HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0918148410

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay310
mod_vvisit_counterHôm qua215
mod_vvisit_counterTuần này1145
mod_vvisit_counterTuần trước1819
mod_vvisit_counterTháng này3968
mod_vvisit_counterTháng trước9497
mod_vvisit_counterTất cả917550

Hiện có: 14 khách trực tuyến

ĐAO THỜ ÔNG BÀ

NGƯỜI LƯƠNG

Đạo Truyền Thống Người Việt: Thờ Ông Bà – Tổ Tiên, Trời Đất. Có ảnh hưởng Đạo Khổng và tôn giáo Trung Quốc thờ Quan Công, Thần Tài, Ông Địa

Có 2 Phần cần giải bày cho người Lương (Đạo thờ ông bà)

1.Niềm tin nơi Đức Chúa Trời.

* Luận chứng trong: ĐỐI TƯỢNG NIỀM TIN. Đức Khổng vẫn dạy Thiên đạo và Nhân đạo.

* Giải thích 10 điều răn: Ông bà dạy "trăm sự nhờ Trời". Như vậy cần phải biết ơn Đức Chúa Trời.

2. Hiếu kính cha mẹ

Tư tưởng theo đạo Tin Lành là bỏ ông bà là không đúng.

Điều răn thứ 5 (thứ nhất đối với con người) là: "HÃY HIẾU KÍNH CHA MẸ NGƯƠI, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Trời ban cho" (Xuất 20:21).

Chúa dạy hiếu kính cha mẹ như thế nào ?

1. Phải vâng lời cha mẹ (Châm ngôn 1:8, Ê-phê-sô 6:1,2).

2. Phải tôn kính cha mẹ (Châm ngôn 23:22).

3. Phải phụng dưỡng cha mẹ (I.Ti-mô-thê 5:3,4,8).

- Phần thưởng cho kẻ hiếu kính cha mẹ. Sống lâu trên đất mà Đức Chúa Trời ban cho (Xuất 20).

- Hình phạt cho người con bất hiếu:

"Kẻ nào đánh cha mẹ mình sẽ bị xử tử"

"Kẻ nào mắng cha mẹ mình sẽ bị xử tử" (Xuất 21:1).

Đức Chúa Trời trừng trị người con bất hiếu. Cho nên tội đối với cha mẹ thì bị báo ngay.  "Thiên báo nhãn tiền", "Kính lão đắc thọ".

Nói chung, chữ hiếu mà người con cần báo đáp là lúc cha mẹ CÒN SỐNG. Mọi sự báo hiếu sau khi chết đều là hiếu giả. "Che miệng thế gian".

Lịch của những đất nước Tin Lành có "Ngày mẫu thân" Chúa nhật thứ 2 tháng 5 hằng năm. "Ngày phụ thân" Chúa nhật thứ 3 của tháng 6 - Hôm nay, trở thành ngày quốc tế áp dụng cho toàn thế giới. Trong ngững ngày lễ đó, Hội Thánh có sứ điệp giảng về người mẹ hoặc bổn phận con cái đối với cha mẹ. Cũng là cơ hội để con cái tỏ lòng biết ơn. Bằng việc tặng quà, đãi tiệc tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Ngoài ra, còn có ngày SINH NHẬT để con cái có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, chúc mừng tuổi đối với cha mẹ.

Tại sao người tin lành không thờ cúng ông bà?

1- Không lập bàn thờ thờ người chết. Vì điều rằn thứ 2 Đức Chúa Trời cấm thờ hình tượng. Hình cha mẹ là một kỷ vật để nhớ, được treo trên tường hoặc bảo tồn trong album để nhớ. Hình ảnh được vẽ trên giấy, tất nhiên là không nói chuyện được với hình ảnh. Cho nên, không thực hành những điều không đúng với chân lý.

2- Không cúng giỗ: Để giải đáp câu hỏi này chứng nhân phải dùng luật đạo đức, chữ hiếu của lương tâm. Ông bà, cha mẹ than phiền về tình trạng bất hiếu của con đối với cha mẹ, một hành động bị lên án là bất hiếu từ ngày xưa đến nay rằng: "Sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi". Người Tin Lành vâng lời ông bà cha mẹ: lúc sống phải phụng dưỡng, đối xử tôn kính, trân trọng. Khi ông bà chết chỉ là làm văn tế ruồi, cho nên người Tin Lành không cúng sau khi chết.

-  Khi cha mẹ qua đời, con cái phải chôn cất tử tế. Chỉ sống làm sao để lại tiếng thơm cho cha mẹ. "Vật chết để da, người ta chết để tiếng". Sau khi cha mẹ mất, anh em phải biết yêu thương nhau.

Tại sao không cúng cho cha mẹ hay người chết:

Con người được cấu tạo bởi 2 phần: Thể xác và Linh Hồn.

1. THỂ XÁC: Về thể xác bằng bụi đất sau khi qua đời cát bụi sẽ trở về với cát bụi: Nhu cầu ăn uống, mặc, nhà ở, tiền là chỉ đáp ứng khi người còn sống, có thể xác. Vì thức ăn là cung cấp chất đạm, vitamin, chất protic, canxi… là để giúp cho tế bào, xương cốt, máu huyết tăng trưởng. Khi cơ thể bị bệnh thì không ăn được. Chết tức là thể xác sẽ bị tiêu hủy ra đất. Cho nên, việc đáp ứng cho nhu cầu thể xác không cần nữa. Chính vì vậy, việc cúng giỗ, đốt vàng mã chỉ là làm văn tế ruồi! như ông bà tổ tiên đã nói.

+ Nếu làm linh đình sau khi cha mẹ chết không ích gì. (Khi cha sống tiếc từng đồng, không quan tâm. Lúc người qua đời, làm thịt gà, heo. Rồi mỗi năm mở tiệc, nhậu nhẹt linh đình là bất hiếu).

Thói thường người ta tổ chức giỗ gọi là trả nợ miệng thế gian, thì chẳng tình gì, ngày đó phải đến chia buồn chứ đâu phải đến ăn uống. Ngày giỗ là ngày kỵ cơm tức là không ăn vì đau buồn nhớ cha nhớ mẹ, nhớ người thân chứ đâu phải đến để ăn uống vui chơi.

+ Đốt vàng bạc, áo quần giấy là bất hiếu? Tại sao sống không lo may tặng cha mẹ để ông bà mặc. Chờ chết ra chợ mua thật nhiều áo giấy đốt để nói rằng gởi cho cha mẹ mặc. Chúng ta thường thấy những em bé cắt áo giấy mặt cho búp bê, chúng ta xem cha mẹ như búp bê sao?

Đốt nhà giấy làm sao ở được, gởi xe giấy không có máy làm sao chạy? Đốt đô la âm phủ (Đô la giả). Chúng ta lấy 10.000 vnđ ra chợ mua 1 tỷ đô la giả (ngân hàng âm phủ). Nếu là đô la thật thì sướng cả đời, nhưng chỉ là tiền giả. Nếu trên đời này sử dụng tiền giả chắc chắn phải bị ở tù, tại sao ta lấy tiền thật mua tiền giả, nhà giấy, xe giấy gởi cho bậc tiền nhân sử dụng gọi là có hiếu sao? Đó là sự lừa dối. Hành động như vậy là bất hiếu.

Có một số người con than phiền: năm nay cúng giỗ cha tốn mấy chỉ vàng, mượn danh cha mẹ để mọi người ăn uống chứ cha mẹ chết rồi đâu có ăn được. Có một chuyện thật xảy ra: khi 2 vợ chồng tổ chức giỗ cha của chồng. Họ không có tiền phải đi vay, sau 1 năm không trả nổi, chủ nợ đòi. Người chồng đánh vợ sao không trả tiền cho người ta. Người vợ chạy ra đường đứng chửi: “Giỗ cha ông chứ giỗ gì tôi mà bắt tôi trả!?” Có một số người tranh chấp vì góp tiền ít, anh em cãi  nhau. Làm sỉ nhục cha mẹ đã quá cố: Đó là bất hiếu.

+ Không cúng ông bà bắt, quở, hại mạt nhà ... Nếu cúng thì ông bà cha mẹ sẽ về phù hộ, làm ăn khấm khá. Như vậy là gieo tiếng ác cho cha mẹ sao? Cha mẹ thương con chứ đời nào ghét. Sống không phụng dưỡng vẫn thương con, dù rằng có những người con đối xử với cha mẹ một cách tệ bạc. Vả lại, cha mẹ đã cố công nuôi con lớn lên, trưởng thành, cha mẹ nào không muốn con giàu, nhưng sức người có hạn. Khi qua đời rồi đâu còn giúp được con. Người con có ý tưởng như vậy là chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình, thật ích kỷ. Mọi người đều biết: “phú quí tại Thiên” chỉ có Trời phù hộ.

2. LINH HỒN NGƯỜI CHẾT:

Người thế gian tin rằng: sau khi chết linh hồn con người thành ma, nên mọi người thường gọi là đám ma, nếu không cúng thì trở thành ma đói, ma cô. Có người phải nhờ đến thầy bùa, thầy phù thủy cúng ém bùa để hốt hồn ma vì sợ hồn ma còn ở trong nhà sẽ quậy phá. Tin như vậy là xúc phạm đến nhân phẩm và bất hiếu đối với các bậc tiền nhân. Lẽ nào khi cha còn sống thì gọi: “thưa cha”, nhưng khi người vừa qua đời thì thành “con ma”. Mọi người gọi là đi đám ma (đám con ma).?! Chứ không phải là đám tang cha. Chúng ta thường nói “đồ ma” là loại người “đầu trộm đuôi cướp”. Loại người không ra gì. Tại sao chúng ta dám xúc phạm bậc sinh thành của mình như vậy?!!!

Lời Chúa dạy linh hồn con người rất quý trọng, thiêng liêng. Khi Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn nên hình người và hà sinh khí vào mũi khiến người trở nên loài sanh linh. Cho nên linh hồn mọi người thuộc về Đức Chúa Trời, sau khi chết linh hồn con người trở về với Đức Chúa Trời là Đấng đã ban nó ra. (Truyền đạo 12:6,7). Đức Chúa Trời phán rằng: “Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về ta, linh hồn cha cũng như linh hồn con, đều thuộc về ta..”(Ê xê-chi-ên 18:4) Niềm tin của lương tâm: “Sống nhờ Trời, chết chầu Trời” “Trời gọi ai nấy dạ” ; “Sống gởi, thác về” “Lá rụng về cội”. Như vậy rõ ràng linh hồn của con người sau khi chết phải trở về với Đức Chúa Trời là cội nguồn. Linh hồn của con người sau khi chết vẫn tồn tại vĩnh hằng. Thân thể bằng bụi đất sẽ trở về với cát bụi.

Nguồn gốc của ma quỉ mà kinh thánh cho biết đó là Thiên sứ trưởng Luxiphe phạm tội kiêu ngạo, kéo theo những thiên sứ sa ngã, trở thành một thế lực tà linh vô hình, chống nghịch lại với Đức Chúa Trời. (Êsai 14:122-15; II Phiero 2:4).

+ Nếu thờ cha mẹ chỉ còn lại hình tượng là phạm điều răn I và II của Đức Chúa Trời. Hình chỉ là vật kỷ niệm, được treo lên tường hoặc giữ trong album để con cháu biết mặt ông bà cha mẹ. Hình đó không thể cầu nguyện hoặc hưởng được mùi nhang, ăn được những thức ăn cúng và không nhìn thấy gì. Cho nên, Người Tin Lành phải hiểu lẽ thật và phải bỏ mê tín, dị đoan, những điều giả dối.

+ Chỉ thờ cha mẹ mà không thờ Đức Chúa Trời là bỏ ông bà. Vì mỗi đời người ta bỏ bớt. Con chỉ thờ cha, hoặc 3 đời còn đời thứ 4 ai thờ phụng? Có người thờ đến 10 đời còn đời 11 ở đâu? Vậy, thờ Đức Chúa Trời là thờ tận gốc, Đấng sinh ra loài người (Thiên sinh nhân), Đấng sinh ra mọi vật trong trái đất cho con người sống và hưởng thụ.

Ví dụ: Khi trồng cây, người ta tưới nước ở gốc thì có ảnh hưởng đến toàn cây đó. Không thể tưới nhánh hay lá.

Ca dao Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (Cha mẹ nhờ Trời nuôi con, con cũng nhờ Trời mà lớn, nếu mạng của con Trời định 5 tuổi, 10 tuổi quy Thiên thì cha mẹ có vàng bạc cũng không giữ được mạng con). Cho nên, là người phải tưởng nhớ ĐẤNG TẠO HÓA là Đức Chúa Trời (Thiên Đạo) và phải làm trọn đạo làm người với người (Nhân Đạo).

Vậy nên, trên hết con người phải biết ơn, tôn thờ Đức Chúa Trời, Đấng Tối Cao đó. Trong đạo của Ngài, Chúa tha tội và giúp chúng ta hiểu và làm trọn đạo chữ hiếu đối với cha mẹ, đi trong con đường sáng, văn minh, không mê tín dị đoan.

Những thờ phượng khác Đạo Thờ Ông Bà

Bên cạnh thờ ông bà, bị ảnh hưởng 1000 năm Bắc thuộc (Tàu), ảnh hưởng bái vật giáo của ấn độ giáo theo phái Bà-la-môn, đó là nền tảng cho đạo Phật sau nầy, cho nên bà con ta thờ nhiều vị thần linh khác, để mưu cầu phúc lợi.

A -  Ông QUAN THÁNH (Quan Công) (tin độ mạng): Theo lịch sử Trung Hoa ông làm quan, tướng đời Tam Quốc là trung thần, tướng giỏi. Ông sống một thời làm quan tướng rồi chết.

* Mạng ông vẫn chưa giữ được thì làm sao độ mạng cho người khác. (Sống chết do Thiên).

* Ông là tướng. Ở Việt Nam ta bao nhiêu tướng giỏi, đánh đuổi ngoại xâm, những anh hùng dựng và giữ nước. Ta biết ơn và học gương tốt.

B-  THỔ ĐỊA, THẦN TÀI: Người buôn bán thường thờ, tin rằng thổ địa dẫn đường đi buôn, dẫn người đến mua, tiền vô như nước.

* Theo lịch sử chỉ là quan điền địa và quan tài chánh thời vua Ngọc Hoàng ( danh hiệu vua nước Tàu), làm quan một thời rồi chết, người khác lên thay.

* Chỉ là hình tượng vô tri (Thi 115:4,5). Kinh Thánh chép: "Kẻ nào làm hình tượng và nhờ cậy nó đều giống như nó". (Thậm chí có lúc không linh họ đập bể, mua ông khác, đôi khi còn đi trộm của người khác về thờ vì thấy nhà người khác làm ăn được). Người chết, hình tượng không ban cho giàu nghèo được. Đức Chúa Trời ban cho sự giàu có (Gióp 42:12, Math 6:33, Phil 4:19...). (Những đất nước thờ phượng và tin cậy Đức Chúa Trời được in vô tiền đô: Chúng tôi tin cậy Đức Chúa Trời. Họ rất giàu, họ đâu thờ thổ địa, thần tài). PHÚ QUÍ TẠI THIÊN. Hãy trở về thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng ban mọi sự cho ta.

C - ÔNG TÁO: chỉ là cái bếp nấu cơm. Do tích của Tàu. Hai ông một bà. Theo như người ta truyền: có 2 vợ chồng sống với nhau, xung khắc chia tay nhau. Bà vợ sống với ông chồng thứ 2. Một ngày kia, khi chồng đi săn, vở ở nhà chuẩn bị đốt lửa nướng thịt. Ông chống thứ 1 đến nói xin kết tình phu thê trở lại, nói như thế nào người vợ nhảy vô lửa tự vận, chồng thứ 1 cũng nhảy vô chết chung. Khi ông chồng thứ 2 trở về thấy vợ chết trong lửa, người không thiết sống nhảy vô lửa tự vận. Sau đó, 3 người hóa thành 3 cục đá được gọi là 3 ông táo. Người ta tin 23 tháng chạp ông táo về trời tâu tất cả việc xấu việc tốt cho Ngọc Hoàng. Cho nên trong những ngày ấy, người ta rất sợ, cúng ông táo nhiều để lên tâu đều tốt lành. Đây là chuyện giả tưởng bởi xã hội bái vật giáo, luân hồi, nhưng không có thật.

* Sự khôn ngoan của người là nấu cơm là phải có 3 cục đá làm kiềng bắt nồi lên để chụm lửa, có gì phải thờ.

* Nồi cơm điện đâu có 3 ông táo.

D - ÔNG CHUỒNG: cái chuồng nuôi súc vật. Mỗi đêm đều cắm nhang cho ông bà chuồng. Sau khi bán heo hoặc bò phải cúng cho chuồng heo. Thật là vô lý: lúc nào cũng cầu Trời cho heo mau lớn. Lúc heo bịnh, chết cũng than Trời ơi. Thế mà không biết ơn Đức Chúa Trời, lại đặt ra ông bà chuồng để thờ lạy cúng bái, cuối cùng ta đi thờ lạy chuồng heo.

E - NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ: Tin đang cai trị trên thiên đình, điều khiển các thiên binh, thiên tướng như các ngôi sao, thần sấm sét gọi là thiên lôi, mưa, gió, bão v.v...

* Ngọc hoàng là danh hiệu vua Tàu mà người Tàu tin khi chết lên cai trị trên thiên đình. (Trong tiểu thuyết Tây Du Ký: Khi Tề thiên đại náo thiên cung, Ngọc hoàng thượng đế phải chui xuống gầm bàn trốn. Ngọc Hồng còn có vợ, có con. Quan niệm này ảnh hưởng luật luân hồi, người tu lên thành trời, được gọi là các vị trời). Đức Chúa Trời (Ông Trời) là Đấng vô hình, là Đấng Thần Linh, Đấng cầm quyền tể trị trên mọi cuộc đời con người trên đất và Đấng phán xét mọi hành vi đạo đức của con người, Đấng hiện diện khắp mọi nơi, Đấng toàn tri biết hết mọi việc. Chứ không cần những thần, tướng nào tâu lại.

* Người Tàu quan niệm trong chế độ quân chủ, mọi người, ngay cả đến tất cả vua trần gian phải ứng hầu trước mặt Đức Chúa Trời là Thượng Đế cao cả để chịu phán xét.

F – MẸ SINH-MẸ ĐỘ: (Phật mẫu địa) hình người đàn bà có 2 người chầu quạt bầu: Người ta tin bà là người sinh ra trái đất và muôn vật. Cho nên có những lời kêu gọi mọi người thờ Mẫu địa, nếu không bà sẽ không cho mưa nắng thuận thời v.v…

Nếu theo dõi lịch sử Trung Quốc, mẫu địa chính là Võ Tắc Thiên được Vua phong chức Phật Mẫu Địa. Nếu đã là người trên đời thì cần phải có trái đất, có ô xy để thở, có lúa gạo để ăn, có mưa thuận gió hòa mới có trái. Như vậy, nếu bà là người sinh ra trái đất và muôn vật thì sự sống của bà làm sao có cơ sở để sống, có một thể xác như hình vẽ?

F – BÀN THIÊN: Đây không phải là thờ Đức Chúa Trời Đấng tạo hóa ra vũ trụ và muôn vật trên đất, nhưng là bàn thờ thiên nhiên. Cho nên, người ta thường để bàn thiên ngoài sân. Người Trung Quốc thường dùng để cúng sao. Người ta thường để 3 ly nước lạnh để thờ thần mưa, … đây chính là kết quả của bái vật giáo.

Thờ mọi vật, cho nên bên cạnh bàn thiên, trong nhà còn có bàn thờ thổ địa, được gọi là thiên địa, người ta thường nói là trời cha, đất mẹ. Ở trong đạo Cao Đài có lời thề là nếu phản đạo thì “trời tru, đất diệt”. Trong đạo Lão Tử có triết lý âm dương hòa hiệp tạo thành vũ trụ. Nhưng âm dương là vật thọ tạo của Đấng tạo hóa là Đấng đã tạo ra âm dương, vũ trụ, thiên nhiên, đặt những định luật trong thiên nhiên để có sự tương tác với nhau. Có người dùng bàn thiên để thờ những âm hồn không nơi nương tựa, được gọi là cô hồn, các đảng.

G - Ngoài ra còn tin vào thổ thần giữ cửa, thần nhà, làm nhà cúng thổ thần, thờ thần sông, núi, biển v.v...

Ra biển thờ cá ông, lên rừng thờ con cọp v.v... gọi loài vật đó bằng danh xưng ÔNG hết, như ông tý, ông tượng… Đó là ảnh hưởng nền văn hóa bái vật giáo của Ấn Độ, Bà-la-môn mà Phật giáo đã thừa hưởng trở nên quốc giáo dưới đời vua Đường (TK7). Việt Nam đã ở dưới sự đô hộ 1000 năm của Trung Hoa, cho nên những đối tượng thờ phượng, tin tưởng đa số là do tích Tàu. Ngay cả ngày  mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ của ông Lý Phúc Nguyên là đại sứ Trung Quốc. Cũng là thầy thuốc cho nên người ta tin vào đúng ngọ ngày mùng 5 tháng 5 thường lên rừng hái lá uống sẽ hết bịnh.

* Khi người nào làm nhà, mở hàng, cưới hỏi, tang chế v.v.. cần phải nhờ thầy bói xem giờ nào tốt. Mua xe về phải cúng xe, mỗi ngành nghề người dân gian thường đặt ông tổ rồi cúng, thờ. Mọi người luôn sợ hãi, và mong cho những vị thần linh đó sẽ phù hộ và giúp đỡ, cho nên mọi sinh hoạt đầy những mê tín, dị đoan mà các thầy bói vẻ ra. Tiền mất tật mang. Nhưng thật sự trong lương tâm ai cũng biết “Trời coi ai nấy nên”, “Mưu sự tại nhân thành sự tại Thiên” thế mà không biết cầu Đức Chúa Trời và những thành đạt cũng do Trời ban, họ không biết ơn Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép: "Họ dầu biết Đức Chúa Trời, nhưng không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời và không tạ ơn Ngài nữa, song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, họ tự xưng mình là khôn ngoan mà trở nên điên dại. Họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát, thờ hình tượng loài người hay hư nát, hoặc của điểu thú, côn trùng. Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi TỰ LÀM NHỤC THÂN THỂ mình nữa..." (Rôm 1:21-24).

* Hãy cậy Đức Thánh Linh, mềm mại chỉ rõ con đường sự sáng cho họ, bởi tấm lòng đau xót.

* Không lên án, nhưng thông cảm vì họ đã sống trong một quan niệm lâu đời.

* Cho họ biết chỉ có ăn năn tội, tin Chúa mới giải quyết vấn đề mê tín, dị đoan.

* Đấng ban cho chúng ta đời này và giải cứu linh hồn trong đời sau (Mác 10:29,30).

MS. Phạm Toàn Ái


 

CHƯƠNG 2:

TRUYỀN GIÁO CÁC TÔN GIÁO

I. Vô thần.

II. Lương giáo.

III.Công giáo La Mã.

IV.Phật giáo.

V.Cao Đài

VI.Chủ nghĩa hiện sinh

Chương 3. Nhận định tà giáo.

I.Chứng Nhân Giê Hô Va.

II. Cơ Đốc Phục Lâm.


Note: SÁCH MÔN ĐỒ HÓA - Phần II - CHỨNG ĐẠO


 

LÀM SAO TÔI BIẾT KINH THÁNH LÀ CHÂN LÝ?

BẰNG CHỨNG BÊN NGOÀI:

Bằng chứng bên ngoài có nghĩa là những thực tế bên ngoài Kinh Thánh bày tỏ rằng Kinh Thánh là một nguồn cung cấp những dữ kiện giá trị đáng tin cậy.

Bằng chứng về khoa học:

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh được Kinh Thánh là sai. Nhiều người sẽ nói rằng, "Kinh Thánh không phải là một quyển sách thuộc về khoa học mà chỉ nhằm cung cấp một cái nhìn tôn giáo hay tâm linh trong vũ trụ nầy mà thôi." Lời tuyên bố trên hàm ý rằng sự mô tả mang tính khoa học tự nhiên chỉ nhắm đến mục tiêu phục vụ cho tôn giáo nên không thể mong đợi sự chính xác tuyệt đối nơi những mô tả nầy. Vì thế, chúng ta được bảo đừng tin cậy vào những chi tiết mang tính khoa học mà chỉ tìm kiếm những lời dạy dỗ mang tính đạo đức hoặc tôn giáo mà thôi.

Sự suy nghĩ nầy là sai lầm bởi vì nó vô lý. Làm sao chúng ta có thể khẳng định được phần nào đúng và phần nào không đúng. Nếu chúng ta không thể tin cậy một vài phần nào đó trong Kinh Thánh thì chúng ta cũng không thể tin cậy vào những sứ điệp về đạo đức hay thuộc linh mà Kinh Thánh mang lại. Lý do chúng ta không thể tin cậy vào những sứ điệp thuộc linh là vì chúng ta không có một nền tảng căn bản để biết điều nào là đúng và xác đáng cho đời sống của chúng ta và điều nào là không chính xác để không phải tuân theo một cách nghiêm túc.

Quan niệm nầy là sai lầm bởi thiếu đức tin và xúc phạm đến Thượng Đế là tác giả của Kinh Thánh. Sự chính xác của những câu chuyện, những nhân vật và những địa danh trong Kinh Thánh phản ảnh bản tánh chính trực của Thượng Đế. Khi xem xét về giá trị bề mặt của những lời tuyên bố Ngài đưa ra chúng ta thấy được năng quyền của Thượng Đế đã gìn giữ những lời Kinh Thánh được hiệu nghiệm hằng nhiều thế kỷ. Chúng ta không thể nào tìm đâu ra dữ kiện chính xác về sự kỳ diệu của vũ trụ nầy hơn là những gì đã được trình bày trong Kinh Thánh vì Kinh Thánh phản ảnh Thượng Đế là Đấng đã viết nên nó.

Một thí dụ từ Địa lý:

Trong khi Kinh Thánh không cố ý dạy người học một cách kỹ lưỡng về những nguyên tắc và dữ kiện khoa học, nhưng bất cứ những vấn đề nào mà Kinh Thánh bàn về công cuộc sáng tạo của Thượng Đế là chính xác và có thật. Chúng ta thấy một trường hợp trong sách Gióp 26:7, tại đây chúng ta đọc thấy sự mô tả theo cách hiện đại về trái đất khi nó quay trong khoảng không. Điều nầy đã được viết ra vào khoảng 3.000 năm trước Chúa Cứu Thế. Sự mô tả nầy là một sự tương phản hoàn toàn trái ngược với những quan điểm tưởng tượng quái dị mà cả thế giới được dạy dỗ hay tin tưởng vào lúc đó. Để ủng hộ Gióp 26:7, Êsai 40:22 chỉ ra rằng Thượng Đế ngồi trên "vòng tròn của trái đất." Trái đất trông giống như một vòng tròn đối với những người sống trên nó chỉ khi nào nó là một hình cầu. Êsai chương 40 xứng hợp với Gióp 26 và ủng hộ sự chính xác của lời tuyên bố nầy, đó là điều chúng ta mong đợi ở Kinh Thánh. Rốt lại thì đâu ai hiểu biết hơn Đấng Tạo Hóa đã thiết kế và dựng nên vũ trụ này.

Một thí dụ từ Khảo cổ học:

Những bản sao cổ nhất hiện có của những bài thơ và văn chương tiếng Hy Lạp thì mới hơn những bản gốc viết tay từ 800 đến 1.000 năm. Dầu vậy, không một học giả nào chấp nhận lập luận rằng những bản văn Hy Lạp cổ không xác thực so với bản gốc và cần nên bỏ đi. Ngược lại, những bản sao của nhiều sách trong Cựu Ước thì mới hơn nguyên bản chỉ có 200 năm. Những bản sao cũ nhất của vài sách trong Tân Ước có ghi ngày chỉ cách nguyên bản viết tay từ 50 đến 80 năm mà thôi. Dựa vào những dữ kiện căn bản đó, Kinh Thánh đáng được tin cậy ít nhất như những bản văn chương Hy Lạp, nhưng điều đó thì trái ngược lại trong thời nầy.

Sự khám phá mới đây đã củng cố tính trung thực về lịch sử của Kinh Thánh khiến cho nhiều nhà khảo cổ học từng coi thường Kinh Thánh trở lại từ chỗ chống đối thành ra tôn trọng Kinh Thánh. Thí dụ, trong Sáng Thế Ký 15:20 đã nhắc đến một dân tộc được gọi là Hê-tít. Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cười nhạo Kinh Thánh đã bịa đặt ra nhóm người nầy. Nhưng cách nay vài thập niên, tàn tích của một thành phố nằm tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, phía bắc của nước Do Thái hiện nay, được khám phá và chứng minh là một thành phố lớn của dân tộc Hê-tít.

Bằng chứng về lịch sử:

Kinh Thánh nói về những điều trước khi xảy đến. Tiên tri Êsai nói về vua của nước Ba Tư là Siru (Êsai 45:1), là người mà cuối cùng sẽ khôi phục nước Giuđa. Ba Tư là một vương quốc lớn, nằm tại vùng đất mà hiện nay thuộc quốc gia Iran. Êsai viết điều nầy trong thời cai trị của vua nước Giuđa là Êxêchia, vua nầy qua đời vào năm 687 trước Chúa Cứu Thế, nhưng Siru đã không bắt đầu lên làm vua cai trị đế quốc Ba Tư mãi cho đến sau năm 600 trước Chúa Cứu Thế. Đó là hơn 80 năm sau khi Êsai qua đời. Chỉ có Thượng Đế mới biết tên của người sẽ làm vua nước Ba Tư trước khi người đó lên ngôi. Nhiều lời dự ngôn trong lịch sử chép về Chúa Cứu Thế Giêxu đã được ban cho trước khi Ngài ra đời. Mỗi sách của Cựu Ước trong Kinh Thánh đều nhắc đến Chúa Giêxu một cách rõ ràng. Thí dụ, hãy chú ý đến chi tiết của Thi Thiên 22, Êsai 53, và Michê 5:2.

Đối diện với bằng chứng lịch sử nầy, chúng ta chỉ có những sự lựa chọn sau đây. Hoặc Kinh Thánh đã được viết bởi Đấng ở bên ngoài thời gian, hoặc Kinh Thánh chỉ là một câu chuyện đùa, một sự đánh lừa rồi sau đó người ta viết thêm vào những lời tiên tri để làm cho Kinh Thánh có vẻ tốt, hay là chỉ là một sự lường gạt xấu xa. Sự lựa chọn đúng đó là, Kinh Thánh duy nhất là lời chân thật và thánh khiết của Thượng Đế.

Bằng chứng từ những kinh nghiệm cá nhân:

Một nguồn khác về bằng chứng bên ngoài đó là kinh nghiệm cá nhân của những người được thay đổi bởi Kinh Thánh. Có nhiều sự khác biệt rất rõ rệt trong đời sống của một người sau khi đặt lòng tin vào Chúa Cứu Thế Giêxu và bước đi theo Lời Ngài là Kinh Thánh. Nói cách khác, Kinh Thánh có thể làm cho những tín hữu những gì mà Kinh Thánh xác nhận là sẽ làm được.

Kinh Thánh hứa sẽ cất khỏi hình phạt của sự đoán xét và bảo đảm không có sự định tội cho ai đặt lòng tin vào những gì Kinh Thánh nói (Giăng 5:24, Rôma 8:1,16, I Giăng 4:18). Kinh Thánh hứa có thể rửa sạch tấm lòng Cơ Đốc Nhân (Thi Thiên 119:9,11, Giăng 15:3). Kinh Thánh hứa sự giải phóng khỏi ách nô lệ tội lỗi cũng như sự khôn ngoan và quyền năng để chiến thắng tội lỗi một cách thành công (Giăng 8:34-36, Rôma 6:18, Côlôse 3:1-2). Kinh Thánh ban ý nghĩa và mục đích cho đời sống, thúc đẩy những Cơ Đốc Nhân phục vụ Chúa của mình (I Phierơ 2:9). Tất cả những điều nầy là một phần trong kinh nghiệm của một tín hữu. Nhiều tín hữu kinh nghiệm một đời sống mà họ chưa từng có trước kia, một đời sống mới được chứng minh bằng thực tế rằng họ không còn đầy cay đắng và hối tiếc về quá khứ của họ từ khi họ đọc được sự tha thứ của Thượng Đế (Hêbơrơ 10:16-17). Nhiều Cơ Đốc Nhân kinh nghiệm một sự sống mới bởi thực tế rằng họ có thể hi sinh cho người khác. Nhiều tín hữu kinh nghiệm đời sống mới minh chứng bởi thực sự rằng họ có thể chiến thắng sự sợ hãi bởi vì họ thà nương dựa vào Chúa hơn là hy vọng hão huyền về những điều êm đẹp sẽ xảy ra. Một người đặt lòng tin vào Kinh Thánh có kinh nghiệm thuộc linh cách cá nhân để biết rằng những lời hứa của Kinh Thánh không phải chỉ là những bài thơ suông mà là sự thật và làm chứng cho lòng của người đó rằng sự tin cậy của người đó đặt vào Kinh Thánh không phải là không đúng chỗ.

BẰNG CHỨNG BÊN TRONG:

Thêm vào những bằng chứng bên ngoài, có những bằng chứng bên trong cho chúng ta lý do thuyết phục để tin cậy vào Kinh Thánh. Nói cách khác, có những điều thực tế bên trong Kinh Thánh bày tỏ rằng Kinh Thánh là một nguồn cung cấp những dữ kiện giá trị đáng tin cậy.

Lời chứng của Kinh Thánh:

Kinh Thánh tự xác nhận là đến từ Thượng Đế. Thí dụ, trong II Samuên 23:2 Đavít, là người viết nhiều thi thiên, tuyên bố rằng những gì ông viết là đến từ Thượng Đế. Giêrêmi tuyên bố cũng giống như vậy (Giêrêmi 1:4), cũng như sứ đồ Phaolô (I Têsalônica 2:13). Phierơ nói những điều Phaolô viết là Thánh Kinh (II Phierơ 3:16). Chính Chúa Giê-xu tuyên bố nhiều lần về đặc tính đáng tin cậy của Kinh Thánh (Luca 16:17, 24:44, Giăng 17:17). Thí dụ, Chúa Giêxu thường thường xem tất cả những câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước là nguồn đáng tin cậy (Luca 11:51, 17:26-33).

Sự hợp nhất của Kinh Thánh:

Kinh Thánh được viết trong khoảng thời gian hơn 1.500 năm, từ thời Môise (1.400 trước Chúa Cứu Thế) đến thời của sứ đồ Giăng (khoảng 100 năm sau Chúa Cứu Thế). Tổng cộng số người viết ít nhất là 40 người. Nhưng cho dù những người khác biệt nầy cũng viết vào những thời điểm khác nhau thì sứ điệp mà họ viết luôn luôn giống nhau mà không hề sự mâu thuẫn trong bất cứ chi tiết nào. Nguyên nhân là vì Thượng Đế là tác giả của Kinh Thánh và Ngài đã dùng con người ghi chép những gì Ngài muốn nói. Những người viết sống và chết vào những thời điểm khác nhau nhưng chỉ có một Thượng Đế đời đời phán bảo với từng người những gì phải viết. Vì lý do đó, chúng ta có thể so sánh những phần khác nhau của Kinh Thánh và thấy rằng chúng đều thống nhất với nhau, ủng hộ và làm sáng tỏ cho nhau (I Côrinhtô 2:13). Chúng ta có thể đến với bất cứ phần nào trong Kinh Thánh và biết rằng trước sau như một Kinh Thánh thật đáng tin cậy.

Những điều chứa đựng trong Kinh Thánh:

Những chủ đề mà Kinh Thánh bàn luận đến là bằng chứng lạ lùng bên trong về sự đáng tin cậy của Kinh Thánh. Những điều chứa đựng trong Kinh Thánh là những điều mà Kinh Thánh có thể nói chỉ khi Kinh Thánh được viết bởi Thượng Đế. Thí dụ, Kinh Thánh tuyên bố Đức Chúa Giêxu nhận rằng Ngài là Thượng Đế (Giăng 10:30); Kinh Thánh tuyên bố rằng các môn đồ của Chúa Giêxu xưng Ngài là Thượng Đế (Giăng 20:28); Kinh Thánh nói rằng Cha tuyên bố Chúa Giêxu là Thượng Đế (Hêbơrơ 1:8). Kết luận của lời làm chứng nầy rằng, hoặc sứ điệp của Kinh Thánh là một điều điên rồ và lường gạt quỉ quyệt, hay sứ điệp của Kinh Thánh là thật và Kinh Thánh là quyển sách duy nhất như thế.

Một thí dụ quan trọng khác là chỉ có Kinh Thánh nói về tội lỗi (I Giăng 3:14). Không có một con người nào can đảm viết chính xác và đánh giá về loài người như Kinh Thánh mô tả. Kinh Thánh trình bày một bức tranh khủng khiếp. Nó làm chúng ta bực mình, và chúng ta không lấy làm vui vẻ gì khi đọc nó. Điều nầy giải thích tại sao chúng ta gặp khó khăn khi muốn tin rằng Kinh Thánh là chân lý. Vấn đề không phải là ở bằng chứng mà là ở tấm lòng của chúng ta. Có ai muốn biết rằng mình là một tội nhân tồi bại, sa đọa? Có ai vui mừng khi được cho biết rằng mình đang tiến về vào địa ngục, nơi mà mình phải chịu khổ sở dưới cơn thạnh nộ của Thượng Đế đời đời? Có ai hoan nghênh một sự hiểu biết để biết rằng không có điều gì tốt nơi mình cả và mình là một con người phản loạn chống nghịch lại Thượng Đế, Đấng đã tạo dựng nên mình?

Chỉ có Thượng Đế mới thành thật với chúng ta bởi vì chỉ có Ngài biết được sự thật. Chỉ có Thượng Đế sẵn sàng thành thật với chúng ta và điều đó bày tỏ tình yêu của Ngài. Tình yêu thật không biểu lộ bởi những lời nói của con người cố làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu bởi những lời dua nịnh hư không, rồi bỏ mặc chúng ta lại trong tình trạng tuyệt vọng của mình bởi họ không có sự hy vọng thật để ban cho. Tình yêu thật được bày tỏ bằng sự thật, đó là điều duy nhất có thể giúp chúng ta. Sự chân thật của Kinh Thánh vẽ ra bằng lời số phận con người thì không mấy gì thu hút. Tuy nhiên, Kinh Thánh chứa đựng những lời của một người bạn thật. Thượng Đế biết rằng chúng ta đang đi trên bờ của một mõm đá và có thể rơi vào địa ngục bất cứ lúc nào. Ngài bảo cho chúng ta chính xác những gì chúng ta cần biết để tránh khỏi hiểm họa nầy. Mặc dù Kinh Thánh không được liệt kê trong danh sách của mười quyển sách được ưa chuộng nhất trong năm, nhưng chỉ Kinh Thánh mới có thể ban cho lời hứa và giữ lời hứa rằng, "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng" (Mathiơ 11:28-30).

Sứ Điệp của Kinh Thánh:

Cuối cùng có một ý kiến nữa mà chúng ta phải đối diện khi chúng ta suy nghĩ có nên tin cậy Kinh Thánh hay không. Hầu hết người ta tin rằng có một Thượng Đế. Nhưng nếu Thượng Đế thật sự là Thượng Đế thì Ngài sẽ phán hoàn toàn bằng uy quyền và chúng ta phải vâng theo Lời của Ngài. Nói cách khác, những gì chúng ta suy nghĩ về Lời của Thượng Đế và phản ứng của chúng ta đối với nó phản ảnh những gì chúng ta nghĩ về chính Thượng Đế. Chúng ta không thể tách rời Thượng Đế và Lời Ngài là Kinh Thánh. Chúng ta không buộc phải tin Kinh Thánh, nhưng chúng ta phải đối diện với hậu quả. Nếu ai đã không tin vào Thượng Đế của Kinh Thánh thì sẽ hành động theo cách đó, và kết quả cay đắng của đời sống ích kỷ của họ sẽ đến vào mùa gặt, như Kinh Thánh đã nói. Đây là bằng chứng đáng sợ hơn cả. Thêm vào điều đó, họ sẽ đối diện với cơn thạnh nộ của Thượng Đế là Đấng sẽ tìm gặp họ phía bên kia phần mộ và buộc họ tuân theo Lời Ngài vào Ngày phán xét như Kinh Thánh đã nói trước.

Có một điều tốt cho chúng ta khi hỏi rằng chúng ta có nên tin cậy Kinh Thánh hay không. Kinh Thánh có thể cất đi những thắc mắc khỏi chúng ta bằng những bằng chứng về tính chất xác đáng của nó. Giacơ 1:6 chép rằng chúng ta không nên ngần ngại mà cầu xin Thượng Đế ban cho chúng ta khả năng để tin cậy vào Lời của Ngài và sự khôn ngoan cần có để có thể hiểu được Kinh Thánh nhiều hơn. Tuy nhiên, học Kinh Thánh là một sự học hỏi thánh. Chỉ khi nào chúng ta đến với Kinh Thánh một cách khiêm nhường và một tâm trí cởi mở hướng về lẽ thật thì chúng ta mới tìm thấy những câu trả lời cho mình.


"Lời Cha tức là lẽ thật" Giăng 17:17
Có những lý do xác đáng để tin cậy vào Kinh Thánh.
Cả hai, bằng chứng bên ngoài và bên trong đều ủng hộ lời tuyên bố rằng, Kinh Thánh là
"Chân thật, thảy đều công bình cả" Thi Thiên 19:9

 

CÁC KHÁI NIỆM VỀ TIN LÀNH

Tin lành là tên gọi của một tôn giáo, nhưng nó không đơn thuần chỉ là một đạo của loài người như bao nhiêu đạo khác, không phải chỉ là một tôn giáo với những lễ nghi và luật lệ khác thường, và cũng không tìm kiếm những mục đích (lợi lộc) theo kiểu thế gian thường nghĩ, nhưng Tin lành thật đặc biệt khác hẳn.

Tin lành ở đó có những người tin Chúa Jesus, họ nhận được nhiều ơn phước từ Chúa Jesus ban cho. Tất cả những điều họ nhận được, họ muốn cho người xung quanh biết, để mọi người nghe có cuộc sống thật tốt đẹp, thay đổi rất nhiều từ khi biết Chúa Jesus.

Tin lành là sứ mạng mà Chúa Jesus muốn con người phải thực hiện, đó là "nói về chương trình Cứu Chuộc của Đức Chúa Trời qua chúa Cứu thế Jesus", để thế giới một lần nữa có cơ hội ăn năn tội quay về với Thượng Đế là Đức Chúa Trời, kèm theo sau đó là các lời hứa từ Kinh Thánh thật tuyệt vời.

Tin lành chỉ về người Tin Chúa Jesus. Tin Lành mang tình yêu thương và sự ảnh hưởng của Chúa Jesus đến với tất cả mọi người.

 

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH  (VÔ THẦN)

A. Nguồn gốc:

Chủ nghĩa hiện sinh là một triết thuyết. Ông tổ khởi xướng là Kierkegaard (1813-1855). Có 2 quan niệm trong thuyết hiện sinh:

* Thuyết hiện sinh bế tỏa: Dưới một hình thức vô thần, thuyết này chỉ dừng lại ở đời sống hiện tại, không công nhận có sự tồn tại ở đời sau, không công nhận một Đấng siêu việt. Đây là khuynh hướng của Heidegger (1889 - Đức) và J.P.Sartre (1905 - Pháp).

* Thuyết hiện sinh trung khai: Hiện sinh thuyết này dưới hình thức hữu thần. Chủ trương cũng sống hưởng thụ trong hiện tại nhưng không dừng lại ở đó, mà lấy đó làm điểm tựa để vươn tới Đấng siêu việt. Khuynh hướng này của K.Jaspers (1883)người Đức và ông G. Marcel (1889) người Pháp.

B. Chủ trương:

Con người hiện hữu là chỉ để hưởng thụ, trước mắt họ là vật chất, kinh tế. Bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được được mục đích trong cuộc sống hiện tại. Phải làm cho thỏa mãn tất cả những đòi hỏi của xác thịt.

Chủ trương trong thuyết bế tỏa thường thường được cổ vũ và tồn tại trong những nước lấy nền tảng vô thần. Chủ trương thuyết trung khai được tồn tại trong những nước hữu thần (tham khảo Tự Điển triết học).

LUẬN CHỨNG QUA KINH THÁNH

Những người trên được Kinh Thánh mô tả là: "Họ lấy bụng mình làm Chúa mình" (Phil 3:19), những người thờ Mamôn (Math 6:24), những người chỉ sống vì đồng tiền, lấy kinh tế làm cứu cánh cho cuộc sống.

"Có tiền mua tiên cũng được"

"Có thực mới vực được đạo".

Trước hết chúng ta phải khêu gợi cho thân hữu có một ước muốn tâm linh, cuộc sống tinh thần. Chính Angel cũng tuyên bố: "Con người là sinh vật có tôn giáo", đó là cuộc sống tâm linh, là một hiện thực được tồn tại trong mỗi một con người.

1. Đối tượng này chúng ta có thể dùng cách làm chứng đáp ứng cho người vô thần.

2. Chứng nhân phải bám sát trọng tâm của TIN LÀNH.

3. Qua Lời Chúa, cho thân hữu biết rằng :

a) Tất cả sự vinh hoa, vật chất của trần gian chỉ là hư không mà thôi (Thi 39:6). Salômôn là người tiêu biểu cho sự giàu sang hưởng thụ rất đầy đủ, nhưng cuối cùng ông nhận biết chỉ là hư không mà thôi (Truyền đạo 2:4-11. 5:10. 6:11...)

b) Con người sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn điều mình có, vì "lòng tham con người vô đáy". Chính điều đó khiến con người càng khốn khổ hơn. Trên những nước giàu có, dư thừa vật chất, lại có nhiều người tự tử hơn (Truyền đạo 1:8). Con người luôn có một khoảng trống trong tâm hồn mà chỉ có Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus Christ mới lấp đầy khoảng trống đó mà thôi (I. Ti 6:6).

c) Nếu con người chỉ biết sống để hưởng thụ, ăn uống trong xa hoa, chỉ biết vật chất thôi, thì con người đâu còn ý nghĩa gì. Kinh Thánh mô tả người như thế, cuộc sống họ giống như con vật và chết như con vật (II. Phi 2:12-14). "Kẻ ưa thích sự vui chơi thì dẫu sống cũng như chết" (I. Ti 5:6).

d) Nếu con người chỉ biết sống để hưởng thụ với mục đích ích kỷ, không tin có linh hồn, không tin có Đấng trừng phạt, ban thưởng thì điều đó chỉ đem lại cho xã hội tình trạng đạo đức suy đồi, bại hoại. Đó là thực tế của xã hội trong cuối thế kỷ 20 này (Thi 14:1-4. II. Ti 3:2-6).

Hãy cho thân hữu biết giá trị tinh thần của một đời sống có Chúa làm chủ.

Hãy cho thân hữu biết cuộc sống phục vụ, bày tỏ tình yêu thương đồng loại là cuộc đời hạnh phúc.

Khi con người hy vọng nơi cuộc sống vĩnh hằng, sống trong miên viễn, cự lạc đời đời là lúc con người sẽ tìm thấy hạnh phúc khi biết hy sinh cho tha nhân. Càng hy sinh tận hiến bao nhiêu thì càng gặt hái kết quả ngay trên đời này và được hưởng phước trong cỏi đời đời.

Đời sống kính sợ Chúa đem lại một cuộc sống sung mãn "thịnh vượng về phần tâm linh và thể xác" (III. Giăng 3).

Amen. MS.Phạm Toàn Ái


 

 
VIDEO
HÌNH ẢNH NỔI BẬT





























 
thiet ke web thiet ke website web gia re lam web dep thiet ke web pro thiet ke web chuyen nghiep website gia re thiet ke website gia re thiet ke website chuyen nghiep thiet ke website pro thiet ke web gia re website chuyen nghiep web chuyen nghiep website web web site cong ty thiet ke web web 100$ website free web free website mien phi web mien phi cho thue xe thue xe can thue xe xe du lich thue xe du lich thue xe gia re thue xe hoi thue xe hoa thue xe cuoi thue xe du lich dich vu thue xe thue xe dich vu thue xe tu lai thue xe co tai thue xe thang hop dong thue xe cho thue xe gia re thue xe doi moi thue xe toyota thue xe ford thue xe camry thue xe honda sua may tinh sua laptop sua chua may tinh sua may tinh gia re bao tri may tinh bao tri mang bao tri he thong sua may tinh tai nha sua may tinh tan noi thiet ke mang thi cong mang mang wifi trien khai he thong mang may tinh may tinh IBM may tinh bo may tinh de ban nuskin my viet nuskin viet nam nuskin may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat