TỘI NHÂN ?
TỘI NHÂN ?
(Thi 14:3, Rôma 3:23)
Trong xã hội, nếu không có luật thì không thể kết tội mội người nào được. Một cảnh sát giao thông phải căn cứ vào luật giao thông mới có thể buộc tội người tài xế vi phạm. Một tòa án muốn bắt người kết án tội phải dựa vào luật hình sự. Hay nói một cách khác nhờ có luật quy định mà người ta biết mình phạm pháp và phải chịu xử phạt theo đúng luật. Không có luật pháp thì không thể buộc tội khi họ vi phạm. Cũng vậy, khi Chứng nhân muốn hướng cho thân hữu nhận biết tội lỗi thì chúng ta phải căn cứ vào luật của Đức Chúa Trời. Vì mọi người đều ở dưới thẩm quyền phán xét của Đức Chúa Trời. Ban đầu luật của Đức Chúa Trời đặt trong con người qua lương tâm, và khi con người có chữ viết thì Đức Chúa Trời đã ban luật pháp cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môise. (1500TC). Luật này cũng đã chi phối luật quốc tế nhân quyền. Mọi quốc gia gia nhập liên hiệp quốc đều phải có hiến pháp phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. Đến thời đại TÂN ƯỚC Đức Chúa Trời ban cho con người luật yêu thương qua chính Con Ngài là Chúa Jesus để dạy con người về tình yêu của Đức Chúa Trời và tình yêu giữa con người đối với nhau. Để cho thân hữu ý thức tội trong nguyên tắc luật của Đức Chúa Trời. Chứng nhân phải cho thân hữu ý thức mười điều răn và trong mười điều răn đó chỉ tóm gọn thành hai điều răn lớn : Trước hết hãy hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức yêu mến Đức Chúa Trời và thứ hai là Yêu kẻ lân cận như chính mình.
Trong 10 điều răn của Đức Chúa Trời quy định con người phải có bồn phận với Đức Chúa Trời và với con người. Qua đó chúng ta giảng giải quyết được tội thờ hình tượng, giả thích được sự hiếu kính cha mẹ và việc thờ cúng ông bà…
Phương cách đưa cho thân hữu nhận thức 10 điều răn:
Mọi người vẫn ý thức mình là một tội nhân. Từ xưa đến nay không ai nói mình vô tội. Một thánh nhân nói: "Trọn đời làm lành, lành không đủ. Một ngày làm ác, ác có dư". Chúng ta hỏi: anh cảm thấy có ai không có tôi không? Chắc chắn họ trả lời: “ai cũng có tội” Chúng ta nói: “Đúng, chính Đức Khổng Tử nói rằng: Nhân vô thập toàn.” Chúng ta giải thích câu nầy: Nhân là người- VÔ là không – THẬP là mười – TOÀN là trọn vẹn. Như vậy, muốn trọn vẹn đạo làm người phải trọn chữ thập.
Chúng ta giải thích chữ thập : Chữ thập (+) có hai chiều. Chiều đứng là THIÊN ĐẠO là bổn phận của con người với Đức Chúa Trời.
Chiều ngang : NHÂN ĐẠO là bổn phận con người với con người.
Chữ thập là 10 điều. Chúng ta có thể đưa hai bàn tay có mười ngón và hỏi: Tại sao Đấng Tạo Hóa ban cho con người có mười ngón tay? Đó là muốn con người thực hiện mười điều răn.
Đối chiếu với mười điều răn Chúa dạy (Xuất . 20:3-17).
Điều1:Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác.
(Ma thi ơ.4:4 ; 6:24)
Đối với Đức Chúa Trời điều luật là con người phải tin cậy và thờ phượng Đức Chúa Trời duy nhất . Vì mọi người đều ý thức được trăm sự là nhờ Trời. Phú quí tại Thiên. Ở ác Trời phạt. Mọi sự đều kêu Trời. Mạng sống do Trời định… Như vậy Đức Chúa Trời có trong lương tâm con người.(Chúng ta ôn lại chứng minh Đức Chúa Trời qua lương tâm.)
Điều 2 : Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình cũng chớ làm tượng giống trên trời cao, trong đất hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó.
( Thithiên 115: 4-8,Êsai 40-44. Công vụ 17:29,30. Rôma 1:19-13 ) Những câu kinh thánh trên để giải thích về tội thờ hình tượng.
- Hình tượng là vật chất vô tri.(diễn tả cách làm tượng)Thờ hình tượng là mê tín, Chúa Phán : Người thờ hình tượng cũng vô tri giống như nó.( Cầu xin với hình tượng thì Đức Chúa Trời xem người đó cũng vô tri). Không ai lại nói chuyện với cục đất, hòn đá hoặc cái bình tích bao giờ, vì biết rõ đó chỉ là vật vô tri. Nếu chúng ta thấy một người nói chuyện với cục đá chắc chắn họ là người mất trí rồi). Hình ảnh của cha mẹ chỉ để làm kỷ niệm chứ không thể nói chuyện với hình ảnh được. Dù em trẻ lên 5 khi ba hay mẹ đi vắng thì cháu không thể lấy hình của ba để xin tiền.
- Người chết không giúp đỡ được người sống ( Thi. 146:3)
- Thờ hình tượng là điều ma quỉ dối gạt con người chống nghịch lại với Đức Chúa Trời. Người ăn của cúng hình tượng là thông đồng với ma quỉ.
(I Côr. 10:19-22. II Côr. 6:14-15)
+ HÌNH CON RỒNG: Đối với mọi người không hiểu được nguồn gốc của hình con rồng, hình rắn có chân.
Theo như kinh thánh: Khải huyền 12:9 “con rồng là con rắn xưa là ma quỉ cám dỗ loài người phạm tội” Trở về với Sáng-thế-ký 3:14,15. Con rắn xưa có chân nhưng bị Đức Chúa Trời phạt “bò bằng bụng” cho nên bây giờ không tìm thấy rắn có chân. Chỉ còn hình ảnh con rồng có chân. Đó là biểu tượng của ma quỉ. Hình ảnh của nó chiếm hữu trên 4 lãnh vực: - Chính trị: Biểu tượng VUA. - Văn hoá: trong trang trí, sinh hoạt văn hoá dân gian. - Kinh tế: biểu tượng con rồng. - Tôn giáo: được chạm trổ trên các đình chùa miễu, Áo lễ của linh mục v.v…
Chứng nhân cần phải cho thân hữu biết rõ tội thờ phượng, nhờ cậy nơi hình tượng là gớm ghiết trước mặt Đức Chúa Trời, cho nên khi họ hiểu rõ, người tiếp nhận Chúa phải tự nguyện từ bỏ, thiêu đốt các tượng chạm, những đồ phục vụ cho hình tượng không được có ở trong nhà của mình. ( Phục truyền. 7:24,25).
+ Hình tượng trong tâm: Tham lam, đam mê. Êp. 5:5. Cố chấp. I Sa-mu-ên 15:23.
Điều 3: Chớ lấy danh Đức Chúa Trời làm chơi. (Côlôse.3:17)
Mọi người phải kính sợ Đức Chúa Trời, không gọi ông Trời nhưng gọi là Đức Chúa trời, vì Ngài là Đấng tối cao, Đấng phán xét công bình.
Khi Tin nhận Chúa chúng ta phải làm vinh hiển danh Chúa.
Điều 4: Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày Thánh.
(ma thi ơ. 6:33) Ngày nghỉ in màu đỏ để chứng minh cho mọi người biết là con người phải biết luật Đức Chúa Trời: ngày nghỉ phải làm nên ngày Thánh.( Thờ phượng Chúa).
Thời cựu ước thờ phượng Chúa trong ngày thứ 7.
Thời tân ước yean nghỉ trong Chúa Jesus phục sinh. Cho nên hôi thánh thờ phượng Chúa trong ngày thứ nhất.
Tham khảo chương: Yên nghỉ trong Chúa Jesus.
Điều 5 : Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất Đức Chúa Trời ban cho. (Ê phê sô 6:1-3,I ti 5:4 )
Chứng nhân phải giảng về đạo chữ hiếu mà Chúa dạy. Đức Chúa Trời buộc con người phải xem trọng chữ hiếu. Nó trở thành điều răn thứ nhất đối với con người. Con bất hiếu sẽ bị xử tử . ( Xuất 21:15,17)
Giãi thích tại sao người Tin Lành không cúng giỗ. ( Xem cách làm chứng cho người lương.)
Điều 6 : Ngươi chớ giết người . “Ai ghét anh em mình là kẻ giết ngừơi;Anh em biết rằng chẳng có một kẻ nào giết ngừơi có sự sống đời đời ở trong mình.” ( Igiăng 3:15)
Luật pháp con người kết tội giết người khi người đó có hành động làm chết một mạng người. Nhưng đối với Đức Chúa Trời; Ghen ghét là tội giết người. Tại sao? Đức Chúa Trời nhìn thấy trong tâm, kết tội ngay trong tư tưởng. Vì đó là nguyên nhân dẫn đến giết người. Nếu chúng ta ghét một người nào đó, chúng ta không muốn thấy mặt. Nếu chẳng may người ấy chết, chúng ta vcui mừng và có thể nói rằng: “cầu cho nó chết khuất đi”. Cho nên, hành vi đó là giết người trong tư tưởng. Để không phạm tội giết người ( ghét) Chúa dạy: phải yêu thương kẻ thù như chính mình. ( Luca 6 ; Rô ma 12:17-21)
Điều 7 : Ngươi chớ phạm tội tà dâm.
Tà dâm tức là quan hệ tình dục bất chính với người khác phái. Chỉ được phép quan hệ khi 2 người được kết hiệp hôn nhân (Sáng thế ký 2:24,25) Nhưng luật Chúa Jesus dạy: “Hễ ai ngó ngừơi đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi.’’ (Mathiơ 5:28). Đức Chúa Trời biết trong tư tưởng. Cho nên Chúa lên án việc cấm cưới gã là đạo lý của quỉ dữ, bởi sự giả hình của giáo sư dối. Vì điều đó chỉ dem đến sự phạm tội nhiều hơn chứ không phải là tốt hơn như moat số tôn giáo dạy.I Ti.4:1-3
Điều 8 : Ngươi chớ trộm cướp (Ê phê sô 4:28 ).
Trộm cướp tức là đoạt vật của người khác hoặc sử dụng sở hữu của người khác mà không được sự đồng ý. Trộm cướp sinh ra từ tấm lòng ích kỷ. Những người có lòng ích kỷ thì họ chỉ muốn có nhiều hơn. Rất dễ dẫn đến hành động ăn trộm, làm cân giả… Với tâm như vậy họ đã muốn trộm của người khác. Họ chẳng bao giờ muốn ban cho chỉ muốn thu lợi cho mình. Chúa dạy: “ ban cho có phước hơn nhận lãnh” (Công vụ. 20:35).
Điều 9 : Ngươi chớ làm chứng dối cho kẻ lân cận ngươi (Giăng 8:44) Ma quỉ là kẻ nói dối và cha sự nói dối
Điều 10 : Ngươi chớ tham lam. ( I Ti 6:8-10)
Lòng tham đã là tội rồi vì nó là cội rễ của mọi điều ác. Để tránh tội tham lam, Chúa dạy : “ Tin kính cùng sự thỏa lòng là mối lợi lớn”Rõ ràng, khi chúng ta nhận thức tội theo sự đánh giá toàn tri của Đức Chúa Trời thì con người sống ở đời chắc phải phạm vô số tội.
Lưu ý :Trong mười điều răn đó có bốn điều đối với Đức Chúa Trời, sáu điều đối với con người (Chứng nhân phải thuộc mười điều răn). Vì vậy đạo làm người phải có :
Bổn phận đối với Đức Chúa Trời . “ Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Mác 12:30)
( Vì hưởng ân huệ). Từ điều 1 đến điều 4. Chúng ta phải giúp cho thân hữu ý thức - Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất phải tin cậy. - Giải quyết vấn đề thờ hình tượng. - Kính sợ Đức Chúa Trời và - Giữ ngày Chúa Nhật,vì mọi người đều phải lệ thuộc vào luật của Ngài.
Bổn phận với con người : “Yêu người lân cận như chính mình”(Mác12:31). Từ điều 5 đến điều 10. Trên hết với con người là hiếu kính cha mẹ (điều 5).
Khi làm chứng cho thân hữu chúng ta chỉ dạy kỹ về điều răn thứ 1, thứ 2, thứ 3, thứ 4. và đặc biệt bổn phận với người nhấn mạnh điều răn chứ 5.
Hậu quả của tội lỗi:
Ý thức : Có tội phải bị hình phạt.Xã hội loài người đã có sẵn toà án với những hình phạt để nghiêm trị kẻ phạm tội thế nhưng chưa hết con người vẫn còn phải đối diện với một toà án khác. Đó là toà án lương tâm mà Đức Chúa Trời là đấng xử tại toà án đó.Đức Chú Trời sẽ xử tất cả những tội còn trong tư tưởng ,lương tâm của con người .Vì Đức Chúa Trời là Đấng biết mọi sự Ngài sẽ báo trả tùy việc của mỗi người (Giê-rê-mi 17 :9,10)
“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo.’’
Nghĩa là : Mọi việc thiện và việc ác đến thời chung cuộc rồi đều phải chịu phán xét. Lời Chúa phán: “Theo như đã định cho loài người, phải chết một lần rồi chịu phán xét”( Hebơrơ 9:27). Có tội với Trời không chỗ cầu.
LUẬT CÔNG BÌNH :Mọi tội lỗi phải bị trừng trị (Êxêchiên 18:4).
Chứng minh sự bất lực của con người đối với tội lỗi :
a. Không ai tự tu mà có thể sống một cuộc đời trọn vẹn, “Nhân vô thập toàn” Người tu hành cũng không biết chắc mình được siêu thoát (Giê rê mi 13:23) . Bởi sống thêm một ngày thì càng thêm tội.
"Trọn đời làm lành lành không đủ. Một ngày làm ác ác đã dư".
b. Không thể lấy việc thiện để bù đắp cho việc ác mình đã gây ra vì làm thiện là trách nhiệm của con người, không làm là tội.
“Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm là phạm tội.” (Giacơ 4 :17).
c. Nếu mục đích con người làm việc lành để mong được siêu thoát, ---> đó cũng là mục đích ích kỷ.
Chúng ta cũng nên biết:
Chủ trương của các tôn giáo: HÀNH ĐẠO để được ĐẮC ĐẠO.
Tin Lành của Chúa Jesus: ĐẮC ĐẠO để được HÀNH ĐẠO.
Người Tin lành hành đạo không mong để mình được điều gì, nhưng mong người khác được cứu như mình.
d. Nếu thành thật một chút thì ai cũng nhận thấy từ trong tư tưởng và tấm lòng của con người luôn đầy dẫy tội như Chúa Jêsus đã nói trong Mác 7:21,22 : “Vì thật là tự trong, từ lòng ngừơi mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người.”Đức Chúa Trời phán rằng: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa, ai có thể biết được?”
Lời Phật dạy: "Một ý niệm sân si tiêu vạn rừng công đức"
Như vậy chúng ta chỉ có nợ công đức chứ không thể lấy công đức để bù đắp tội ác của mình.
e – Cần lễ cầu hồn, cầu siêu có được giải thoát không?
Chúng ta không thể dùng những phương cách tôn giáo của con người như đi tu, làm lễ cầu hồn,cầu siêu…để hết tội, hay được siêu thoát, được lên thiên đàng. Vì mọi người đều là tội nhân, phạm pháp trước mặt Đức Chúa Trời thì không ai có thể giúp ai thoát tội. Dù là Mục sư, Linh mục hay các nhà Sư thì họ cũng đều là những người tội lỗi, đều phải đối diện trước án phát của Đức Chúa Trời, cho nên không ai đủ tư cách để cầu cho ai hoặc là tha tội cho ai được.
Vì vậy, chúng ta hãy giúp cho thân hữu ý thức được thực trạng tội lỗi của mình. Con ngừơi hoàn toàn bất lực trước thực trạng tội lỗi ấyhải chịu án hình của Đức Chúa Trời, đó là điều không ai tranh khỏi.
Đọc tiếp:
II. Giải pháp cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Chương 2 .TRUYỀN GIÁO CÁC TÔN GIÁO
VI.Chủ nghĩa hiện sinh