22/06/2012 14:01 - Những chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời
- 14/06/2012 18:53 - CHỨNG NHÂN GIÊHÔVA
- 14/06/2012 18:36 - CƠ ĐỐC PHỤC LÂM
- 31/05/2012 18:58 - MƯỜI ĐIỀU RĂN