HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0918148410

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay290
mod_vvisit_counterHôm qua215
mod_vvisit_counterTuần này1125
mod_vvisit_counterTuần trước1819
mod_vvisit_counterTháng này3948
mod_vvisit_counterTháng trước9497
mod_vvisit_counterTất cả917530

Hiện có: 14 khách trực tuyến

Cơ sở chứng minh Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời

Cơ sở chứng minh Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời:

a. Đây là cuốn sách có gần bốn mươi trước giả viết nhưng chỉ có một ý: Đối với con người thì người ta thường nói: “chín người mười ý”. Rõ ràng nếu là ý tưởng con người sẽ không thống nhất với nhau. Vì cả kinh thánh chỉ có một tác giả đó chính là Đức Chúa Trời.  Toàn bộ Kinh Thánh được viết cùng một mục đích, không mâu thuẫn. Nhưng Kinh Thánh chỉ thống nhất trong một ý. điều đó chứng minh Đức Chúa Trời là tác giả chịu trách nhiệm hướng dẫn những trước giả viết theo ý của Ngài.( [ ] “Khảo sát biện giáo thực hành” của GS.TS.James King. Viện thần học Bp tít Clarks Summit,Pa.)

b. Những trước giả viết kinh thánh họ xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội:

Họ xuất thân từ vua chúa, nhà thông thái, bác sĩ, học giả, dân thường, người chăn chiên, thậm chí cả những người dốt nát ít học …nhưng  điều lạ lùng là toàn bộ Kinh thánh đều thể hiện  những ý tưởng sâu nhiệm mà trãi qua mọi thời đại con người học tập, nghiên cứu vẫn không thể hiểu hết giá trị của Kinh thánh. Nhưng những giá trị cao siêu như vậy  điều kì diệu hơn nữa là mọi thành phần trong xã hội đều có thể hiểu được Kinh thánh nếu họ tin Chúa Jesus, Đức Thánh Linh được ở trong tâm linh họ. Chính Đức Thánh Linh sẽ giúp con người hiểu được lời mầu nhiệm trong Kinh thánh.

Điều đó chắc chắn Kinh thánh được Đức Chúa Trời hướng dẫn, Thần cảm để những trước giả viết ra ý của Ngài và đó là lời của Đức Chúa Trời.

 

c. Những trước giả viết kinh thánh họ sống cách nhau 1600 năm.

Nếu là tác phẩm của con người viết thì với thời gian dài mà mỗi người sống cách nhau như vậy, có thể về ngôn từ, cách sống, quan niệm sống cũng rất khác xa. Dù Kinh thánh có 66 sách với gần 40 người viết sống cách nhau 1600 năm như vậy, nhưng trên văn tự, quan điểm sống, ý tưởng thì không khác nhau. Tất cả đều thống nhất một cách logic, không mâu thuẫn.

d. Kinh Thánh được dịch trên  hai nghìn thứ tiếng phổ thông và thổ ngữ và được in ra nhiều nhất.

Vì lời Đức Chúa Trời cho mọi dân tộc, cho nên hiện nay Kinh Thánh được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ. Được  ấn hành  nhiều hơn bất kì quyển sách nào trên toàn thế giới. Đa số các dân tộc được phát triển chữ viết nhờ  Kinh thánh. Theo thống kê, hằng năm có hơn tám chục triệu quyển Kinh thánh được ấn hành. Điều đó cũng chứng minh rằng Kinh thánh hiện nay loài người trên khắp các quốc gia rất cần thiết. Đến nỗi theo như Thánh kinh hội cho biết sự cung không đủ cho nhu cầu. Chúng ta cũng cần biết rằng: Máy in đầu tiên được sáng chế tại Anh quốc là để in Kinh thánh.

e. Kinh Thánh không bị đào thải bởi thời gian.

Đến nay Kinh thánh  được mặc khải bằng văn tự gần bốn nghìn năm nhưng vẫn mới luôn và là kim chỉ nam cho mọi vấn đề trong mọi thời đại của xã hội. Đặc biệt là chuẩn mực đạo đức cho loài người. Kinh Thánh cho chúng ta những nguyên tắc sống thành công. Kinh Thánh đã đem đến sự thịnh vượng, biến đổi cộng đồng xã hội. Những quốc gia tiên tiến, văn minh nhất, khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống phải đặt tay trên Kinh thánh, như là tiêu chuẩn cho quốc gia mình. Bởi đó, những quốc gia có nền tảng của Kinh thánh, họ sẽ sống trong nền văn minh phát triển và sự thịnh vượng.

f. Những lời tiên tri trong Kinh thánh đều được ứng nghiệm:

Tiên tri về Chúa Jesus: sinh bởi người nữ đồng trinh:

Từ 4.000 năm TC: Sáng thế ký 3:15 Đức Chúa Trời phán cùng rắn rằng:“ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng người nữ nghịch thù nhau. Mầy sẽ cắn gót chân người, người sẽ dày đạp đầu mầy”

Từ 700 năm TC: Ê sai 7:14 “Vậy nên chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai và sanh một con trai. Rồi người ta sẽ đặt tên cho con trai ấy là Em-ma-mu-en”

- Được ứng nghiệm: Lu-ca 1:26-38; Ma-thi-ơ 1:18-21.

Về nơi sinh của Chúa Jesus:

Từ 500 năm TC: Mi-chê 5:1 "Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng"

Được ứng nghiệm: Ma-thi-ơ 2:1; Lu-ca 2:4-7

+  Về Chúa Jesus chịu chết:

Từ 1.000 năm TC: Thi 22:1, Thi 22:11-18, “Thượng Đế ôi, Thượng Đế ôi, sao Ngài đành bỏ con. Xa xôi không cứu, không nghe tiếng kêu van?... Tai ương cận kề không ai cứu giúp Thượng Đế ôi! xin đừng lìa bỏ con. Kẻ thù địch đang vây quanh hung hãn… Thân con bủn rủn, xương cốt rả rời. Trái tim này cũng vỡ tan như sáp. Năng lực con cằn cỗi như mảnh sành, lưỡi dính chặt, khô trong cổ họng, Chúa đặt con trong cát bụi tử vong…Lũ hung ác tiến lại đứng vây quanh. Tay chân con đều bị họ đâm thủng. Con có thể đếm xương, từng chiếc...Mắt long sòng sọc, họ nhìn chăm. Y phục con, họ lấy chia lắm phần; chiếc áo choàng dùng để gieo súc sắc.”

Từ 700 năm TC: Ê-sai 53: 1-9.

- Ứng nghiệm: Khi Chúa Jesus bị hành hình trên thập tự giá vào năm 33 SC. Ma-thi-ơ 27:32-50;

Nơi chôn Chúa Jesus:

Từ 700 năm TC Ê-sai 53:9: “Người ta đã đặt mồ người với kẻ ác nhưng khi chết người được chôn với kẻ giàu”

- Ứng nghiệm: Nơi chơn của Chúa Jesus. Ma-thi-ơ 27:57-61.

Các lời tiên tri về dân Y-sơ-ra-ên:

Dân Y-sơ-ra-ên Bị tan lạc:

Năm 34 SC Luca 21:5,6 “Những ngày sẽ đến, mọi điều ngươi ngĩ thấy dy, sẽ khơng cịn một hịn đá nào chồngln hịn đá khác mà không đổ xuống”

- Ứng nghiệm: 70 năm SC Đế quốc La M triệt hạ thành Jerusalem, đập phá đền thờ, bán người Do Thai đi làm nô lệ khắp thế giới. Xĩa tn trn bản đồ thế giới.

Dận Y-sơ-ra-ên lập quốc:

Năm 600TC : Ê Xê Chi Ên 37:21 “Nói cùng chúng nó rằng: Chúa Giê Hô Va phán như vầy:Ta sẽ kéo con cái Y Sơ Ra Ên ra khỏi giữa các nước… Ta sẽ nhĩm chng nĩ lại từ bốn phương, và đem chúng nó về đất ring của chng nĩ”

-          Ứng nghiệm năm 1948 Dân Y Sơ Ra Ên trở về lập quốc sau 1884 năm mất quốc gia, lưu lạc khắp thế giới.

Lời tin tri về dấu hiệu ngày Chúa trở lại:

Chúa Jesus đ phn trong Mathiơ 24

-          Sẽ cĩ T gio, tiên tri giả ( cu 5, 23,24)

-          Sẽ có Chiến tranh, chiến tranh đa quốc gia (cu 6,7).

-          Sẽ có thiên tai, động đất, đói kém. (câu 7)

-          Sẽ có tình trạng đạo đức suy đồi, phản nghịch cha mẹ, ghen ght, hận th, bắt bớ đạo…yu mến thế gian, lịng kính mến Cha nguội dần. ( cu 10,12)

-          Sẽ có dịch lệ,

Tất cả những lời tiên tri đang ứng nghiệm trong thế giới hôm nay. rất nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh được ứng nghiệm mà chúng ta không đủ thời gian để kể hết: Vì chính đó là lời phán của Đức Cha Trời, và Đấng có quyền làm cho thành nhữnh điều Ngài phán.

f. Kinh Thánh có quyền năng biến cải tội nhân, an ủi người đau khổ, ban bình an cho tâm linh.

Hiện nay, vô số những cuộc đời được thay đổi khi họ tin Chúa và tiếp xúc với lời của Đức Chúa Trời. Nhiều bộ lạc còn tục ăn thịt người, đầy dẫy mê tín dị đoan, thậm chí có những tục dâng con mình làm của lễ thiêu tế thần v.v… nhưng khi tiếp xúc với Kinh Thánh thì đời sống được thay đổi. Có những cuộc đời nghiện rượu, bài bạc, ích kỷ, nóng giận, đánh vợ đập con... Nhưng khi tiếp nhận lời Chúa mọi sự đều được biến đổi.  Trong kinh thánh có nhiều lời hứa của Chúa, ai tin và thực hành, họ đã kinh nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời được thực hiện. như sự dâng hiến 1/10 Malachi 3:10. ĐƯỢC MỞ CỬA SỔ TRÊN TRỜI ĐỔ PHƯỚC XUỐNG KHÔNG CHỔ CHỨA. Những người tin và thực hành theo lời Chúa họ sẽ được thịnh vượng, bình an, hạnh phúc. Lời hứa của Chúa trong Kinh thánh Mác 16:17-19, vô số người đã kinh nghiệm đựơc quyền năng đuổi quỉ, đặt tay lên kẻ đau thì kẻ đau được lành….

h. Dù nhiều kẻ thù muốn tiêu diệt Kinh Thánh nhưng Kinh Thánh vẫn tồn tại, không thể nào họ bác bỏ được chân lý. Nice - Một nhà bác học vô thần người Đức nói sẽ dùng những luận chứng của mình để viết cuốn sách vạch ra những chuyện vô lý, hoang đường của kinh thánh nhằm bác bỏ Kinh Thánh, và ông nghĩ sau đó sẽ có rất nhiều người không đọc kinh thánh nữa. Nhưng sau khi ông chết, tòa nhà của ông tại Đức đã trở thành nhà in Kinh Thánh. Nhìn lại lịch sử của hội thánh từ thế kỷ thứ nhất đến nay ta thấy rất  nhiều đế chế muốn tiêu diệt kinh thánh. Thậm chí họ dùng biện pháp tử hình cho bất cứ ai đọc kinh thánh. Thế nhưng cho đến nay kinh thánh vẫn tồn tại và nhu cầu cần đọc lời Chúa gia tăng đến mức kinh ngạc. Đức Chúa Trời đã bảo vệ Lời của Ngài một cách kỳ diệu.

 

Chúng ta hãy cho thân hữu biết hôm nay chính Lời Đức Chúa Trời đang phán trực tiếp với họ. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời qua Kinh thánh là lời phán của Ngài, lời đó có linh nghiệm vì Đức Chúa Trời là thành tín. Chúng hãy dùng những dẫn chứng gần gũi nhất, thực tế nhất để đưa họ về với niềm tin chân chính. Niềm tin nơi Đức Chúa Trời là chỗ dựa vững chắc nhất, đem đến cuộc sống tinh thần ổn định không còn mê tín dị đoan.

Amen.

 

Chứng minh Chúa Jesus là Đức Chúa Trời.

Chứng minh Chúa Jesus là Đức Chúa Trời.

Sáng thế ký 1:1 chép: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Ban đầu của vũ trụ là con số 1. Chính Đức Cha Trời là Đấng đầu tin và cuối cùng. Ngài là cội nguồn của sự hiện hữu vũ trụ, muôn vật và con người. Nhưng thực sự chúng ta không biết Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên vũ trụ đến nay được bao nhiêu tỉ năm? Nhưng từ khi Đức Chúa Trời vô hình, Thần linh giáng sinh làm người để cứu chuộc loài người ra khỏi sự án phạt. Cho nên, năm sinh của Chúa Jêsus: trở nên năm số 1 của công nguyên, “Ban đầu có Đạo, Đạo ở cùng Đức Chúa Trời và Đạo là Đức Chúa Trời” (Giăng 1:1; Côlôse 1:15-18). Như vậy chữ “ban đầu trong sáng thế ký 1:1 được hiện hữu trong sự kiện giáng sinh của Chúa Jesus. (Giăng 1:1) Uy quyền của Chúa Jesus là số một của công nguyên. Ngài là Đức Chúa Trời Giáng Sinh làm người, cho nên năm sinh của Chúa Jesus trở nên năm thứ nhất, sự giáng sinh của Chúa Jesus chia đôi dòng lịch sử của nhân loại.

Từ đó:

-  Lịch sử vũ trụ tính từ năm sinh của Chúa Jesus.  Từ năm số 1 (Năm Chúa giáng sinh) tính đến nay là 20...… và từ số 1 của công nguyên tính về trước của lịch sử vũ trụ.

-   Mỗi gia đình đều treo lịch, năm hiện hữu trong lịch là niên hiệu của Chúa Jesus. Trong sinh hoạt mỗi ngày của mọi người trên thế giới đều phải xác định ngày tháng năm. Như vậy, mọi sinh hoạt của con người đều lệ thuộc vào Chúa Jesus.

-  Mỗi người sinh ra đều phải có giấy khai sinh tính từ năm Chúa giáng sinh. “Tôi sinh cách Chúa Giáng sinh là 1958 năm. Anh sinh ra năm 1975 năm tức là anh sinh cách Chúa Giáng sinh là 1975 năm. Như vậy, mỗi người sinh ra đời phải tính từ năm sinh của Chúa Jesus.” Đức Chúa Trời muốn nói với mỗi người rằng: Từ khi sinh ra đến khi từ giả cỏi trần này, con là người có tội. Chúa Jesus đến thế gian để trả thay bản án tội cho con. Con cũng có phần trong sự ân xá tha tội của Đức Chúa Trời để mọi người tin Chúa Jesus đều hưởng được sự sống đời đời. Vì vậy, cuộc đời của mọi người được gắn chặt vào sự kiện Chúa Giáng sinh.”

Mọi người trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc, tiếng nói, đều lệ thuộc và có mối liên hệ với Chúa Jesus trong mọi sinh hoạt. Điều đó chứng minh rằng: mọi người cần được sự tha tội để nhận được sự cứu rỗi, vì mọi người đều là con của Đức Chúa Trời, mọi người đều là tội nhân cần được sự tha tội và được cứu rỗi.

Âm lịch: người ta căn cứ vào mặt trăng để tính lịch.

Dương lịch: người ta căn cứ vào mặt trời để tính lịch.

Mặt trăng bản thân nó không có sự sáng, nhưng nó chỉ tiếp nhận ánh sáng từ mặt trời. Cho nên, âm lịch là căn cứ trong ban đêm.

Nhưng mặt trời là trái cầu lửa để phát ra ánh sáng soi vào mặt đất. Cho nên, trong phương diện thuộc linh: có 2 quyền lực là: Quyền lực của Đức Chúa Trời là sự sáng, nhưng quyền lực của ma quỉ là quyền lực của sự tối tăm. Cho nên, những đất nước lệ thuộc vào âm lịch, người ta sử dụng cho việc xem tử vi, xem bói, con người liên quan đến từ con vật, tính theo năm: Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. v.v… từ đó, dẫn đến sự mê tín dị đoan. Nhưng Đức Chúa Trời là sự sáng, sự giáng sinh của Chúa Jesus đến thế gian, Lời Chúa phán : “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người…Sự sáng nầy là sự sáng thật khi đến thế gian soi sáng mọi người” (Giăng 1:4,9).

Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá bày tỏ tình thương của Đức Chúa Trời:

Dưới sự cai trị của đế quốc La-mã, đóng đinh trên cây thập tự là phương cách tử hình kẻ tử  tội gian ác nhất. Luật hình này chỉ áp dụng cho những người là dân tộc bị trị. Đó là cách tử hình hành hạ tên tử tội một cách đau đớn cho đến chết. Trong thời điểm đó, người ta gọi thập giá là thập ác, mọi người đều ghê tởm, khinh bỉ. Nhưng để giải quyết tội của con người với Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã bằng lòng chịu đóng đinh trên cây thập tự. Từ đó cây thập tự đã trở thành biểu tượng của tình yêu (dấu chữ thập đỏ: biểu tượng cho bệnh viện, nhà thương. Cơ quan từ thiện quốc tế là hội hồng thập tự). Hình ảnh cây thập tự luôn có hai chiều, chiều đứng là giải quyết tội của con người với Đức Chúa Trời. Chiều ngang là để giải quyết tội của con người đối với con người. Hình ảnh thập tự cũng  nói lên tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. (Rô. 5:8-)

Điều đáng chú ý: trong lịch sử của loài người, dưới thời đế quốc La-mã mới có án tử hình theo cách này. Chúa Jesus phải chịu chết trên cây thập tự, có một ý nghĩa hết sức quan trọng là để giải quyết mối tương giao giữa Trời với người và giữa người với nhau.

 

Chứng minh Chúa Jêsus đã sống

Chứng minh Chúa Jêsus đã sống lại từ trong kẻ chết: để bảo đảm cho lời hứa của Ngài :

"Ai tin Con thì được sự sống đời đời" (Giăng 3:36).

"Ta là sự sống lại và sự sống, kẻ nào tin ta thì sẽ sống mặc dầu đã chết rồi" (Giăng 11:25).

Hơn hết các giáo chủ tôn giáo thế gian, Chúa Jesus duy nhất chết sau ba ngày Chúa sống lại.

Có nhiều chứng cớ để chứng minh sự sống lại của Chúa Jesus

- Ngôi mộ trống hiện còn ở Do Thái.

- Lời Thiên sứ  phán được chép lại trong kinh thánh.        ( Mathio 28: 3-7)

- Chúa Jesus hiện ra cho Mari mađơlen, cho  các sứ đồ, (Giăng 20:19-31; I co6r. 15:4-8). môn đồ đã chứng kiến và họ đã sẵn sàng chết để chứng minh cho sự kiện Chúa sống lại.

Nhưng tất cả những sự kiện đó chưa đủ thuyết phục để người ta tin Chúa Jesus sống lại. Ngay cả khi các môn đồ thấy Chúa sống lại nói với Thô Ma mà ông cũng không tin. Ngôi mộ trống lúc bấy giờ cũng có tin đồn là môn đồ lấy cắp xác Chúa Jesus rồi phao tin Chúa sống lại. (Mác 16:11-13). Nếu chúng ta chỉ nói đến các môn đồ đã thấy Chúa Vì đó chỉ là những nhân chứng của quá khứ. Nhưng Chúa Jesus đã sống lại và Ngài đang sống và hiện diện với các môn đồ cho đến ngày tận thế. (Ma thi ơ 28:19-20) Để chứng minh sự sống của Chúa Jesus, chỉ có dấu kỳ phép lạ. Các môn đồ đã lấy những quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Chúa Jesus (Công vụ 4:33). Chúa sống, Chúa cùng làm việc với các môn đồ lấy dấu kỳ phép lạ làm cho vững đạo( Mác 16:20).

Vì Chúa Jesus hôm qua ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. (Hêb.13:8) phép lạ chỉ cho những người nào tin Chúa thật sống lại và đang sống với mình. Khi có sự hiện diện của Chúa Jesus, đời sống được thay đổi, Được sự bình an, vui mừng. Người tin kinh nghiệm nhân danh Chúa Jesus đuổi quỉ, giải phóng những nô lệ, nghiện ngập không còn cai trị nữa. Nhân danh Chúa đặt tay trên kẻ đau, kẻ đau được lành. (Mác 16:17-18) chứng nhân cần có kinh nghiệm thực tế để chứng minh. Như vậy, Chúa Jêsus đang sống và đang hiện diện với Hội Thánh.

Hiện nay nhiều phép lạ đã xảy ra chứng minh Chúa Jesus đang sống. Sự sống của Ngài biểu lộ quyền năng cho người có lòng tin. sự hiện diện của Ngài trên đất có liên hệ với tất cả mọi người trên thế giới.

 

Ý NGHĨA NGÀY SABÁT

 

Ý NGHĨA NGÀY SABÁT

 

(ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO CON NGƯỜI)

 

I. Định nghĩa Sabát:

-          Cổ ngữ Hêbơrơ: Shabbath: ngưng, nghỉ.

-          Cổ ngữ HyLạp: sabbath: yên nghỉ.

-          Anh ngữ: Sabbath: yên nghỉ.

-          Tiếng việt hóa: Sa-bát: Ngày yên nghỉ.

 

Ngày Sabát là ngày Yên Nghỉ, Đức Chúa Trời lập giao ước với loài người, giao ước đó được gọi là Kinh Thánh. Kinh thánh Cựu Ước và Tân Ước là là hai giao ước.

Giao ước cũ và Giao ước mới. Như vậy, có 2 thời kỳ Đức Chúa Trời lập giao ước.

- Thời kỳ I: Đức Chúa Trời lập giao ước với dân Do Thái (dân tuyển) Tức CỰU ƯỚC. Chứa đựng Lời hứa, Lời tiên tri và hình bóng về Đấng Mêsia.

- Thời kỳ II Đức Chúa Trời lập giao ước với loài người (Thế gian) tức là TÂN ƯỚC. Chính Chúa Jesus Giáng thế là Đấng Mêsia, làm hoàn thành công cuộc cứu rỗi cho con người.

 

II. Ý nghĩa của ngày Sabát trong Giao Ước Cũ:

 

1. Ngày nghỉ của Đức Chúa Trời.

Trong công cuộc sáng tạo trọn vẹn của Đức Chúa Trời – Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng vũ trụ và muôn vật, con người trong 6 ngày. Đây là công việc của Đức Chúa Trời, Ngài làm xong việc trong 6 ngày, đến ngày thứ 7 thì Ngài nghỉ. Điều đó không có nghĩa là Ngài làm việc mệt cho nên Ngài phải nghỉ trong ngày đó, nhưng ngày nghỉ là ngày nằm trong công cuộc sáng tạo của Ngài, Ngài TẠO NÊN NGÀY NGHỈ để ban cho con người. Nếu chỉ có 6 ngày thì con người phải lao động liên tục. Nhưng bởi sự trọn vẹn của Ngài, Ngài đã tạo nên một ngày nghỉ để ban cho con người. Chúa Jêsus phán rằng: “Vì loài người mà lập ngày Sabát chớ chẳng phải vì ngày Sabát mà dựng nên loài người” (Mác 2:27) đó là mục đích mà Đức Chúa Trời tạo nên ngày nghỉ.

Đối với Đức Chúa Trời thì Ngài không cần thờ một Đấng nào khác vì Ngài là tối cao, duy nhất cho nên khi Ngài nghỉ tức là đã hoàn toàn làm xong công cuộc sáng tạo.

Đối với con người: làm việc phải có ngày nghỉ, có ý nghĩa:

* Vì thể xác phải có ngày nghỉ để bồi dưỡng sức khỏe.

* Về mặt tâm linh: ngày thờ phượng Đức Chúa Trời, tức là làm nên ngày thánh. (Sinh hoạt tâm linh)

Trong thời kỳ Cựu Ước, ngày thứ 7 được gọi là ngày nghỉ của Đức Chúa Trời, cho nên theo luật pháp Cựu Ước, ngày nghỉ là ngày thứ 7. Nhưng theo thời gian tiến trình sáng tạo từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 6, cuối ngày thứ 6 _  Đức Chúa Trời mới tạo nên con người theo như ảnh tượng của Ngài, có một linh hồn để tương giao với Ngài. Theo thời gian tiến trình sáng tạo con người (Ađam, Êva) khi bắt đầu được sống và hoạt động, tiến trình thời gian, con người  phải đối diện với ngày nghỉ trước ngày làm việc tức là ngày thứ 7. Điều này có ý nghĩa rằng: Đối với con người, ngày thờ phượng Đức Chúa Trời là trước hết, cho nên con người phải tôn trọng Đức Chúa Trời chứ không phải công việc làm trước rồi cuối cùng mới thờ phượng Đức Chúa Trời. Dầu vậy, điều đó vẫn còn giấu kín từ buổi sáng thế để: “lẽ mầu nhiệm trong các đời chưa từng phát lộ cho con cái loài người ... từ đời thượng cổ đã giấu kín trong Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên muôn vật ... Theo ý định đời đời của Ngài đã làm xong trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (Êphêsô 3:5,9,11). “ …Sự mầu nhiệm đã giấu kín trải các đời các kiếp mà nay tỏ ra cho các Thánh đồ Ngài. Vì Đức Chúa Trời muốn họ biết sự giàu, vinh hiển đó ở giữa dân ngọai là thế nào, NGHĨA LÀ ĐẤNG CHIRIST Ở TRONG ANH EM, là sự trông cậy về vinh hiển” (Côlôse 1:26,27). Khi nào Đấng Christ mới ở trong anh em, đó là lúc Chúa Jesus PHỤC SINH. Chính sự  giấu kín ý nghĩa của ngày Sabát (yên nghỉ trong Chúa Jêsus) ban cho con người  bị hạn chế trong vòng Cựu Ước cho đến thời kỳ Chúa Jêsus mới được mở ra. Thứ 7 là khởi đầu của sự sáng tạo ngày sa bát nhưng được hoàn thành trong ngày Chúa Jesus phục sinh (ngày thứ 1). Có nghĩa là, khi Chúa Jesus phục sinh thì Ngài sẽ sống trong người tin nhận Ngài, họ sẽ được yên nghỉ hoàn toàn trong Chúa Jesus.

Thời Cựu Ước: Luật pháp đòi hỏi con người phải nổ lực làm việc để được trọn vẹn. Như vậy, từ ngày thứ I đến ngày thứ 6 con người phải làm việc đến ngày thứ 7  (ngày cuối cùng trong tuần) mới là ngày Thánh, ngày thờ phượng Đức Chúa Trời.

+ Nhưng đến thời kỳ Tân Ước: ngày yên nghỉ thứ 7 chấm dức khi  Đấng Christ Phục sinh vào ngày thứ 1. Để dân Chúa bước vào sự yên nghỉ trong Chúa Jesus. Tức là Chúa Phục sinh sống trong Cơ Đốc Nhân để ban năng lực cho Cơ Đốc Nhân làm trọn điều luật pháp đòi hỏi. Chúa sẽ làm trong đời sống các Thánh đồ. Thời kỳ cựu ước, dân Ysơraên cậy việc làm để được xưng công bình.

 

+ Nhưng trong thời Tân Ước, chúng ta cậy đức tin trong Chúa Jesus để được xưng công bình.

Đức Chúa Trời khởi đầu của sự sáng tạo ngày nghỉ là ngày thứ 7 Nhưng hoàn thành ngày yên nghỉ là lúc Chúa Jesus Phục sinh, là ngày thứ 1. Điều đó Phao-lô đã giải tỏ rõ trong Hêbơrơ 4: 8-10 “Vả, nếu Giô-suê cho họ yên nghỉ, thì chắc sau không nói một ngày khác nữa. Vậy thì còn một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời. Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời thì nghỉ công việc của mình như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài”.

Nếu chúng ta giữ ngày thứ 7 (cuối tuần) chứng tỏ rằng trước hết là công việc của tôi. Và chắc chắn rằng không ai dám nói rằng: Trước hết là công việc thế gian,  sự thờ phượng Đức Chúa Trời phải đặt sau tất cả mọi công việc của mình ???!.

Ngày Sabát là ngày lễ vượt qua

- Ngày Sabát thứ 7 Cũng gọi là ngày con chiên bị giết, mỗi năm người Do Thái kỷ  niệm 1 lần vào ngày Sabát. Ngày con chiên bị giết để người Do thái không bị hại trong đêm Thiên sứ thi hành án phạt trên người Ai Cập.

- Mỗi ngày thứ 7, khi đến đền thờ,  theo quy định của luật pháp, mỗi người Do Thái phải đem đến 1 con sinh tế làm lễ chuộc tội. (Xuất 13:1-16)

Trong thời kỳ Cựu Ước, dân sự chỉ mong nhờ nơi huyết con chiên bị giết để Đức Chúa Trời tha thứ tội  cho họ và nhận tất cả mọi lễ vật khác. Dầu vậy, thời cựu ước, dân sự đi đến đền thờ vẫn không được bước vào trong nơi thánh, họ chỉ được đến nơi hành lang của đền thờ và không hề được trực tiếp tương giao với Đức Chúa Trời. Thời kỳ Cựu Ước ngày thứ 7 dù là là ngày thánh, ngày thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng chỉ hạn chế bởi chỉ có nhờ huyết con chiên bị giết và đó là hình bóng về thời kỳ Chúa Jêsus chịu chết, dâng chính thân mình trở nên một của lễ chuộc tội trong ngày lễ vượt qua. Ngày đó, Chúa Jêsus đã chết và nằm trong phần mộ. (Mác 15:42, Luca 23:54-66).

Cho nên, sự thờ phượng Đức Chúa Trời trong ngày thứ 7 trong thời Cựu Ước bị hạn chế trong sự chết của con chiên. Nhưng không biểu lộ sự phục sinh vì điều đó đã bị giấu kín cho đến ngày Chúa Jêsus PHỤC SINH được vinh hiển. Kinh Thánh đã phán rằng: “Chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm của chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài đã định ... bây giờ mới bày tỏ ra bởi sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ, cứu Chúa chúng ta, “NGÀI ĐÃ HỦY PHÁ SỰ CHẾT, DÙNG TIN LÀNH PHÔ BÀY SỰ SỐNG VÀ SỰ KHÔNG HỀ CHẾT RA CHO RÕ RÀNG” (IITi.1:9,10).

 

3. GIAO ƯỚC VỀ SỰ CHẾT:

 

a- Từ ngày A-đam Ê-va phạm tội, họ thấy mình loã lồ, xấu hổ. Ông bà đã lấy lá kết lại để che đậy sự trần truồng của mình, đó là giải pháp tôn giáo loài người. Nhưng Đức Chúa Trời đã giết con thú, lấy da kết thành áo mặc cho A-đam và Ê-va để che đậy sự lõa lồ của họ.Và đó là hình bóng về sự chết của con chiên, cũng là giao ước của Đức Chúa Trời với loài người. (Sáng 3:22)

 

b - Ngày phán xét Ê-díp-tô, sự hủy diệt các con trai đầu lòng. Chỉ nhà nào có huyết chiên con bôi trên mày cửa, nhà đó không bị hại, Ngày thứ 7 đó, nhiều con chiên bị giết để dân Ysơraên dùng huyết bôi trên nhà, đó là ngày lễ vượt qua, là giao ước sự chết được lập trong ngày thứ 7: lễ Vượt qua. (Xuất Ê-díp-tô ký 12)

 

c  -  Tại núi Si-nai. Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se lên núi để Ngài ban  luật pháp, được khắc trên  2 bảng đá. Giao ước đó là Cựu ước, mà Kinh Thánh gọi Đó là GIAO ƯỚC VỀ SỰ CHẾT, chạm chữ trên bảng đá. “Ấy là Ngài đã ban cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước bằng chữ nhưng giao ước về Thánh Linh. Vì chữ làm cho chết, Thánh Linh làm cho sống. Vả, nếu chức vụ về sự chết, chạm chữ trên bảng đá, đã là vinh hiển lắm…Phương chi chức vụ của Thánh Linh càng vinh hiển biết bao” (I Côr 3:6,7,8)

 

d - Lời tiên tri của Đức Chúa Trời dùng Ê-sai đã rao cho nhà lãnh đạo Giê-ru-sa-lem rằng: “Nầy Ta đặt tại nơi Si-ôn một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá góc quí báu, làm nền bền vững, ai tin sẽ chẳng gấp rút” (Êsai 28:16) đó là chính Chúa Jesus dùng huyết Ngài thay thế cho huyết chiên con, và hơn Huyết của sự chết. Chúa Jesus ĐÃ SỐNG LẠI để ban sự sống trong Thánh Linh là GIAO ƯỚC VỀ SỰ SỐNG. Tức là sự sống phục sinh của Chúa Jesus được ấn chứng bởi Đức Thánh Linh. Nhưng Y-sơ-ra-ên vẫn cứ bám theo cựu ước trên văn tự. Và Ê-sai đã nói rằng: “…Hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Vì các ngươi nói rằng: chúng ta đã KẾT ƯỚC VỚI SỰ CHẾT và GIAO ƯỚC CÙNG NƠI ÂM PHỦ” và họ đã lấy giao ước đó để làm nơi Ẩn náu nên Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ lấy sự chánh trực làm dây đo, sự công bình làm tiêu chuẩn; mưa đá sẽ huỷ diệt nơi ẩn náu bằng sự dối trá…Bấy giờ ƯỚC CÁC NGƯƠI KẾT VỚI SỰ CHẾT SẼ PHẾ ĐI, ước các ngươi giao cùng nơi âm phủ sẽ không đứng được” (Êsai 28:14-18). Đó là lời cảnh cáo của Chúa dành cho dân Y-sơ-ra-ên, họ sẽ bị hủy diệt vì không tin đến Chúa Jesus. Họ luôn giữ giao ước cũ, giao ước thứ 7 về chữ chạm trên bảng đá, về con chiên bị giết. Họ phủ nhận sự sống phục sinh trong ngày thứ 1. Tại sự sống Phục sinh của Chúa Jesus đã bẻ gãy xiềng xích của sự chết và âm phủ. Đáng tiếc ngày nay dân Y-sơ-ra-ên không bước vào sự sống phục sinh đó vì CHẲNG TIN. Họ nổ lực thực hiện luật pháp và giữ ngày Sabát thứ 7 để dược xưng công bình.

 

e - Hê-bơ-rơ 4:3-7. “Đức Chúa Trời phán rằng: nầy là lời thề ta lập trong cơn thạnh nộ. Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta” Tại sao dân Y-sơ-ra-ên có ngày thứ 7 nhưng Đức Chúa Trời đã thề là họ sẽ không được vào sự yên nghỉ? Câu trả lời của Chúa là: “vì những kẻ nghe tin lành ấy trước nhất đã không vào đó bởi chẳng tin… nhưng về sau lâu lắm, trong một thơ của Đa-vít, Chúa lại định một ngày nữa. Là “ngày nay”. Ngày nay, nếu ngươi nghe tiếng Ngài thì chớ cứng lòng”. Ngày nay không phải là ngày thứ 7, nhưng là ngày Chúa Phục Sinh. Là thời kỳ Chúa sống với các môn đồ được gọi là ngày nay. Cho nên trong câu 8-10 lời Chúa phán: “Nếu Giô-suê cho họ yên nghỉ thì sẽ không nói đến ngày khác nữa. Vậy thì còn một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa trời. Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời thì nghỉ công việc của mình cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy

4 -   GIAO ƯỚC NÔ LỆ:

Cựu Ước là qui định bắt buộc phải tuân giữ, luật pháp Môi-se và luật Sabát đã qui định nhiều lề luật, bắt dân sự phải tuân giữ. Luật pháp qui định: phải làm như vầy, phải làm, phải làm…. Nếu không thì sẽ chết. Lẽ tất nhiên luật pháp là qui định của Đức Chúa Trời đòi hỏi, con người phải nổ lực thực hiện. Người ta luôn sống trong sự sợ hãi. Vì phải bị định tội.

Trong Kinh Thánh vì có chép rằng: “Áp-ra-ham có hai con trai: Một là con của người nữ tôi mọi, một là con của người nữ tự chủ. Nhưng con của người nữ tôi mọi sanh ra theo xác thịt, con của người nữ tự chủ sanh ra theo lời hứa. Cả hai điều đó có một nghĩa bóng: Hai người nữ đó tức là hai giao ước. Một là lời giao ước tại núi Si-nai, sanh con ra để làm tôi mọi, ấy là nàng A-ga….Nhưng thành Giê-ru-sa-lem ở nơi cao  là tự do, ấy là mẹ chúng ta… Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Y-sác, là con của lời hứa.”(Galati 4:22-28). Như vậy, Cựu ước là A-ga. Sanh con để làm nô lệ. Những người chủ trương giữ luật pháp tại núi Si-nai đều là con của A-ga. Nhưng, Sa-ra  đã sinh con của lời hứa tức là Y-sác, là dòng dõi của Chúa Jesus. Là con của sự tự do. Trong Chúa Jesus, chúng ta được mọi phước lành của Áp-ra-ham. Bởi Đức tin mà nhận được.

Cựu ước là A-ga sinh con theo xác thịt, còn Sa-ra sinh con theo Thánh Linh. Cựu ước là việc làm, Tân ước là Đức tin. Sự tranh chấp giữa hai người nữ. Kinh thánh chép : “kẻ sanh con theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh con theo Thánh Linh… Hãy đuổi  người nữ tôi mọi và con trai nó. Vì con trai của người nữ tôi mọi sẽ không được kế tự với con trai của người nữ tự chủ. Hỡi anh em, chúng ta chẳng phải là con cái của người nữ tôi mọi, bèn là con cái của người nữ tự chủ.”(Galati 4:29-31).

TÓM LẠI:

 

1.Dù dân sự  có đến ngày Sabát – thứ 7 nhưng dân sự mới chỉ được đến nơi hành lang của đền thờ. Tức là họ chưa kinh nghiệm được sự hiện diện tuyệt đối của Đức Chúa Trời trong sự thờ phượng vì họ chưa đủ tư cách bước vào nơi thánh.

 

2. Ngày thứ 7 là ngày của sự chết, sự chết của con chiên, sự chết của Chúa Jêsus nằm trong phần mộ. Đấng Christ đã hủy phá sự chết để ban sự sống và sự sống đời  đời.

 

  1. Giao Ước chạm trên bảng Đá được Kinh thánh gọi là chức vụ về sự Chết. (IIcô 3:7)
  2. Ngày thứ 7 dân Y-sơ-ra-ên vẫn không vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời muốn ban cho con người sự yên nghỉ trong ngày Chúa Phục sinh.
  3. Giữ ngày Sabát thứ 7 và kiêng các thức ăn như Cựu ước là con của A-ga, sinh ra để làm tôi mọi. Nhưng sống trong sự yên nghỉ của Chúa Jesus là con của sự tự do.

 

II. Ý nghĩa của ngày Sabát trong Giao Ước Mới (Tân Ước):

 

1.Được yên nghỉ trong Chúa Jêsus.

Đức Chúa Jêsus phán: “ Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, Hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mathiơ 11:28). Chúng ta được yên nghỉ trong sự sống phục sinh của Chúa Jêsus. Trong thời đại của Tân Ước không còn là 1 ngày yên nghỉ nhưng là 1 thời kỳ yên nghỉ.

Sự sống phục sinh của Chúa Jêsus đã bày tỏ một cuộc sáng tạo mới, sự sáng tạo trong  sự sống phục sinh vinh hiển của Chúa Jêsus. Cho nên, trong sự sống phục sinh đó Chúa Jêsus đã bẻ gãy cái nọc của sự chết. Những con người tin nhận Chúa Jêsus bước vào trong sự sống phục sinh của Đấng Christ, tức là Đấng Christ là sự sống của tôi. (Galati 2:20). Đấng Christ là năng lực của tôi, Đấng Christ là sự vinh hiển của tôi, Ngài là mọi sự trong mọi sự. (Giăng 15:5,Côlôse 1:15-18, Philíp 4:13, Êphêsô 1:20-23),“ Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo”  (Êphêsô 2:8-10).

Như vậy, người bước vào sự yên nghỉ trong Chúa phục sinh tức là người mà đời sống mình cho Chúa chiếm hữu. Chúa sẽ sống trong người đó và hành động nhờ sức toàn năng của Đức Chúa Trời.

Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lấy QUYỀN NĂNG và làm chứng về ta…” (Công vụ 1:8)

Trong thời kỳ Tân ước là thời kỳ Chúa Phục sinh. Đền thờ của Đức Chúa Trời ngự không còn là đền thờ bằng vật chất nữa. Nhưng Đền thờ của Đức Chúa Trời ở chính thân thể của người tin Chúa Jesus và mời Chúa làm chủ cuộc đời mình. Chúa Jesus phán: “Ta không để các ngươi mồ côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi. Còn ít lâu, thế gian chẳng thấy ta nữa, nhưng các ngươi sẽ thấy ta. Vì ta sống thì cá ngươi cũng sẽ sống. Nội trong ngày đó, các ngươi sẽ nhận biết rằng ta ở trong Cha ta. Các ngươi ở trong ta và ta ở trong các ngươi”. (Giăng 14:18-20)

Như vậy, Chúa sống và thường trú trong chúng ta. Ngài giúp chúng ta làm mọi việc Ngài muốn chúng ta làm. Nói như Phao-lô đã nói: “Tôi sống không phải là tôi sống nữa nhưng Đấng Christ sống trong tôi” (Galati 2:20). Cho nên Phao-lô ca ngợi Chúa: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Philip 4:13) Không phải là ngày thứ 7 mới có Chúa. Nhưng mọi ngày, mọi giờ vì Ngài ở cùng chúng ta luôn cho đến tận thế.

Cảm tạ Chúa, vì Ngài biết con người không bao giờ nổ lực làm trọn điều Luật Pháp đòi hỏi, Nhưng trong Chúa Jesus, chúng ta được trọn vẹn, dù chúng ta yếu đuối nhưng Đức Chúa Trời là mạnh mẽ. Chúa chỉ đòi một điều là chúng ta có đức tin nương cậy nơi Ngài, vì ngoài Chúa Jesus chúng ta chẳng làm gì được. Amen

Dân Y-sơ-ra-ên và những người chủ trương giữ luật pháp, họ sẽ không bao giờ bước vào sự yên nghỉ trong Chúa Jesus phục sinh. Vì họ không tin như điều mà Phao-lô đã phân tích trong Hê-bơ-rơ 4:3-10.

Nếu các môn đồ tìm Chúa Jêsus trong ngày thứ 7, họ sẽ thấy 1 xác chết trong đau buồn và chắc chắn ngày thứ 7 đó là ngày than khóc, run sợ.

  1. Nhưng các môn đồ tìm Chúa Jêsus trong ngày thứ I, và Chúa không còn nằm trong mồ nữa. Nhưng họ được báo Chúa Jêsus đã sống lại và nội ngày đó, tức là ngày thứ I Chúa Jêsus đã hiện ra với các môn đồ trong 1 nơi nhóm họp và khi thấy Chúa Jêsus phục sinh, họ đầy sự mừng rỡ. (Giăng 20:19,20). Chúa Jêsus sống và Ngài ở với các môn đồ qua Đức Thánh Linh, Ngài thường xuyên hiện diện với Cơ Đốc Nhân.

Sabát trong thời kỳ Tân Ước là Hội thánh bước vào trong nơi thánh để làm chức tế lễ nhà vua.(I Phi 2:9)

-       Thời Cựu Ước qui định ngày Sabát là ngày thứ 7 để dân sự đến tại nơi hành lang dâng mọi của tế lễ. Nhưng các thầy tế lễ là thuộc chi phái Lê-vi, được biệt riêng chuyên lo phục vụ đền thờ, mỗi ngày họ có nhiệm vụ thắp đèn, dâng hương và thường trú trong đền thờ, họ không có sản nghiệp đất đai, họ  không làm việc lao động, chỉ chuyên lo phục vụ đền thời .(Phục truyền.8:1-8)

-       Thời Tân Ước chỉ về Đền Thờ Thiêng Liêng mà mỗi người tin nhận Chúa Jêsus, họ được nên thánh, được bước vào trong nơi Thánh. Được gọi là  Hội thánh, làm chức tế lễ dâng của lễ bằng lời cầu nguyện, ngợi khen. “anh em là dòng giống được lựa chọn, làm chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 2:9). Trong thời Cựu Ước, Chúa qui định làm nên thánh 1 ngày, “Các ngươi hãy giữ ngày Sa-bát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, Đức Giê-hô-va làm cho các ngươi nên Thánh, và hãy giữ vì là MỘT NGÀY THÁNH.” (Xuất 31:13,14). Nhưng qua thời Tân Ước. Sự yên nghỉ trong Đức Chúa Jêsus không phải là 1 ngày được nên Thánh. Ngày Sa bát thứ 7 mỗi người mới được Thánh, nhưng trong dòng Huyết của Đức Chúa Jêsus mọi Cơ Đốc Nhân  được xưng công bình, trở nên Thánh đồ của Đức Chúa Trời, Thánh đồ được bước vào trong nơi thánh làm chức thầy tế lễ cho nên họ thường trú trong đền thờ và ngày nào đối với Cơ Đốc Nhân cũng là ngày Thánh trong Đức Chúa Jêsus.( I Phierơ 2:9).  Điều đó có ý nghĩa, ngày nào đối với Cơ Đốc Nhân cũng là ngày thánh, cho nên đòi hỏi mọi Cơ Đốc Nhân phải cầu nguyện không thôi có nghĩa là chúng ta phải luôn luôn bước đi trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. (I Phi 2:9; Khải huyền 1:6 ). Ngay cả thức ăn, không còn là ô uế nữa, vì nhờ lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện mà vật đó được nên thánh” (I Ti 4:4,5).

-       Chúa Jesus sống lại để giữ chức tế lễ Thượng Phẩm đời đời không hề thay đổi. Cho nên, Hội thánh ở nơi thánh sẽ luôn luôn cậy nhờ nơi Chúa Jesus, Phải nhân danh Chúa Jesus phuc sinh, thông qua Chúa Sống để Cơ Đốc Nhân bước vào nơi chí thánh để gặp được Đức Chúa Trời chí thánh. Kinh thánh chép: “Số thầy tế lễ rất nhiều, vì sự chết nên không giữ luôn được chức vụ. Nhưng Ngài vì hằng có đời đời nên giữ chức tế lễ không hề thay đổi. Bởi đó, Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần cùng Đức Chúa Trời. Vì NGÀI HẰNG SỐNG dể cầu thay cho những kẻ ấy. Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng” (Hêb 7:23-26). Như vậy Cơ Đốc Nhân lúc nào cũng cần có Chúa Jesus. Đó là lý do Chúa dạy chúng ta cầu nguyện không thôi. “Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải  nhân danh Chúa Jesus mà làm mọi điều, vì nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha.”(Cô Lô se 3:17)

Vì lý do đó :

* Hội thánh đầu tiên: ngày nào cũng vậy, họ chăm chỉ đến đền thờ (Công vụ 2: 46). Chúng ta được thờ phượng Chúa ở khắp mọi nơi, thậm chí trong lao tù Phao-lô và Si-la vẫn thờ phượng Chúa. Khi Chúa được đem lên trời, Đức Thánh Linh giáng xuống, Kinh thánh chép: “Môn đồ cứ ở trong đền thờ luôn, ngợi khen Đức Chúa Trời” ( Luca 24:52 ). Cũng có nghĩa là: tấm lòng họ lúc nào cũng có sự hiện diện của Chúa Phục Sinh. Luôn luôn thờ phượng Đức Chúa Trời trong sự vui mừng. Không còn phân biệt nơi chốn hay là một ngày nào, vì mọi ngày đều thuộc về Chúa.

* Không phải chúng ta giữ ngày thứ 7 hay ngày thứ 6, thứ 1 mới được Chúa cứu. Nhưng chỉ là người ở trong Chúa Jêsus. Vì vậy, trong thời Tân ước các qui định về luật pháp như ngày Sabát, ngày trăng mới và những thức ăn được xem là ô uế không còn có giá trị nữa. Chính vì vậy, lời Chúa phán: “Chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ hoặc ngày trăng mới hoặc ngày SABÁT. Vì điều đó chỉ là bóng của những việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ” (Côlôse 2:16,17). Giữ ngày Sabát thứ 7 hay không giữ, ăn hay không ăn chúng ta cũng không được đoán xét, phê phán. Tuy nhiên chúng ta phải  làm việc và có ngày nghỉ theo qui định thời gian của 1 tuần 7 ngày. Nhưng mọi công việc của mỗi Cơ Đốc Nhân cũng là mục đích Hầu Việc Chúa, làm việc có tiền, để làm việc lành, giúp đỡ kẻ nghèo khó, vì mỗi người có những ân tứ khác nhau để Hầu Việc Chúa, vì mỗi Cơ Đốc Nhân đều là thầy tế lễ. Những việc lành đó cũng là của tế lễ mà các thầy tế lễ được dâng lên cho Đức Chúa Trời. Amen (Hêb 13:15-16)

2.Ý nghĩa Ngày thứ I  Sabát trong thời Tân Ước

 

Tại sao cơ Đốc Nhân nhóm thờ phượng Chúa vào ngày thứ nhất trong tuần lễ?

A - LÀ NGÀY CHÚA JESUS SỐNG LẠI .

Sự thờ phượng cũ của ngày thứ 7 (Cựu ước) là ngày con chiên bị giết, nhưng trong thời Tân ước, chúng ta đang thờ một Chúa Jêsus SỐNG chứ không phải một Chúa Jêsus CHẾT. Kinh Thánh gọi giao ước cũ là giao ước viết trên bảng Đá, viết bằng văn tự, và văn tự làm cho chết. Kinh Thánh gọi là “ CHỨC VỤ VỀ SỰ CHẾT, CHẠM CHỮ TRÊN BẢNG ĐÁ” (II Côrinhtô 3:6,7). Nhưng Giao ước mới được viết trên bảng thịt, Tức là giao ước bằng Đức Thánh Linh - ban sự sống. Đó là biểu lộ sự hiện hữu của Chúa Jêsus SỐNG trong từng tấm lòng của Cơ Đốc Nhân. Cho nên Ngày thứ I là ngày mở đầu cho một GIAO ƯỚC MỚI tức là đánh dấu ngày phục sinh của Chúa Jêsus, chính vì vậy hội thánh phải thờ phượng Chúa trong ngày thứ nhất, vì sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân có sự hiện diện của Chúa Jesus. Ngày thứ nhất để thay thế cho ngày thứ 7 -  giao ước cũ là GIAO ƯỚC VỀ SỰ CHẾT. Ngày con chiên bị giết. Trong Cựu ước dân sự chỉ hy vọng nơi huyết con chiên bị giết, chứ không hề có sự phục sinh.

 

Trong  thư I Cô-rinh-tô, Phao-lô đã cố gắng chứng minh rằng sự sống phục sinh của Chúa Jesus vô cùng quan trọng cho niềm tin Cơ Đốc trong thời kỳ Tân ước. Nếu Chúa Jesus chỉ chết mà không sống lại thì “Đức tin anh em hoá ra vô ích, anh em vẫn còn bị đày đoạ trong tội lỗi, và các tín hữu đã chết cũng vĩnh viễn ra hư vong” (I Côr. 15:17,18)(BDY). Chính vì vậy sự sống lại của Chúa Jesus có giá trị bảo đảm sự cứu rỗi trọn vẹn, chứng minh Ngài đã chiến thắng sự chết. “Cái nọc của sự chết là tội lỗi, quyền lực của tội lỗi là LUẬT PHÁP. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời Ngài đã cho chúng ta chiến thắng trong Chúa Jesus Christ” (Icôr 15:56-57). Halêlugia.

CHỨNG MINH: Sự thờ phượng có sự hiện diện của Chúa.

-            Chúa Jêsus đã hiện ra trong ngày thứ I trong tuần lễ, là ngày Chúa Jêsus Phục Sinh. (Giăng 20:19).

-            Cách 8 ngày, (từ ngày Chúa Phục Sinh) cũng là ngày thứ I Chúa Jêsus hiện ra  với các môn đồ trên phòng cao tại nơi đó có Thô-ma để chứng minh cho ông biết rằng Chúa thật đã sống (Giăng 20:26,29). Tại sao Chúa không hiện ra ngày thứ 2, thứ 3, thứ 6 hay thứ 7 hoặc là Ngài cũng có thể hiện ra ở một  nơi nào đó để tỏ cho Thô-ma rằng Ngài đã sống? Nhưng không, Chúa hiện đến trong ngày thứ I, nơi có các môn đồ nhóm lại để chứng minh rằng,  giá trị của ngày thứ I trong tuần lễ là ngày phục sinh. Cho nên, các môn đồ nhóm lại trong NGÀY THỨ I.

 

Dù rằng Chúa Jesus sống hiện diện khắp mọi nơi, nhưng Chúa vẫn hiện ra với các môn đồ vào ngày thứ 1 để minh chứng ngày thứ 1 có giá trị lịch sử cho sự phục sinh của Chúa Jesus.

B – NGÀY ĐỨC THÁNH LINH GIÁNG LÂM :

NGÀY LỄ NGŨ TUẦN : LỄ MÙA GẶT

 

Thứ

 1

 

Thứ

2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ

6

Thứ

7

 

 

 

 


 


 


 


 


ChúaChết

 

Chúa

chôn

lễ vượt qua

Chúa

sống

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

Ngày Đức Thánh Linh Giáng lâm

 

Trước khi Chúa Jêsus thăng thiên, Ngài phán với các môn đồ rằng: “ ta không để các ngươi mồ côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi ... Nội ngày đó, các ngươi sẽ nhận biết rằng ta ở trong Cha, các ngươi ở trong ta và ta ở trong các ngươi. (Giăng 11:18,20). “ Nội ngày đó” là ngày nào? Đó là ngày Đức Chúa Jêsus đã  đến với các môn đồ trên phòng cao qua Đức Thánh Linh vào đúng ngày lễ ngũ tuần, là lễ mùa gặt sau lễ vượt qua 50 ngày. Ngày lễ đó nhằm ngày thứ I trong tuần lễ, đó cũng là ngày khai sinh Hội thánh khi các môn đồ nhóm họp lại 1 chỗ, Đức Thánh Linh đã được ban xuống để các môn đồ nhận lãnh quyền năng, để làm chứng cho Chúa Jêsus phục sinh. “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và LÀM CHỨNG VỀ TA...” (Công vụ.1:8)

 

Ngày Đức Thánh Linh giáng lâm là ngày BAN SỰ SỐNG cho các Cơ Đốc Nhân, và từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus PHỤC SINH sống trong họ, cho nên họ đi đến đâu, không bất cứ ở đâu, ngày nào hoặc giờ nào, khi họ Nhân danh Đức Chúa Jêsus nhóm nhau lại thì có sự hiện diện của Chúa, các dấu kỳ phép lạ được thực hiện để minh chứng CHÚA JÊSUS SỐNG. Cùng làm việc với các môn đồ (Mác 16:20).

 

C. Hội thánh đầu tiên thường xuyên nhóm vào ngày thứ I trong tuần lễ.

 

Ngày thứ I lúc Chúa phục sinh, Chúa hiện ra lúc các môn đồ nhóm lại.  Giăng 20:19.

Ngày thứ I sau 8 ngày, Ngày Chúa hiện ra lúc các môn đồ nhóm lại.    Giăng 20:28.

Ngày thứ nhất trong lễ ngũ tuần, Chúa Jêsus đến qua Đức Thánh Linh lúc các môn đồ nhóm lại.    Công vụ 2:1.

Ngày thứ I tại Hội thánh Trô-ách nhóm lại.       Công vụ 20:7.

Ngày thứ I tại Hội thánh Cô-rinh-tô và các HT miền Ga-la-ti nhóm lại.   I Côr 16:2.

3. HỘI THÁNH TÔN XƯNG CHÚA JESUS LÀ SỐ MỘT, LÀ BAN ĐẦU, LÀ ĐẦU CỦA HỘI THÁNH.

 

- Ban đầu có đạo, đạo ở trong Đức Chúa Trời (Giăng 1:1). Đạo là Đức Chúa Trời.

 

- Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời, cao hơn hết mọi quyền, mọi phép, mọi thế lực, mọi quân chủ cùng mọi danh vang ra. Bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh (Êphêsô 1:20,22). Hội thánh phải lệ thuộc vào Ngài hoàn toàn.

-       Ngài là ban đầu, sanh trước nhất từ trong kẻ chết, hầu cho trong mọi vật Ngài đứng đầu hàng. Ngài là đầu của Hội Thánh (Côlôse 1:18)

-        Chúa là Đức Chúa Trời, là Al-pha và Ô-mê-ga, đầu tiên và cuối cùng. (Khải 1:5,8)

-        Chúa Jêsus phải được tôn thờ trên mọi quyền thế. (Khải 5:12-13).

-        Danh Chúa Jêsus là Danh trên hết mọi Danh (Philip 2:9-11).

Như vậy, nếu chúng ta thờ phượng Chúa trong ngày cuối cùng của tuần lễ thì rõ ràng chúng ta vẫn giữ thái độ không tôn trọng đúng với địa vị của Chúa Jêsus.

 

Thờ phượng Chúa ngày thứ I trong tuần lễ tức là mỗi cơ đốc nhân nói với ChúaTRƯỚC HẾT CON TÌM KIẾM CHÚA.

Mạng lịnh của Chúa phán rằng: “Trước hết (số một) hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài thì Ngài sẽ ban cho mọi nhu cầu khác nữa” (Mathiơ 6:33). “Trước hết mọi sự ta dặn rằng hãy cầu xin, khẩn nguyện, van xin và tạ ơn” (I Ti 2:1)

Chính vì vậy, trước một tuần lễ, ngày thứ I là ngày của Chúa, trước 1 ngày, giờ thứ 1 tìm kiếm Chúa. Trước hết mọi sự phải tìm kiếm Chúa, chứ không phải Chúa sau hết mọi sự của con.

 

Đức Chúa Trời đã phục hồi lại từ thời kỳ đầu tạo nên con người. Chính con người phải đối diện với ngày nghỉ để thờ phượng Chúa trước. AMEN. Khi lên thiên đàng, các thánh đồ ngày và đêm ca ngợi, thờ phượng Đức Chúa Trời ba ngôi trong niềm hân hoan vui mừng đời đời.

Giá trị của ngày thứ I là ngày phục sinh: Ngày mở đầu cho công cuộc sáng tạo mới được hoàn tất trong sự sống phục sinh của Chúa Jêsus. Tức là Cơ Đốc Nhân được sống trong sự Phục Sinh của Chúa Jêsus. Được yên nghỉ trong Chúa Jêsus, năng lực trong Cơ Đốc Nhân chính là năng lực của Đức Thánh Linh. Đó cũng là ý nghĩa quan trong của ngày Sabát “Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, thì nghỉ công việc mình, như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy” (Hêb.4:10)

 

Ngày thứ I  thờ phượng ba ngôi Đức Chúa Trời, Chúng ta nói lên rằng: Chúa Jêsus là Đấng làm chủ cuộc đời Cơ Đốc Nhân. Ngài là số 1, Ngài là mọi sự trong mọi sự. Trong Ngài chúng ta kinh nghiệm quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Vì ngoài Ngài con không làm chi được (Giăng 15:5)

 

 

 

 

 

 

 

Bản mô tả NGÀY SA BÁT

 

 

 

GIAO ƯỚC YÊN NGHỈ TRONG CHÚA JÊSUS

 

CỰU ƯỚC TÂN ƯỚC

 

Đức Chúa Trời tạo hóa:                   Sự sáng tạo mới trong Chúa Jêsus

Ngày 1 - 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 ĐCT.nghỉ

Súc vật  Ngày                                    Con Người là Chúa của ngày Sa bát

Con người  Thánh     (Mat.12:8)

(được giấu kín)    thời gian nghỉ       Bước vào thời kỳ yên nghỉ

trong Chúa Jêsus

Ngày Sabát thứ 7   ngày thánh       Ngày nào cũng Thánh

(Mat.11:28; Hêb.4:10 )

Ngày con chiên bị giết                                  Chúa Jêsus Phục sinh.

Thờ phượng Đấng sống

Ngày lễ Vượt qua                                       Chúa Jêsus sinh ra đầu  trong  những

kẻ ngủ

(Êphêsô 1:20; Côlôse 1:18; Khải.1:5,8)

Chúa hiện ra trong ngày thứ I.

Thánh Linh được ban xuống

trong    ngày thứ I.

Hội Thánh đầu tiên nhóm lại

trong ngày thứ I.

Trước hết hãy TÌM KIẾM CHÚA

.(Mat.6:33)

Cựu ước là bóng những việc sẽ đến         Được trọn vẹn trong Chúa Jêsus

Kiêng cữ thức ăn, ngày Sabát thứ 7       Đừng đoán xét về của ăn uống,

ngày   Sabát.

Giữ luật pháp mới được cứu                    Được cứu bởi tin Chúa Jêsus

Luật pháp là con cái của Aga(tôi mọi)         Ân điển là con cái Sara ( tự chủ)

Bởi việc làm                                               Bởi Đức tin

Aga là giao ước cũ lập tại núi Sinai         Sara là Giao ước mới được lập

Galati 4: 26-31                                              trong Jêsus.    Galati 4 : 24

 

GIAO ƯỚC CON CHIÊN BỊ GIẾT                  GIAO ƯỚC SỰ SỐNG PHỤC SINH

Dân sự Không có sự tương giao                Đức Chúa Trời hiện diện trong đời

trực tiếp với Đức Chúa Trời                            sống   của Cơ Đốc Nhân.


 
VIDEO
HÌNH ẢNH NỔI BẬT





























 
thiet ke web thiet ke website web gia re lam web dep thiet ke web pro thiet ke web chuyen nghiep website gia re thiet ke website gia re thiet ke website chuyen nghiep thiet ke website pro thiet ke web gia re website chuyen nghiep web chuyen nghiep website web web site cong ty thiet ke web web 100$ website free web free website mien phi web mien phi cho thue xe thue xe can thue xe xe du lich thue xe du lich thue xe gia re thue xe hoi thue xe hoa thue xe cuoi thue xe du lich dich vu thue xe thue xe dich vu thue xe tu lai thue xe co tai thue xe thang hop dong thue xe cho thue xe gia re thue xe doi moi thue xe toyota thue xe ford thue xe camry thue xe honda sua may tinh sua laptop sua chua may tinh sua may tinh gia re bao tri may tinh bao tri mang bao tri he thong sua may tinh tai nha sua may tinh tan noi thiet ke mang thi cong mang mang wifi trien khai he thong mang may tinh may tinh IBM may tinh bo may tinh de ban nuskin my viet nuskin viet nam nuskin may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat