HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0918148410

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay300
mod_vvisit_counterHôm qua215
mod_vvisit_counterTuần này1135
mod_vvisit_counterTuần trước1819
mod_vvisit_counterTháng này3958
mod_vvisit_counterTháng trước9497
mod_vvisit_counterTất cả917540

Hiện có: 14 khách trực tuyến

ĐẠO PHẬT GIÁO

ĐẠO PHẬT GIÁO

A. LỊCH SỬ ĐẠO PHẬT

Siddharta (Tất Đạt Đa) là người sáng lập ra Phật giáo, là con của vua Tịnh Phạn thuộc bộ lạc Aryan (Bá Càn) Phía bắc của Ấn Độ. Mẹ là Maza Thích Ca. Thái tử lấy họ mẹ (theo tục lệ). Được sinh ra  tại thành Kapilavastu (Ca tì la vệ), thuộc thung lũng sông Hằng, vùng Nepal (Ấn Độ), vào khoảng năm 544 trước công nguyên. Thái tử Tất Đạt Đa được trưởng dưỡng trong xa hoa, giàu sang phú quí. Ông kết hôn với một công chúa (con của một tiểu vương khác) tên là Daduđala (Da du đà la) và sinh được một con trai để nối dõi.

Đi tìm đạo: Ngày kia, ông đi chu du trong thiên hạ, ông chứng kiến sự đau khổ, mọi người đều ở trong quy luật SINH, LÃO, BỆNH, TỬ và thấy nhiều tội ác SÂN, SI, ÁI, Ố, NỘ... Chính ông cũng ở trong vòng sinh tử, tham sân si…Ông thấy đời người là khổ, suy nghĩ mình cũng ở trong vòng khổ ải đó. Năm 29 tuổi, ông quyết định cắt ái ly gia (dứt tình, lìa gia đình) xuống tóc, cạo râu, ăn mặc rách rưới đi tìm thầy học đạo thuộc Bà La Môn. Ông tu trì, ép xác suốt 6 năm tại núi Tuyết Sơn, không thấy kết quả. Ông xuống phía tây sông Nilien, ngồi dưới cây bồ đề ông thề rằng: "Nếu ta ngồi đây mà không tìm ra đạo lý, ta thề chết tại đây". Sau 49 ngày tịnh tọa, đột nhiên, ông nói mình thành Phật (quang minh, sáng suốt), lúc 35 tuổi. Ông đi hành đạo, truyền giáo suốt 45 năm.

Ngày cuối cuộc đời: Thích Ca từ trần năm 85 tuổi. Ông chết bởi ăn trúng nấm độc, trước khi chết, ông yêu cầu đệ tử thiêu xác, hài cốt sau khi thiêu cho đến bây giờ người ta còn dùng để thờ gọi là "NGỌC XÁ LỢI". Ông chết (tịnh diệt) khi ông nằm trên võng tại rừng Sala, bên bờ sông Nilien, ngoài châu thành CÂU THI LA.

B. GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

Giáo lý Phật giáo đã thừa hưởng nền triết lý của Ấn Độ, tức là theo thuyết Bàlamôn, Bái vật giáo, tin luật luân hồi...khác một số vấn đề về giáo lý và hành đạo.

a) Không tin có Đấng Tạo Hóa

Đối với Phật thì vũ trụ, vạn vật sanh ra không nhờ Đấng nào hay một phép nào ở ngoài nó cả, mà chỉ do tư kỷ, nhân quả tiếp nối mà thành. Cái quả bây giờ là do nhân ở trước, cái nhân ở trước là do cái nhân ở trước nữa, cứ như thế đi ngược trở lên không bao giờ cùng. Như thế đối với Phật giáo, vũ trụ là vô thỉ, vô chung (tức là không có ban đầu và kết cuộc) mà đã vô thỉ thì làm gì có nguyên nhân đầu tiên" (PHPT tập 3 trang 364).

"Không rồi có, có rồi không", như khoảng đất trống không có gì; sau thời gian có cái nhà, nhưng ngày kia nó sẽ hư, tan rã trở thành không. Vạn vật thấy tuần tự có: THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG. Như thế để kết luận: Không và có đều có một lần. Vì thế không thể có cái nguyên nhân của cái có". (PHPT: Phật Học Phổ Thông).

b) Nguyên nhân sanh ra vũ trụ

Phật dạy rằng: Do TỨ ĐẠI (thổ, hỏa, thủy, phong) hòa hiệp và sanh ra tất cả vạn vật.

* ĐẤT: từ chơn tâm (tâm chúng sinh) biến hiện.

* LỬA (hỏa): tùy theo tâm chúng sinh mà tạo thành, tâm chúng sinh có tánh cố chấp sinh ra kim khí rồi gió thổi kim khí, cọ xát mãi nóng lên thành lửa, đây là nguyên nhân có lửa.

* NƯỚC (thủy): lửa xông lên nên có hơi nước rịn ra, đây là nguyên nhân có nước bao bọc 10 phương.

* GIÓ (phong): tùy tâm chúng sinh phân biệt thế nào thì ra thế ấy. Nơi chơn tâm do vô minh vọng động sinh ra hư không, bởi thế trong hư không có gió (động) để duy trì thế giới, theo nghiệp chúng sinh mà hiện, không có phương hướng, xứ sở gì.

* Nguyên nhân sanh ra VÀNG NGỌC: Do tâm cố chấp phân biệt, cho nên ứng hiện ra ngoài thế giới có những chất cứng rắn là vàng ngọc.

Nói chung, MỌI VẬT RA TỪ CHƠN TÂM (PHPT, trang 511-539).

c). Nguyên nhân có con người

Phật dạy do 12 nhân duyên: (1) Vô minh (gió). (2) HÀNH: nghiệp lành dữ. (3) THỨC. Có ý thức (4) DANH SẮC. Ham danh sắc. (5) Lục nhập: 6 căn nhịp, 6 trần. (6) XÚC: 6 căn xúc, 6 trần. (7) THỌ: lãnh nạp tốt, xấu, khổ, vui. (8) ÁI: yêu mến, tham những vật tốt đẹp. (9) THỦ: tham muốn cảnh ngũ trần. (10) HỮU: vì ham muốn tìm cầu nên khởi những nghiệp thiện ác, chịu quả báo. (11) SANH: do nghiệp thiện ác nên phải thọ sanh. (12) LÃO TỬ: thân biến hoại.

* Quan điểm của Phật: con người là kiếp khổ.

* Trên cõi người còn có cõi trời. Các vị Trời (thiên nhiên) cao lớn xinh đẹp, trẻ mãi không già, không bịnh. Muốn hưởng thân trời phải vun trồng nghiệp nhơn trời.

* Dù vui vẻ ở thân người nhưng phải chịu 8 khổ lụy. Dù thắng ở thân trời, thân trời chưa khỏi nạn vô thường. Vì Trời, người đều còn phàm phu, như vậy, chưa đáng ham. Phải ham siêu thoát nơi cõi Phật. (Thiên nhiên)

* Thành Phật là giới tối cao, thoát ra khỏi cảnh luân hồi. Nơi đó được gọi là cảnh giới Niết Bàn.

C. Thuyết luân hồi

Vũ trụ, chúng sinh đều luân chuyển trong vòng luân hồi. Khi chúng ta gây nghiệp thiện hay ác, đến khi đủ nhân duyên thì phát ra hiện hành ... Như thế, nhân quả nối tiếp nhau mãi mà làm cho hiển hiện vạn vật và làm nền móng qua bao kiếp luân hồi. Tùy nhân duyên mà ra người, vật, đá, vàng ngọc v.v...

Luật nhân quả tức là tự báo trả tùy chơn tâm của chúng sinh trong vòng luân hồi khổ ải. Khi con người chuyển đến "a tăng tì kiếp" (qua nhiều kiếp), chỉ có thành Phật là thoát ra khỏi vòng luân hồi (PHPT).

Thế giới quan của người Phật tử xem mọi vật đều là chúng sinh. Chính vì vậy, đó là cơ sở để giải thích tại sao những nước có đa số người theo đạo Bà La Môn và Phật Giáo là ảnh hưởng Bái Vật Giáo.

D. Sự giải thoát

Phật giáo cho rằng sự giải thoát là do tự mình giác ngộ, ép xác, tu trì, tránh THAM, SÂN, SI bằng nỗ lực của chính mình.

TỨ DIỆU ĐẾ :

1 - KHỔ ĐẾ: Sanh, lão, bịnh, tử là khổ đế. Ghét, yêu là khổ, không đạt điều ưa muốn là khổ ...

2 - TẬP ĐẾ: Nguồn gốc của khổ là do lòng ham muốn, cần phải biệt riêng, khóa chặt.

3 - DIỆT ĐẾ: Tu hành, ép xác để diệt dục, cố gắng từ bỏ mọi xu hướng đòi hỏi của xác thịt.

4 - ĐẠO ĐẾ: Đi vào con đường Bát Chánh Đạo của nhà Phật để được giải thoát.

BÁT CHÁNH ĐẠO :

(1) CHÁNH KIẾN: hiểu đúng tin đúng.

(2) CHÁNH TƯ DUY: xu hướng đúng.

(3) CHÁNH NGỮ: nói năng đúng.

(4) CHÁNH NGHIỆP: hành động đúng.

(5) CHÁNH MỆNH: nghề nghiệp đúng.

(6) CHÁNH TỊNH TẤN: cố gắng, cần mẫn.

(7) CHÁNH NIỆM: kỷ luật bản thân.

(8) CHÁNH ĐỊNH: suy tư, tập trung đúng.

Người muốn không còn bị chuyển qua nhiều kiếp luân hồi, phải làm nhiều công đức, ở riêng (sống độc thân ở chùa), hay lang thang độc hành (Khất sĩ). Người muốn thoát tục, cần phải ngồi thiền (tịnh) để trí mình vào cõi không không, để kinh nghiệm sự giải thoát .v.v...

Kiếp người không tu nỗi thì sẽ chuyển kiếp khác, tu đến a tăng tỳ kiếp, vạn vạn kiếp rồi cũng được giải thoát.

Chúng ta muốn làm chứng cho người Phật giáo, ta phải biết căn bản về nguồn gốc và giáo lý của đạo Phật (dù rằng ngay cả Phật tử, những tín đồ Phật giáo, một số lớn không hiểu nhiều về giáo lý đạo Phật), nhờ đó CHỨNG NHÂN mới đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

LUẬN CHỨNG TRONG CHÂN LÝ

(1) So sánh cuộc đời Phật Thích Ca và Chúa Jesus

* Đức Phật cũng là người phàm trong bể khổ, cũng có tội mong tu sửa để được siêu thoát, ông là người tốt bởi có tâm giác ngộ. Tức là ý thức mình là người có tội, mong được giải thoát.

* Chúa JÊSUS là Đấng vô tội đến thế gian với mục đích để cứu con người tội lỗi (Gi 8:46. 18:38. I. Phi 2:22. Mal 9:13. Mác 2:17. I. Ti 1:15). Sự Giáng sinh của Chúa Jesus được tiên tri trước hàng ngàn, hàng trăm năm.

* Đức Phật nói: "ta là người đi tìm chân lý", "tay ta chỉ mặt trăng nhưng ta không phải mặt trăng".

* Chúa JÊSUS tuyên bố: "Ta là ĐẠO, CHÂN LÝ và sự sống" (Gi 14:6). " Ta là sự sáng của thế gian" (Giăng 9:5).

* Chúa JÊSUS là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa. Bằng chứng Chúa đã làm nhiều dấu kỳ, phép lạ, có uy quyền trên thiên nhiên. Năm giáng sinh của Chúa là năm 1 công nguyên, là nguồn gốc để tính lịch sử. Mọi người phải lệ thuộc (bắt đầu từ Chúa Jêsus tính về trước hoặc sau) (Giăng 1:1,2). Ngài là Đấng từ Trời xuống tức là Đức Chúa Trời giáng sinh làm người. Cho nên cuộc đời của Chúa Jesus có uy quyền trên sự sống, sự chết của con người, trên bịnh tật, trên thiên nhiên và trên lịch sử của loài người.

* Thích Ca chết, thân thể thiêu, còn tro và xương.

* Chúa JÊSUS đã phục sinh, hiện nay chỉ còn ngôi mộ trống, minh chứng về sự sống lại của Chúa bằng chính quyền năng trong Danh Chúa Jesus thì các môn đồ thực hiện được quyền năng của Ngài. Vì Ngài sống và cùng làm việc với các môn đồ. (Mác 16:20) sự kiện lịch sử và chính bản thân.

* Những luận chứng về Đức Chúa Jêsus rất gần gũi với mọi người trong mọi thời đại, vì chính Ngài là Cứu Chúa của nhân loại.

(2) Không tin có Đấng Tạo Hóa

- Phật giáo tin mọi vật chất không có nguyên nhân tạo thành thì phản với định luật của khoa học. Vì "vật chất không tự nhiên mà có và không tự nhiên mất đi" Không tin có ông Trời (Đức Chúa Trời) thì phản với lương tâm (Luận chứng của ĐỐI TƯỢNG NIỀM TIN) (Rô 1:19-21).

- Không tin có Đấng tối cao thì AI điều khiển luật nhân quả để báo trả công minh? (đối với xã hội loài người cũng có tòa án tối cao). Ngẫu nhiên là kết quả của sự ngu dại (Thi 14:1-4). Không thể có việc tự báo, tự tha. Chính lương tâm mọi người đã tin có ông Trời là Đấng phán xét, Thưởng phạt công bằng.

- Theo lý luận KHÔNG và CÓ. Không có nhà rồi có nhà, rồi hư thành không có. Không và có có một lần cho nên không có nguyên nhân của cái có. Tại sao có cái nhà, không thể tự nhiên mà có. Họ quên ÔNG CHỦ dựng nên cái nhà mới có chứ? (Hê 3:4).

- Không thể tự nhiên có vũ trụ, muôn vật, con người hoàn chỉnh thật kỳ diệu này, Đấng Tạo Hóa đã tạo nên muôn vật "tùy theo loại" và Ngài thấy là tốt lành. Đức Chúa Trời tạo hóa vũ trụ và đặt định luật để bảo tồn hay hủy diệt. Chúng ta nhìn vào mọi vật mà con người chế tạo ra, họ phải nghiên cứu một cách cẩn thận, tỷ mỹ và chế tạo ra một cách công phu mới sản xuất ra một vật dụng có ích. Mọi vật tạo nên đều có mục đích tốt lành của tạo hóa.

- Lý luận nguyên nhân sinh ra vũ trụ, con người lòng vòng. Từ chơn tâm trong con người sinh ra: đất, lửa, nước, gió, vàng ngọc, núi v.v... rồi từ việc làm thiện ác sinh ra con người. Như vậy con người có thể thành đá, vàng, vật, không gốc, không ngọn, thật là tối tăm. "Cây có cội, nước có nguồn", vũ trụ con người phải có Đấng tạo hóa chứ?

" Đối với Phật giáo, chữ "trời" chỉ về vũ trụ, thiên nhiên (chín phương trời mười phương Phật). Cho nên bàn thờ thiên phải để ngoài trời, người Tàu dùng để cúng sao, cúng thần mưa ...( bái vật giáo). Được gọi là các vị trời.

" Phật giáo hoàn toàn chối bỏ sự hiện hữu Đấng Taọ Hóa.

(3) Thuyết luân hồi

* Từ xưa nay không ai biết kiếp trước mình là kiếp gì và kiếp sau mình là gì cũng không biết.

* Nguy hiểm: Người ta còn hy vọng có kiếp sau để tu sửa, còn bây giờ thì "cái nghiệp tôi là vậy".

* Thuyết luân hồi lẫn lộn giữa người và vật, đá, cây cỏ.

* Con người là cao quí nhất trong muôn vật. Thiên thượng: thượng đế. Thiên hạ: con người.

* Sỉ nhục giá trị của con người. Không lẽ nhìn vào con vật nào đó hay vàng, đá, cây mà cho rằng ông, bà, tổ tiên mình nào đó đầu thai chăng?

* Dẫn đến sự tôn thờ súc vật và côn trùng (Ở Ấn Độ thờ BÒ. Có người thờ cua, cọp, đá, núi v.v...) (Rôma 1:22-25).

* Nếu con người hiện nay là từ kiếp khác (vật, cây) thì có thể tương giao được chứ? Nhưng không, loài nào ra loài nấy "TÙY THEO LOẠI" (chỉ giả tưởng, như tiểu thuyết Tây Du Ký).

(4) Chủ trương mình tự giải thoát

a) Người Phật tự nói: Không cần ai tha tội cho, tội mình gây ra mình phải trả. Trả kiếp này không hết thì trả kiếp sau.

Từ xưa đến nay chưa có ai cho mình là vô tội, dù người đó tu hành lâu năm (Rô 3:23.Thi 14:4). Càng sống lâu càng nhiều tội.

"Chung thân hành thiện, thiện du bất túc.

Nhứt nhựt hành ác, ác tự hữu dư".

Nghĩa là: "Trọn đời làm lành, lành không đủ

Một ngày làm ác, ác có dư"

Ngay cả Đức Phật dạy rằng: "Một ý niệm sân si, tiêu tan vạn rừng công đức" --> Như vậy con người chỉ có nợ công đức chứ làm gì trả nổi.

Theo thánh kinh chép:

Bản chất con người là tội lỗi (sống 1 ngày là có thêm tội) (Rôma 7:18-21. Giê 17:9).

Ví dụ: Một em bé lên ba khi phân chia bánh nó vẫn dành phần nhiều hơn, ích kỷ, biết nói dối ...

Sự công bình con người như áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời (Êsai 64:6).

b) Không thể tự tu mà hết tội (Giê 13:23).

Tội lỗi con người cần phải trả, không thể lấy công đức mà trả cho tội ác. Vì việc thiện là trách nhiệm của con người phải làm. Không làm là tội rồi. "Biết điều lành mà không làm là tội lỗi" (Gia 4:17). Nếu hỏi: "Anh làm gì để được đắc đạo?" người Phật tử trả lời: "Phải ăn chay, niệm phật, phải tu hành, tích đức, làm thiện sẽ được giải thoát, nhập niết bàn". Nếu như vậy, mục đích và sự hy sinh đó cũng vì chính mình. Đó là mục đích ích kỷ.

Lưu ý:

-          Chủ trương của các tôn giáo: HÀNH ĐẠO ĐỂ ĐẮC ĐẠO.

-           Đối với Cơ Đốc Giáo: ĐẮC ĐẠO ĐỂ HÀNH ĐẠO.

+ Nếu hành đạo để được Đắc Đạo là hành đạo với mục đích vị kỷ. Tức là muốn làm thiện để được nhập niết bàn hay lên thiên đàng là những việc làm đó cũng muốn lợi cho chính mình.

+ Đắc đạo để hành đạo tức là khi nhận biết mình là một tội nhân đáng chết, không phương cứu chữa, họ đã tin nhận Chúa Jesus được sự tha thứ, được cứu rỗi. Cho nên đời sống Cơ Đốc Nhân là đã được đắc đạo rồi. Hành đạo không vì mục đích đắc đạo nữa mà muốn cho người khác được cứu rỗi như mình. Tức là hành đạo là mong tìm lợi ích cho người khác, không vụ lợi.

c) Cắt ái ly gia (dứt tình, lìa gia đình): thì làm sao trọn đạo làm người, làm sao trọn đạo với cha mẹ, gia đình và xã hội? Người Phật tử quan niệm: đời là bể khổ. Yêu cũng khổ, ghét, sân, si cũng khổ, sống là khổ. Con là nợ, vợ là quan gia. Cho nên chủ trương cắt ái, ly gia, xuất gia lên chùa tu, tức là phủi bụi trần đi tìm cõi phúc. Thật sự họ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Cha mẹ ai phụng dưỡng, vợ ai chịu trách nhiệm, con ai dạy dỗ, chăm sóc. Đã là người đều có mối quan hệ lệ thuộc. Người ta thường nói: "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ"

Ví dụ: Một chị kia ăn ở với chồng được 4 con. Ngày kia xin chồng lên chùa tu (cắt ái ly gia, đi tìm cõi phúc), giao lại cho chồng 4 con dại, chồng nài xin về nhưng một mực không chịu (Câu chuyện trong báo Công An thành phố với đề: Việc thiện ở đâu?).

Người ta cho rằng Tất Đạt Đa tu nhiều kiếp mới đắc đạo, nhưng nếu vậy thì từ nhỏ là đi tu rồi chứ? Tại sao khi có vợ, có con, tới năm 29 tuổi mới đi tu thì cho mình đắc đạo (hết tội) sao được? (I. Ti 4:11-13. Côl 2:23).

(5) THIỀN:

Phật cho thiền là con đường dẫn đến gặp các Đấng tối cao như Phật, Chúa v.v… Thiền giúp cho người giải thoát, xuất hồn đi khắp nơi, hoặc lên tận cõi Phật hoặc thiên đàng. Cách ngồi thiền là người ngồi tư thế thẳng, 2 chân chéo nhau, lật ngữa bàn chân, tập trung tư tưởng ở trạng thái không không. Hơi thở điều hòa, có khi hít sâu, 2 tay chắp lại trước ngực.

Có người tập ngồi thiền để quên đi những sầu muộn, hoặc những lo toan trần gian.

Những người chủ trương thiền hiện nay cho Chúa Jesus là vị thiền sư, khi họ nói Ngài bước vào trong đồng vắng kiêng ăn trong 40 ngày. Thậm chí, dùng vài câu Kinh thánh để cho rằng Chúa cũng giống như Phật.

Giải trong lẽ thật (Theo kinh thánh):

 

1- Con đường dẫn đến gặp Đấng tối cao:

Đó chỉ là tưởng tượng trong ảo giác, tưởng tượng ra khung cảnh niết bàn hay thiên đàng và họ cho là Chúa Jesus ngồi chung với Đức Phật thích ca, đây là những điều giả dối, bởi vì:

-  Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết hoàn toàn. Người tội lỗi không thể gặp được Ngài. Trong xã hội loài người, người phạm pháp đang bị thi hành án bị tuyệt giao với người có quyền công dân, càng không thể gặp tổng thống. Kinh thánh chép: "Mọi người đều đã phạm tội thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" (Rôm. 3:23) Ngay cả Đức Phật, theo như giáo lý Ngài dạy phủ nhận Đấng Tạo Hóa, thờ bái vật giáo, thờ hình tượng là điều mà Đức Chúa Trời "Kỵ tà". Vì mọi tội nhân phải ứng hầu trước tòa án của Đức Chúa Trời. Cho nên, việc những người ngồi thiền nói là gặp Đấng tối cao, Đức Chúa Trời thì hoàn toàn không có thật, chỉ là ảo giác tưởng tượng bởi sự lừa dối của ma quỉ.

-  Chúa Jesus phán: "Ta là đường đi (Đạo), là lẽ thật (Chân lý), và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 14:6). Như vậy, con người tội lỗi phải thông qua huyết chuộc tội của Chúa Jesus, phải nhân danh Chúa Jesus mới gặp được Đức Chúa Trời.

-  Sự cầu nguyện không phải là im lặng, tưởng tượng trong tâm trí. Vì sự cầu nguyện là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Nói ra bằng lời nói của mình trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời (Philíp 4:6,7). Cho nên không thể để tâm trí ở tình trạng không không được. Khi Chúa Jesus cầu nguyện Ngài cũng lớn tiếng kêu khóc (Mathiơ 26:39,42) Chúa Jesus dạy môn đồ cầu nguyện (Ma-thi-ơ 6:9-13).

2- Nói rằng ngồi thiền để quên đi sự khổ hạnh của đời, vì tình đời đen bạt, có người chán đời sinh ra ngồi thiền cho quên đi những âu lo, phiền muộn. Nhưng họ chỉ có ở trong một khoảng thời gian trong thiền. Điều này, sinh ra tiêu cực trong cuộc sống, trách nhiệm với gia đình, với xã hội là niềm hạnh phúc chứ không phải là khổ hạnh mà con người muốn quên đi. Đôi lúc, người ngồi thiền mang trong lòng nhiều món nợ mà mình phải có trách nhiệm phải trả, ngay cả nợ yêu thương, với cha mẹ, với vợ con, với xã hội. Cho nên, việc ngồi thiền là chạy trốn sự thật.

3-  Chúa Jesus không phải vào đồng vắng để ngồi thiền như cách các người ngồi thiền. Nhưng Ngài muốn ở riêng với Cha là Đức Chúa Trời, có mối tương giao với Cha. Ngài kiêng ăn để chiến thắng với những đòi hỏi của xác thịt, và Ngài đã chiến thắng những tham mê của xác thịt, sự tham mê của mắt và sự kiêu ngạo của đời mà ma quỉ đưa đến để cám dỗ Ngài. Ngài có bản thể con người cho nên Ngài phải chứng minh sự chiến thắng đó, tìm kiếm năng lực đến từ nơi Cha để bước vào chức vụ với đầy quyền năng. (Luca 4:1-15)

 

Những chất vấn của người Phật tử:

 

1 - Nếu Đức Chúa Trời tạo nên vũ trụ thì ai tạo nên Đức Chúa Trời?.

Nếu cho là tự nhiên mà có Đức Chúa Trời thì Cơ Đốc Giáo cũng ngu dại.

Trả lời :Chúng ta phải biết rõ đối với VẬT CHẤT thì định luật bảo tồn vật chất cho biết "Vật chất không tự nhiên mà có". Nhưng Đức Chúa Trời không phải là vật chất, Ngài là Đấng Thần Linh, tức là sự hiện hữu của Ngài không phải là vật chất. Vì có câu: "Hữu hình hữu hoại" có hình phải có ngày hư hoại. "vô hình trường cửu".

Ngài hiện hữu trong dạng vô hình. Chỉ nhìn biết Ngài qua con mắt thuộc linh. Ngài không bị định luật vật chất chi phối. Cho nên Ngài có quyền phán: "ta  là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu" mà không vi phạm định luật bảo tồn vật chất. Vì nếu có người tạo nên Đức Chúa Trời thì Ngài không phải là Đấng Tối Cao. Một ví dụ dễ hiểu:  - Trước số 1 là SỐ 0.

- Nếu hỏi: Làm thế nào Ngài Tự Hữu được?: Trí loài người là hữu hạn làm sao hiểu được một Đấng vô hạn? Một vật thọ tạo không hiểu hết về Đấng Tạo Hóa. Cho nên chúng ta chỉ lấy Đức Tin mà nhận biết Ngài. Ngài là Đấng hiện hữu trước khi có vũ trụ, vạn vật, sự sống của Ngài không lệ thuộc vào vật chất

.- Chúng ta kinh nghiệm hiệu quả của Đức Tin. Đó là quyền năng, sự bình an, vui mừng... Chúng ta không thể nhìn dây điện có điện thế hay không, cho đến khi chúng ta nhìn thấy bóng điện sáng, chúng ta mới xác định trong dây có dòng điện. Cũng vậy, biết bao nhiêu người tin Đức Chúa Trời, thông qua Chúa Jesus. Dòng điện quyền năng đã biến đổi cuộc đời. Một cuộc đời tiếp nhận Chúa Jesus sẽ nhận được quyền năng làm con của Đức Chúa Trời, đời sống người đó có sự sáng, đem lại sự sống bình an, văn minh, hạnh phúc.

2 - Nếu có một Đức Chúa Trời tạo nên con người tại sao Ngài để cho con người phải khổ, phải sống trong tội ác, hận thù, phải chịu những thiên tai?.

Đáp: Từ buổi ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên con người hoàn toàn thiện và tốt lành. Nhưng Đức Chúa Trời cho con người có ý trí, chủ quyền tự do, chính sự tự do đó, con người lựa chọn con đường chống lại Đức Chúa Trời và từ đó mối quan hệ với con người bị đổ vỡ do sự kiêu ngạo, ích kỷ mà con người sống trong tội ác, tự gây ra hậu quả của sự đau khổ. Do lòng tham, con người phá hại môi trường cho nên gây ra thiên tai. Con người phải chịu hậu quả do tội của mình gây ra.

Ví dụ: anh có một người con, khi nuôi nó lớn khôn, tạo cho nó có sự nghiệp. Nhưng nó không muốn sống trong tình thương của cha mà luôn muốn bỏ nhà ăn chơi, hoang đàng, tiêu phá tài sản. Nó rơi vào cảnh khốn cùng. Nó không thể nói là tại cha tôi sanh tôi ra mà bây giờ tôi chịu khổ. Đó là người con hồ đồ. Nó đã hưởng những ân huệ của cha, nhưng không muốn trở nên con hiếu thảo phước hạnh trong nhà cha mà muốn sống cho thỏa lòng dục, và hậu quả là sự khốn khổ. Hưởng ơn cha mà báo lại oán là tội ác.

3 - Nếu Đức Chúa Trời trừng phạt tội ác con người bằng cách giam nơi hồ lửa đời đời là quá ác. Tôi không tin.

Thật sự, nếu xét về ân huệ của Đức Chúa Trời thì Ngài ban cho con người hưởng thụ mọi ân huệ tốt lành, cả thế giới vũ trụ, thiên nhiên xinh đẹp, mà lương tâm con người cho con người biết là "Trăm sự nhờ Trời" mà con người luôn lý luận chống nghịch, nói phạm đến Ngài. Và mỗi ngày họ sống đầy lòng tư dục xấu xa. Đức Chúa Trời phán: "Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa, ai có thể biết được. Đấng dò xét trong lòng, thử nghiệm trong trí, Đấng sẽ báo trả tùy việc họ làm."(Giê-rê-mi 17: 9)

Ngay cả những người phật tử luôn phạm thượng với Đức Chúa Trời. Tin tưởng và thờ phượng con người, người đã chết. Thậm chí những vị đó không có mối liên hệ với sự sống của chính mình. Dạy một triết lý bái vật giáo, thờ mọi vật, thờ hình tượng, đầy mê tín dị đoan, như trong Kinh thánh phán: "Họ dẫu biết Đức Chúa Trời nhưng không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời và không tạ ơn Ngài nữa, song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không và lòng ngu dốt đầy sự tối tăm. Họ xưng mình là khôn ngoan mà trở nên điên dại. Họ đã đổi vinh hiển Đức Chúa Trời lấy hình tượng của loài người, thờ đến điểu thú côn trùng. Cho nên Đức Chúa Trời cho họ sa vào ô uế theo lòng tham muốn mình, đến nổi làm nhục thân thể mình nữa" (Rôma 1:21-24). Tội ác loài người đáng hình phạt đời đời đó là xứng đáng với sự công bình.

 

Ví dụ: Bạn có một người con, bạn đã hết công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dành hết sự sống mình cho con. Nhưng một ngày kia, nó bỏ nhà đi, hoang phí tài sản. Nó trở về đến trước mặt bạn cầm trên tay một cái tượng bằng đá, nó nói rằng: "người là cha của con, con cảm ơn người đã sinh ra con, đã nuôi con. Con biết ơn Ngài." Bạn nói: "Ta là cha của con mà con nói gì vậy?!" nó nói: "Không! ông không phải là cha tôi, ông là người ác,  Ông là người không ra gì!! người này (cục đá) mới là cha tôi". Bạn nghĩ thế nào về người con đối xử với bạn như vậy? Bạn nói nó là thằng điên! Chắc chắn tội ác đó, Trời không dung tha phải không? Bạn đối xử với Đức Chúa Trời như vậy đấy, cho nên với tội ác đó thì chắc phải bị hình phạt.

Nhưng tình yêu thương của Đức Chúa Trời là vô hạn. Tức là Ngài đã có một giải pháp để cứu con người ra khỏi án phạt, đó là Chúa Jesus Giáng sinh chịu chết đau đớn trên thập tự giá để trả án thay cho tội nhân. Đức Chúa Trời chỉ đòi hỏi là: "Ai Tin nhận Ngài sẽ được sự sống đời đời" (Giăng 3:16). Bạn không cần làm gì cả, chỉ tin nhận Chúa Jesus thì tội được tha, linh hồn được cứu ngay tức khắc. Đó là tình yêu  vô lượng của Đức Chúa Trời. Nếu bạn khước từ giải pháp chuộc tội để bạn được giải thoát, Hiện nay cánh cửa Thiên đàng mở rộng, nếu bạn không tin thì bạn phải chịu sự đoán phạt, đó là xứng đáng. Bạn không thể nói Đức Chúa Trời là ác được. Vì Ngài đã mở cho bạn một cánh cửa để bước vào Thiên đàng, Ngài chỉ đòi hỏi bạn tin mà thôi.

4- Nếu tự đặt ra một ông Trời trừng phạt để người ta sợ mà người ta là tốt thì đó không phải là tốt. Nhưng người phật tử tự mình giác ngộ, tự ý thức để làm thiện chứ không cần sợ một ai cả.

- Đối với xã hội phải có luật pháp, phải có tòa án để xử những tội phạm. Đối với mọi sinh hoạt điều hành từ công ty cho đến mọi tổ chức đều có luật thưởng phạt. Nếu trong gia đình, những đứa con hư, thì cha mẹ phải có trách nhiệm dạy dỗ, thậm chí sửa phạt để con trở nên tốt. Cho nên trong luật lương tâm, ai cũng nhận biết: "Ở ác thì Trời phạt, ở lành Trời thưởng". "Lưới Trời lồng lộng nhưng không đường chạy thoát". "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo" v.v… Phải có một Đấng báo trả công bằng. "Gieo gió gặt bão". Điều đó không thể tự nhiên mà có được. Nếu không tin như vậy thì người đó mâu thuẫn với nhận thức lương tâm.

- Người Phật tử cũng thường dạy, "sợ quả thì không gieo nhân" Cho nên luật nhân quả là đúng. Kinh thánh phán: "gieo giống chi, gặt giống nấy."(Ga-la-ti 6:7).

- Chúng ta cậy ơn Chúa để giảng giải một cách mềm mại, rõ ràng để đưa người Phật Giáo đến với chân lý. Cậy Đức Thánh Linh nói cách mạnh mẽ, khôn ngoan và khéo léo.

- Cho họ biết không có kiếp nào nữa để mà tu. Hãy tin nhận Chúa Jêsus để được tha tội và được giải thoát ngay hôm nay. Nhờ Ngài ta thoát ra khỏi những mê tín, tối tăm. Ngài là ĐẤNG SỐNG ban cho ta SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI. Trong hiện tại cuộc sống chúng ta thanh thản, bình an, có quyền năng đắc thắng tội lỗi, tinh thần ổn định, sống cuộc sống văn minh.

 


CHƯƠNG 2:

TRUYỀN GIÁO CÁC TÔN GIÁO

I. Vô thần.

II. Lương giáo.

III. Công giáo La Mã.

IV. Phật giáo.

V. Cao Đài.

VI. Chủ nghĩa hiện sinh.

Chương 3. Nhận định tà giáo.

I. Chứng Nhân Giê-hô-va.

II. Cơ Đốc Phục Lâm.


Note: SÁCH MÔN ĐỒ HÓA - CHỨNG NHÂN - CHỨNG ĐẠO - CHĂM SÓC


 
VIDEO
HÌNH ẢNH NỔI BẬT





























 
thiet ke web thiet ke website web gia re lam web dep thiet ke web pro thiet ke web chuyen nghiep website gia re thiet ke website gia re thiet ke website chuyen nghiep thiet ke website pro thiet ke web gia re website chuyen nghiep web chuyen nghiep website web web site cong ty thiet ke web web 100$ website free web free website mien phi web mien phi cho thue xe thue xe can thue xe xe du lich thue xe du lich thue xe gia re thue xe hoi thue xe hoa thue xe cuoi thue xe du lich dich vu thue xe thue xe dich vu thue xe tu lai thue xe co tai thue xe thang hop dong thue xe cho thue xe gia re thue xe doi moi thue xe toyota thue xe ford thue xe camry thue xe honda sua may tinh sua laptop sua chua may tinh sua may tinh gia re bao tri may tinh bao tri mang bao tri he thong sua may tinh tai nha sua may tinh tan noi thiet ke mang thi cong mang mang wifi trien khai he thong mang may tinh may tinh IBM may tinh bo may tinh de ban nuskin my viet nuskin viet nam nuskin may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat