HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0918148410

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay182
mod_vvisit_counterHôm qua180
mod_vvisit_counterTuần này1339
mod_vvisit_counterTuần trước759
mod_vvisit_counterTháng này404
mod_vvisit_counterTháng trước3352
mod_vvisit_counterTất cả904489

Hiện có: 4 khách trực tuyến

II - ĐƯỢC CẢM ĐỘNG BỞI TÌNH YÊU CỦA CHÚA

II - ĐƯỢC CẢM ĐỘNG BỞI TÌNH YÊU CỦA CHÚA (I Côrinhtô 5:14,15)

Khi một Cơ Đốc Nhân kinh nghiệm chắc chắn sự cứu rỗi, không bởi việc làm mà được nhưng chỉ nhờ tin vào Chúa Jesus. Dù họ là một tội nhân khủng khiếp nhưng chỉ cần tin Chúa Jesus thì nhận được sự cứu rỗi ngay tức khắc. Thì người đó sẽ bước đến kinh nghiệm thứ hai là ĐƯỢC CẢM ĐỘNG BỞI TÌNH YÊU CỦA ĐẤNG CHRIST. Muốn trở thành chứng nhân cho TIN LÀNH, trước hết chúng ta phải được sự cảm động trước tình yêu của Đấng Christ. Cảm nhận được tình yêu quá lớn trên đời sống của mình. Đức Chúa Trời không dùng quyền lực để bắt buộc con người quay trở lại với Ngài, dù Ngài có đủ thẩm quyền đó, nhưng Ngài đã dùng tình yêu để chinh phục thế giới này. Chúa muốn những người khi nhận tình yêu của Ngài sẽ cảm động tình nguyện tận hiến cuộc đời để sống cho Ngài. Phao lô  nói: “Vì tình yêu của Đấng Christ đã cảm động chúng tôi. Nếu có một người chết vì mọi người thì mọi người đều chết. Lại Ngài đã chết vì mọi người cho nên những kẻ còn sống, không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống cho Đấng đã chết và sống lại cho mình”(Côr 5:14,15). Chúng ta nên nhớ rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết. Ai là người đã nhận được sự cứu rỗi là nhận được tình yêu của Chúa Jesus thì người đó phải tận hiến, phải từ bỏ lối sống riêng cho mình, từ bỏ lối sống ích kỉ mà sống cho Chúa Jesus. Muốn được như vậy, chúng ta phải ý thức những điều sau:

1 - Ý thức tình trạng tội ác của mình.

Người muốn sống tận hiến cho Chúa là người trước hết phải thật sự cảm biết mình là một tội nhân đáng chết, một con người thật đáng ghê tởm. Chỗ xứng đáng giành cho mình là hồ lửa địa ngục đời đời. Chúng ta không thể cậy vào sự công bình riêng của mình, không thể nhờ vào sự tu trì hay lễ nghi tôn giáo để thoát khỏi lửa địa ngục. Đến nỗi, khi đứng trước sự phán xét, chúng ta phải la lên một cách khủng khiếp như Phaolô rằng: "Khốn nạn cho tôi, xong đời tôi rồi. Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết này" (Rô ma 7:24). Ê Sai cũng vậy, khi thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang vinh quang đầy thánh khiết, thì ông thấy mình tội ác, đến nỗi ông phải la lên rằng: “Khốn nạn cho tôi, xong đời tôi rồi, vì tôi có môi dơ dáy, ở giữa một dân tộc có môi dơ dáy…” (Êsai 6:5) Ông đã ăn năn, xưng nhận tội lỗi của mình và như thế ông mới nhận được sự tha thứ. Khi được tha thứ rồi, ông sẵn sàng tình nguyện dâng đời sống mình để phục vụ Chúa, để rao giảng Tin lành. Có bao giờ chúng ta đau đớn về tình trạng tội lỗi của mình đến nổi phải khóc lóc, ăn năn trong đau đớn khi cảm nhận mình phải đứng trước sự phán xét của Đức Chúa Trời không? Chúng ta có cảm nhận được sự khủng kiếp do hậu quả tội lỗi của mình đã gây ra và thấy rằng sẽ không một phương cách nào có thể giải thoát chúng ta khỏi sự trừng phạt ấy không? Một khi chúng ta ý thức được như vậy, chúng ta mới cảm nhận được tình yêu của Chúa Jêsus là cao cả dường nào. Ngài đã chịu sỉ nhục, bị hành hạ vì chúng ta. Ngài đã chết thế cho chúng ta cách đau đớn, nhục nhã. Thập tự giá là biểu tượng của sự sỉ nhục và đau khổ mà chính Ngài đã gánh thay cho chúng ta, nhờ đó chúng ta được cứu, lòng chúng ta không thể cảm xúc sao? Chúa Jêsus không đến để phán xét, để lên án, nhưng Ngài đến với chúng ta bằng TÌNH YÊU. Ngài chinh phục chúng ta bằng tình yêu của Ngài.

2 – Nhận biết tình yêu của Đấng Christ là quí nhất.

Sau khi nhận thức tội ác của chính mình thì người ấy mới nhận biết tình yêu thương của Đấng Christ là quý hơn hết, vì nếu không có sự hy sinh, đổ huyết của Chúa Jesus thì chúng ta không còn có hy vọng được giải thoát. Phao lô khi nhận biết Chúa Jesus đã chết thay cho con người đáng chết của mình thì cuộc đời ông hoàn toàn thay đổi . Chính tình yêu kỳ diệu đó đã chinh phục một người bạo tàn, ương ngạnh như  ông đến nỗi ông coi mọi sự như lỗ, như rơm rác miễn được Chúa Jêsus là quí nhất. “Nhưng vì cớ Đấng christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quý hơn hết,Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó.Thật tôi xem mọi điều đó như rơm rác,hầu cho được đấng Christ.” (Phi lip 3:8) và ông tuyên bố :"Vì tình yêu của Đấng Christ cảm động chúng tôi và chúng tôi tưởng rằng nếu có một ngươi chết vì mọi người, thì mọi ngừơi đều chết. Lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình"(II.Cô-rinh-tô 5:14,15). Suốt cuộc đời của Phaolô, ông không khoe gì khác hơn ngoài thập tự giá của Chúa Jêsus. Bởi thập giá ấy, thế gian đối với ông đã bị đóng đinh và ông đối với thế gian cũng như vậy. “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe thập tự giá của Chúa Jêsus-christ, bởi thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh và tôi đối với thế gian cũng vậy!”(Ga-la-ti 6:14).

Chúng ta có bao giờ tự hỏi : Tại sao Chúa Jesus đã chịu đau khổ, chịu chết vì tôi không?

Khi Chúa Jesus đối diện với sự khổ hình trên thập tự giá, Chúa Jesus rất sợ hãi. Thật khủng khiếp, Ngài cảm nhận lấy sự đau đớn với những trận đòn roi có móc sắt liên tiếp quất quất vào thân thể Ngài. Những lằn đòn xé nát thịt da, những mũi đinh đóng vào tay chân nhức nhối đến tận xương tủy. Chính vì Ngài cảm nhận trước những đau đớn đó, Ngài đã vào vườn Ghết Sê Ma Nê chiến đấu trong sự cầu nguyện than khóc với Cha Ngài rằng : Cha ôi nếu có thể được, nếu Cha có thể cứu những người tội lỗi bằng một phương cách khác thì xin Ngài hãy cất chén cay đắng nầy khỏi con. Cha ôi con sợ hãi, con không muốn chết! Ngài khủng hoảng trước sự kinh khiếp đó, dường như Ngài muốn chạy trốn. Ngài phải chiến đấu một cách đau thương đến nổi mồ hôi đổ ra như giọt máu lớn rơi xuống đất. Và trong giờ phút đó có lẽ Ngài đã nghe tiếng nói của Cha Ngài trong tâm linh : Con yêu dấu của ta ơi, không còn cách nào khác, vì “Không có sự đổ huyết thì không có sự tha thứ” ( Hê-bơ-rơ 9:22). Nếu con không chịu đau khổ, chịu chết thay cho tội nhân, nếu con không đỗ huyết thì không cách nào ta có thể tha tội cho họ được. Cuối cùng vì tình yêu thương của Ngài muốn cứu chúng ta là những tội nhân đáng chết, Chúa Jesus đã phải thưa với Cha rằng: “Không theo ý con nhưng con sẽ theo ý Cha”(Luca 22:42-44). Điều gì khiến Chúa Jesus chiến thắng sự đau khổ khi phải treo thân trên thập giá? Điều gì khiến Chúa phải chịu chết? Chỉ vì tình yêu của Ngài đối với  nhân loại, tình yêu của Ngài đối với chúng ta là những tội nhân đáng chết. Vì nếu Ngài không chết thì chúng ta đời đời không được cứu. Chúng ta có nhận biết điều đó không? Chúng ta có nhận biết những tội ác của tôi đã được Chúa nhận lấy như là tội ác của Ngài để mang nó lên thập tự giá chịu án thay cho chúng ta không? Có bao lần bạn phạm tội. Chúa Jesus nói với bạn rằng: “con ơi, con phải giao tội đó cho ta, ta là người phạm tội chịu án để con được trắng án”. Nếu cảm nhận được như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy tình yêu của Đấng Christ là vô cùng cao quí không gì sánh bằng. Chúng ta sẽ không  ngần ngại tận hiến cuộc đời còn lại của mình để sống cho Ngài. Dù biết rằng nếu cho tôi có mười cuộc đời để sống cho Ngài thì cũng không xứng đáng với tình yêu của Ngài đã ban cho tôi, để tôio nhận được sự sống đời đời. Hoàng đế Na-pô-lê-ông đã nói: “Ta đã chinh phục thế giới bằng lưỡi gươm nhưng cuối cùng không một tên lính nào dám chết cho ta. Nhưng Chúa Jesus đã chinh phục thế giới bằng tình yêu của Ngài cho nên hàng tỉ người trong mọi thời đại sẵn sàng chết cho Chúa Jesus”.

Công tác chứng nhân là dẫn nhiều người đến với thập tự giá, đối diện với tình yêu của Chúa Jêsus. Điều quan trọng trước nhất là khi đối diện trước tình yêu đó chúng ta bị chinh phục và được cảm hóa. Mỗi khi nói đến thập tự giá, nói đến tình yêu của Chúa Jesus thì lòng chúng ta lại xúc động một cách sâu xa, đến nỗi phải rơi nước mắt. Ngày nay, có thể có rất nhiều người tích cực đi làm chứng, có rất nhiều người giảng về thập tự giá nhưng lòng họ cứng cỏi, hửng hờ không một chút rung động. Họ nói rất nhiều về thập tự giá nhưng chính họ lại xa lạ với thập tự giá, họ nói rất nhiều về tình yêu của Chúa nhưng họ không bao giờ rung động trước tình yêu đó. Thế thì làm sao có thể làm cảm động đến người nghe? Làm sao có thể dẫn tội nhân đối diện với thập tự giá, đối diện trước tình yêu vô cùng lớn lao của Chúa Jêsus đến nỗi họ bị bắt phục bởi tình yêu ấy? Nếu có người tin Chúa đi chăng nữa thì cũng chỉ đưa họ đến với tổ chức tôn giáo, đến với con người mà thôi.

Khi chưa đối diện với thập tự giá, tôi vẫn thường làm những công tác tôn giáo. Tôi có làm chứng nhưng rất ít người tin, nếu  tin thì họ cũng chẳng được tái sinh. Có thể tôi muốn tôn giáo Tin lành mình đông người hơn, nhưng không hề cảm nhận sự vui mừng vì họ được cứu. Vì sao vậy? Vì tôi chưa ăn năn, chưa bị thập tự giá của Đấng Christ chinh phục, chưa được tái sinh thì làm sao tôi có thể dẫn họ đến sự ăn năn, đến với thập tự giá. Tôi biết mình chỉ là giả hình. Khốn nạn hơn  tôi lấy công tác tôn giáo để che đậy vô số tội lỗi. Tôi khốn khổ và kiêng ăn cầu nguyện thưa với Chúa rằng: "Tại sao con nói về thập tự giá, về tình yêu của Ngài mà con không cảm động được. Con không thể tự mình làm cho  trái tim của con rung động. Chúa ôi! xin Ngài đập vỡ tấm lòng cứng cỏi của con". Cảm tạ Chúa! Ngài mở mắt  để tôi thấy được con người giả hình khủng khiếp của mình. Tôi kinh khủng về những tội lỗi giấu kín. Tôi càng đau đớn hơn nữa tại sao tôi đã biết tình yêu của Chúa mà vẫn cứ sống như thù nghịch với thập tự giá của Ngài, vẫn cứ tiếp tục làm Chúa chịu đau đớn sỉ nhục. Sự đau đớn Ngài gánh chịu trên than thể Ngài chưa đủ để lòng tôi tan vỡ  hay sao? Tôi  ăn năn thật sự, tình yêu của Chúa đã chinh phục lòng tôi. Cả cuộc đời này dâng cho Chúa cũng có nghĩa gì đâu. Dù có 10 cuộc đời dâng cho Ngài cũng không xứng đáng với tình yêu của Chúa Jesus đã ban cho tôi. Và tôi hứa nguyện dâng trọn cuộc đời mình cho Cứu Chúa yêu dấu. Lạy Chúa, xin Ngài sử dụng cuộc đời con. Cảm tạ Chúa! Từ đó tôi luôn nói về thập tự giá và mỗi khi nói đến thì lòng được rung động một cách sâu xa, đến nổi tôi có thể khóc khi nói về Chúa Jesus, nhờ đó mà khiến mọi người cảm nhận được tình yêu của Ngài. Halêlugia!

3 - Sống tận hiến cho Chúa bởi tấm lòng biết ơn.

Lòng biết ơn là động lực giúp chúng ta tận hiến cuộc đời mình cho Chúa. Một người con hiếu thảo, biết kính trọng, báo đáp  ơn nghĩa sinh thành ấy là người con có tấm lòng biết ơn cha mẹ. Cũng vậy để sống cho Chúa thì chúng ta phải có tấm lòng biết ơn. Dù rằng, khi nhận biết tội lỗi của mình, biết vì tình yêu Đấng Christ đã chết trên thập giá thay cho tội lỗi của mình nên chúng ta  đã bằng lòng ăn năn tội, tin Chúa Jesus . Và ngay lúc ấy chúng ta nhận được sự tha tội, nhận được sự cứu rỗi, chúng ta nhận được sự sống đời đời, nhưng chúng ta sẽ không thể sống cho Chúa, không thể tận hiến cuộc đời mình cho Chúa nếu chúng ta không có lòng biết ơn. Như vậy, chỉ có lòng biết ơn mới có thể giúp người nhận ân huệ tình nguyện tận hiến cuộc đời của mình làm chứng nhân cho Chúa Jesus mà thôi.

 

Phúc âm lu-ca 17:11-19 có một câu chuyện kể rằng : Có mười người phung đến với Chúa Jesus xin được chữa lành và tất cả đều được lành, nhưng chỉ có một người quay trở lại sấp mình xuống đất tạ ơn Chúa và ngợi khen Đức Chúa Trời. Chúa Jesus ngạc nhiên hỏi: “Không phải mười người được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu?” Câu hỏi cho thấy: lòng người rất dễ bội ơn. Dân gian có câu : “Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhân, nhân báo oán” . Đó chính là bản chất của con người. Mười người hưởng ơn nhưng chỉ có một người biết ơn quay trở lại để tạ ơn. Phải chăng đó cũng chính là  thực trạng của hội thánh hiện nay. Khi tất cả chúng ta đều được cứu, tất cả chúng ta đã nhận được sự tha tội nhưng bao nhiêu người sống tận hiến cho Chúa?!

 

Tôi muốn kể cho độc giả nghe một câu chuyện rất cảm động. Ai trong chúng ta cũng biết trong thời xã hội theo chế độ nô lệ thì người nô lệ không được hưởng quyền công dân, trong thời điểm đó những ông chủ xem người nô lệ chỉ như con vật. Người ta thường mang nô lệ ra chợ để buôn bán như một món hàng. Một ngày kia có một thương gia đến mua một nô lệ. Sau khi trả giá mua anh xong, thương gia nói với người nô lệ :“Bắt đầu từ hôm nay anh được tự do. Tôi mua anh là để giải phóng cho anh” . Người nô lệ rất ngỡ ngàng nhưng chân vẫn bước theo thương gia này. Đi được một đoạn thương gia thấy người nô lệ ban nãy vẫn đi theo mình, liền nói: “Tôi mua anh là vì tình thương tôi muốn phóng thích cho anh được tự do, anh hiểu không?” Dù vậy người nô lệ vẫn cứ đi theo ông cho đến nhà. Ông thương gia bảo anh đi nhưng anh đến bên quì xuống nài xin rằng: “Thưa chủ, tôi không thấy ông chủ nào tốt hơn ông. Tôi nài xin ông cho tôi được làm nô lệ, được phục vụ chủ, xin chủ hãy tiếp nhận tôi”. Anh ta nài xin tha thiết. Ông chủ động lòng thương và nhận anh phục vụ trong nhà. Nhưng với lòng tốt của chủ anh được ông đối xử như con cái trong nhà.

Ê-sai cũng vậy, sau khi Chúa  tha thứ mọi tội ác của Ê Sai, Chúa nói:“ Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho ta?” Chúa không kêu đích danh Ê sai, nhưng chính Ê sai lại thưa với Chúa rằng: “Có con đây, xin hãy sai con” (Ê-sai 6:8). Chúa không kêu đích danh Ê-sai, không buộc Ê-sai đi  dù rằng ông đã được Chúa tha thứ. Tuy Chúa có quyền bảo ông phải đi nhưng tại sao vậy? Vì Ngài muốn  ở ông có sự tình nguyện .

Thưa các bạn! Chúng ta đã nhận ơn huệ của Chúa quá lớn trên đời sống mình. Nhờ sự hy sinh của Chúa giải cứu chúng ta từ sự chết đời đời qua sự sống đời đời, điều đó há không đủ cảm thúc chúng ta tình nguyện nài xin Chúa sử dụng chính mình hay sao? Tại sao chúng ta vẫn cứ sống cho chính mình? Giá trị đời đời Chúa ban cho chúng ta không có gì so sánh được. Dù chúng ta có bao nhiêu cuộc đời thì vẫn không xứng đáng so với ân huệ Chúa ban cho chúng ta phải không? Tại sao Chúa mãi  kêu gọi mà mỗi chúng ta vẫn không chịu đáp ứng lời kêu gọi của Ngài? Ngài không muốn bắt buộc chúng ta sống cho Ngài. Ngài chỉ muốn ở chúng ta sự tình nguyện tận hiến vì cớ lòng biết ơn Chúa sẳn sàng sống cho Chúa mà thôi.

Mỗi chúng ta rất muốn trở thành chứng nhân thành công cho Tin Lành phải không? Vậy chúng ta hãy tự hỏi: Đã bao lần chúng ta tan vỡ trước tình yêu của Đấng Christ ? Chúng ta có luôn cảm động một cách sâu xa khi nói đến tình yêu của Ngài không? Hãy tha thiết cầu nguyện xin Chúa cho con kinh nghiệm được hết tình yêu của Chúa để con có thể trở thành chứng nhân cho tình yêu đó. Amen!


Đọc tiếp:

III. Nhìn thấy khải tượng.

IV. Có tình yêu thương.

V.Trang bị và kinh nghiệm lời Đức Chúa Trời.

VI.Đời sống cầu nguyện.

VII.Đầy dẫy Đức Thánh Linh.

------> Phần 2: CHỨNG ĐẠO

 

 
VIDEO
HÌNH ẢNH NỔI BẬT





























 
thiet ke web thiet ke website web gia re lam web dep thiet ke web pro thiet ke web chuyen nghiep website gia re thiet ke website gia re thiet ke website chuyen nghiep thiet ke website pro thiet ke web gia re website chuyen nghiep web chuyen nghiep website web web site cong ty thiet ke web web 100$ website free web free website mien phi web mien phi cho thue xe thue xe can thue xe xe du lich thue xe du lich thue xe gia re thue xe hoi thue xe hoa thue xe cuoi thue xe du lich dich vu thue xe thue xe dich vu thue xe tu lai thue xe co tai thue xe thang hop dong thue xe cho thue xe gia re thue xe doi moi thue xe toyota thue xe ford thue xe camry thue xe honda sua may tinh sua laptop sua chua may tinh sua may tinh gia re bao tri may tinh bao tri mang bao tri he thong sua may tinh tai nha sua may tinh tan noi thiet ke mang thi cong mang mang wifi trien khai he thong mang may tinh may tinh IBM may tinh bo may tinh de ban nuskin my viet nuskin viet nam nuskin may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat