HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0918148410

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay521
mod_vvisit_counterHôm qua215
mod_vvisit_counterTuần này521
mod_vvisit_counterTuần trước890
mod_vvisit_counterTháng này4179
mod_vvisit_counterTháng trước9497
mod_vvisit_counterTất cả917761

Hiện có: 19 khách trực tuyến

ĐẠO CÔNG GIÁO

Nguyên Tắc Chung Chứng Đạo Cho Người Theo Đạo Công Giáo:

1. Phải có sự hòa giải. Tìm những điểm chung để tạo sự thông cảm như: Cùng thờ Ba Ngôi Thiên Chúa, là con chiên của Chúa. Tin Kinh Thánh (Phúc âm) là Lời của Chúa. (Ma-thi-ơ 7:24-27, Giăng 10:27). Nên dùng Kinh thánh của Công Giáo.

2. Tránh khích bác, tranh luận (vì họ cũng có những lý luận tôn giáo) (II. Cô 10:4,5; I Ti 6:4,5).

3. Phải đi sát với Kinh Thánh, mọi vấn đề phải có Kinh Thánh chứng minh (đòi hỏi chứng nhân có Kinh Thánh trong tay). Trưng dẫn Kinh Thánh một cách chính xác.

4. Làm chứng cho người Công giáo trong tinh thần học hỏi Lời Chúa. Không nên có tinh thần lên án (vì chính mình cũng cần ăn năn, sửa sai khi học lời Chúa).

5. Luôn luôn bám chặc mục tiêu dẫn họ đến với Jesus để nhận được sự cứu rỗi.

6. Nên dùng những từ ngữ của người Công giáo thường dùng để tạo sự gần gũi, dễ hiểu. Như  Chúa Ki-tô, Phê-rô, Ma-ri-a  v.v... nhờ đó họ không cảm thấy có sự cách biệt về ngôn ngữ.

CÔNG GIÁO CÓ CHÍN ĐỜI GIÁO HOÀNG CẤM GIÁO DÂN ĐỌC KINH THÁNH !

1. Giáo hoàng HILLDEBRAND (1049-1094)

2. Giáo hoàng INNOCENTO III (1198-1216)

3. Giáo hoàng GREGORI IX      (1227-1241)

4. Giáo hoàng PHAOLO IX        (1555-1559)

5. Giáo hoàng CLEMENTO XI   (1700-1721)

6. Giáo hoàng LEON XI              (1821-1829)

7. Giáo hoàng PIO VIII               (1829-1830)

8. Giáo hoàng GREGORI XVII   (1831-1848)

9. Giáo hoàng PIO IX                  (1846-1878)

CÓ BA PHẦN CHÍNH ĐỂ TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO:

A. GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ SỰ THỜ PHƯỢNG

1.GIÁO HOÀNG LÀ ĐẦU GIÁO HỘI

Chế độ giáo hoàng có từ thế kỷ 4 sau Chúa khi hoàng đế La mã Constantine qui đạo, Cơ Đốc giáo trở nên quốc giáo thì trong giáo hội có sự tranh quyền lãnh đạo. Bầu lên giáo hoàng theo chế độ phong kiến. Giáo hoàng được tôn sùng như Chúa, gọi là Đức Thánh Cha, vô ngộ, rồi phong Phê-rô là giáo hoàng đầu tiên để cai trị cả thế gian, được Chúa giao chìa khóa nước thiên đàng, có quyền mở hoặc đóng, có quyền tha tội hay không tha. Quyền ấy giao lại cho các giáo hoàng kế vị.

Giải đáp:

- Kinh Thánh chép: "Chúa KI-TÔ là đầu Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể của Ngài"

(Ê-phê-sô 5:23, I Cô-rinh-tô 12:27).

- PHÊ-RÔ không phải là giáo hoàng.

"Vậy Ta bảo: Con là ĐÁ (petros) viên đá. Trên đá này, Ta sẽ xây (Hội Thánh) giáo hội Ta và sức mạnh của hỏa ngục cũng sẽ không phá được. Ta sẽ giao cho con chìa khóa nước trời, điều gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc. Điều gì con tha dưới đất, trên trời cũng tha" (Ma-thi-ơ 16:18,19).

Hội Thánh là một tòa nhà thiêng liêng được Chúa Ki-tô phán là: “ta sẽ xây dựng Hội Thánh ta”, Phê-rô là người tuyên xưng Đức Chúa Jesus đầu tiên cho nên trở nên viên đá (petros) đầu tiên trong tòa nhà, mà qua ông có những viên đá khác được cất lên. Bằng chứng là khi ông viết thư gởi cho mọi tín hữu, ông viết: "Chính anh chị em cũng phải là những VIÊN ĐÁ sống động, được dùng vào việc xây dựng nhà thiêng liêng ..." (I Phêrô 2:5).

1.A- Danh xưng ĐỨC THÁNH CHA: Chỉ dùng cho chúng ta xưng cùng Thiên Chúa, dùng cho con người là phạm thượng. "Đừng gọi ai ở dưới đất là CHA, anh em chỉ có một CHA là CHA ở trên trời". (Ma-thi-ơ 23:9). Con người với nhau chỉ là anh em. Hội Thánh đầu tiên không ai gọi Phê-rô là Cha, họ xưng hô là anh em (Công vụ 15:3). Phao-lô nói với Phê-rô rằng: "Nếu anh là người Giu-đa, mà anh ở theo cách dân ngoại, không theo cách người Giu-đa, thì làm sao anh ép dân ngoại phải theo thói Giu-đa" (Ga-la-ti 2:14b).

Vô ngộ: Phê-rô cũng có những sai lầm (Ga-la-ti 2:14)

1.B- QUYỀN THA TỘI VÀ BUỘC TỘI: Giáo hội dạy: Quyền tha tội được Đức Chúa Jesus giao lại cho các Giáo Hoàng và các linh mục.

Đối chiếu với Kinh Thánh dạy:

Phê-rô và các môn đồ không bao giờ bảo người khác đến cho họ tha tội hay làm phép giải tội.

* Phê-rô nói: "AI TIN NGÀI (Jesus) thì sẽ nhờ danh Ngài mà được tha tội" (Công vụ 10:43b).

Chỉ có Thiên Chúa là Đấng có quyền tha tội (Mác 2:6b). Xưng tội với Chúa: Chúa dạy trong bài cầu nguyện chung: "Xin Cha tha tội cho chúng con..." (Ma-thi-ơ 6:6,12).

Gương người thâu thuế xưng tội (Luca 18:13).

1.C- QUYỀN MỞ VÀ ĐÓNG LÀ QUYỀN RAO GIẢNG TIN MỪNG: Chúa Jesus phán: "Người ta sẽ nhân danh Ngài, sự ăn năn và ơn tha tội sẽ được RAO GIẢNG khắp các dân..." (Lu 24:47).

* Phê-rô nói: "Ngài lại truyền cho chúng tôi RAO GIẢNG cho dân chúng... Ai tin Ngài mà nhờ danh Ngài mà được khỏi tội" (Công vụ 10:42,43).

* Phê-rô đã giảng tin mừng, ông đã mở cửa cho 3.000 người bước vào thiên đàng và rất nhiều. Hành động không rao giảng là đóng cửa thiên đàng (Ma-thi-ơ 23:13).

e. Quyền MỞ, ĐÓNG nước thiên đàng là quyền CẦU NGUYỆN (Luca 11:9,10; Ê-phê-sô 6:19, Cô-lô-se 4:3,4).


2. SỰ THỜ PHƯỢNG

2.A – SỰ THỜ HÌNH TƯỢNG:

Người Công giáo thờ Chúa bằng hình tượng, họ tạc rất nhiều hình tượng và tin được linh khi có Cha làm phép.

* Điều răn thứ II: "Chớ tạo hình tượng gì trên trời, dưới đất hay ở trong nước. "CHỚ THỜ LẠY CÁC HÌNH TƯỢNG ĐÓ" (Xuất 20:4,5). So sánh 10 điều răn của Kinh Thánh và của Giáo hội:

KINH THÁNH

1. Trước mặt ta ngươi chớ có thần khác.

2. Chớ làm tượng chạm trên trời, dưới đất và trong nước dưới đất, chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó.

3. Chớ lấy danh Gia-vê Thiên Chúa làm chơi.

4. Hãy nhớ ngày nghỉ để làm lên ngày Thánh.

5. Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi hầu cho ngươi được sống lâu trên đất .

6. Chớ giết người.

7. Chớ phạm tà dâm.

8. Chớ trộm cắp.

9. Chớ làm chứng dối.

10. Chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người hoặc tôi trai, tớ gái hay bò lừa thuộc về kẻ lân cận ngươi.

GIÁO HỘI ( 10 Điều răn của Giáo hội Công giáo)

1. Thờ Chúa trên hết mọi sự.

2. Chớ kêu tên Chúa vô cớ.

3. Giữ ngày chúa nhật.

4. Thảo kính cha mẹ.

5. Chớ giết người.

6. Chớ phạm dâm dục.

7. Chớ trộm cắp.

8. Chớ làm chứng dối.

9. Chớ muốn vợ chồng người.

10. Chớ tham của người.

Chú ý: * Trong 10 điều răn của giáo lý Công giáo, họ bỏ điều răn thứ 2 là điều cấm thờ hình tượng và chia điều răn thứ 10 ra làm hai :

9. Chớ muốn vợ chồng người và 10. Chớ tham của người.

Trong Kinh Thánh đây là TỘI THAM LAM chỉ có 1 câu 17 được liên kết bởi các liên từ như “Hoặc” như sau :

Điều 10: "Con chớ tham muốn nhà cửa người khác, chớ thèm muốn vợ người, hoặc tôi tớ trai, tôi tớ gái, bò lừa hoặc bất cứ vật gì của người khác" (Xuất 20:17).

Lý do Chúa cấm thờ hình tượng:

* Vì hình tượng là do người nặn ra, là đất, đá, gỗ, vật vô tri "Ai làm và nhờ cậy nó thì đều giống như nó" (Thi 115:3-8, Ê-sai 40:1-31).

* Không được phép so sánh Chúa với hình tượng (Xuất 20:23, Thi 96:5, Công vụ 17:29).

* Hình phạt cho kẻ thờ phượng (Khải 21:8).

2.B- ĐỀN THỜ VÀ TRANG THỜ:

Người Công giáo tin Chúa ngự tại đền thờ và trang thờ, muốn thờ phượng hay cầu kinh phải hướng về trang thờ.

LỜI CHÚA DẠY:

* Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ và vạn vật, là Chúa trời đất. Chúa không ngự trong các đền đài do tay loài người xây cất" (Công vụ 17:24).

* Nơi đền thờ Thiên Chúa ngự là tại tấm lòng (I Cô-rinh-tô 3:16,17).

* Khi người đàn bà Sa-ma-ri hỏi Chúa Jesus: “ Tổ phụ chúng tôi thờ Chúa trên hòn núi này, còn các ông thì nói nơi đáng thờ lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem. Như vậy chổ nào có Chúa. Chúa Jesus đáp: “Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, còn chúng ta thờ lạy sự chúng ta biết…Sự thờ phượng không còn trên hòn núi này, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem…Thiên Chúa là Thần nên ai thờ Ngài phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4:20-24)

* Chúng ta cho người Công giáo biết là họ chưa có Chúa ngự trong lòng vì:

- Chưa mời Chúa Jesus ngự trị vào lòng mình.

- Còn tin vào sự hiện diện của Chúa trong hình tượng, trên bàn thờ vật chất.

Cho nên sự thờ phượng đó Chúa Jesus gọi là sự thờ phượng thiếu hiểu biết.

2.C –  LẬP BÀN THỜ CÁC THÁNH:

* Điều răn I: "Con không được thờ các thần khác trước mặt Ta" (Xuất 20:3).

Chúa phán: "Con phải thờ phượng Thiên Chúa là Chúa con và chỉ phụng sự một mình Ngài" (Ma-thi-ơ 4:10).

* Các thánh đồ không bao giờ cho phép ai thờ lạy mình.

* Phê-rô ngăn cản Cọt-nây lạy mình: "Xin ông đứng dậy, tôi cũng chỉ là một người mà thôi" (Công vụ 10:26).

* Phao-lô khi thấy đoàn dân tại Li-cao-ni kết tràng hoa lễ bái 2 sứ đồ. Kinh Thánh chép: "Hai ông liền xé áo ra, vội chạy đến với đám đông và kêu lên rằng: Các bạn, các bạn làm gì vậy, chúng tôi cũng chỉ là người như các bạn ..." (Công 14:13-15).

* Các thánh rất run sợ khi thấy ai lạy mình, vì không dám dành sự vinh hiển của Chúa. Như vậy, ngày nay tại sao chúng ta lập bàn thờ ? (Nếu các thánh thấy được như vậy thì họ đập bể dẹp sạch hết như Phao-lô đã làm).

* Có một số người lý luận là họ kính chớ đâu có thờ. Hãy hỏi họ: Đặt hình tượng trên bàn, vậy gọi là bàn gì? Là bàn thờ thôi. Đó chỉ là lý luận bào chữa.

2.D – GIAI CẤP TRUNG GIAN CẦU BẦU:

Người Công giáo được dạy, con người tội lỗi không đến được Thiên Chúa thánh khiết cho nên phải qua Đức Mẹ, các thánh, cầu bầu lên cùng Thiên Chúa. Chỉ có Đức Mẹ, Các Thánh là con người mới thông cảm cho con người để cầu thay lên cùng Thiên Chúa.

  • Trong thời Cựu Ước: phải có giai cấp trung gian là thầy tư tế (tế lễ). Đền thờ chia làm 3 phần: Phần ngoài là hành lang, phần giữa là NƠI THÁNH (nơi dâng tế lễ), phần trong cùng là NƠI CHÍ THÁNH (Thiên Chúa ngự) được ngăn cách bằng một bức màn.

  • Trong thời Tân Ước: Bức màn ngăn cách bị XÉ LÀM HAI từ trên xuống dưới, khi Chúa Jêsus trút hơi thở cuối cùng (Ma-thi-ơ 27:51, Mác 15:36).

+ Ý nghĩa: Không còn sự ngăn cách giữa loài người với Thiên Chúa nhờ sự chết của Chúa Ki-tô.

* Chúa Jesus là Đấng duy nhất làm trung gian giữa loài người với Thiên Chúa (I Ti-mô-thê 2:5).

* Chúa Jêsus là Thầy Tư tế thượng phẩm, Đấng cầu thay: (Rô-ma 8:34, Hê-bê-rơ 7:25). Vì Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người, để thông cảm nỗi khổ của con người để cầu thay. Khi Ngài còn tại thế, Ngài Giáng sinh vào chuồng lừa, nơi mọi người nghèo khổ, bần cùng có thể đến với Ngài được. Khi Ngài đi giảng đạo, Ngài thường ăn chung với kẻ có tội. Ngài đã biết hết tư tưởng của loài người. Khi Ngài thăng thiên Ngài phán rằng: “Ta chẳng để các ngươi mồ côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi” (Gioan 14:18). Như vậy Chúa Jesus mới là người thông cảm, hiểu chúng ta nhất. Chứ con người làm sao hiểu được nội tâm của người khác?.

LỜI CHÚA DẠY :

* Hãy nhân danh Chúa Jêsus cầu nguyện.

* Hãy nhờ Ngài mà đến gần Thiên Chúa (Gia 4:8, I Phi 2:3,4).

* Nhờ huyết Chúa Kitô để đến gần Thiên Chúa (Hê 10:19).

* Cầu nguyện với Chúa vì Ngài hiện diện khắp mọi nơi (các thánh không hiện diện khắp mọi nơi), cho nên sự cầu nguyện các thánh là vô ích. Có một nghịch lý là người Công Giáo nhờ các thánh không có mặt ở đó để xin chuyển lời cầu nguyện của họ đến với Chúa Jesus, là Đấng ở bên họ. Chúng ta nghĩ như thế nào về hành động đó. Thật buồn cười. Chúa dạy về sự cầu nguyện: Ma-thi-ơ 6:6, Phi-líp 4:6. Đối diện với Chúa.

* Nếu có người khác làm trung gian giữa Chúa với con người chứng tỏ chúng ta còn xa cách Chúa. Ví dụ: Người bạn ở xa nên nhờ người khác làm trung gian. Mác 7:7 chép "dân nầy lấy môi miếng tôn kính ta nhưng lòng chúng nó cách xa ta lắm”

Nếu giáo hội dạy cần có giai cấp trung gian để cầu bầu thì:

* Họ đã kéo bức màn lại mà Chúa phải đổ máu để xé ra (Yoan 23:13). Họ vô hiệu hóa thập tự giá của Chúa Jesus (Êph 2:14-16), là Đấng có đủ thẩm quyền đem con người lại gần Thiên Chúa.

* Họ đã tôn sùng con người, tin cậy và tạ ơn con người. Giáo hội đã xem thường chức vụ cầu thay của Chúa Jesus (nếu người Công giáo cầu các thánh thì tạ ơn các thánh, danh Chúa không được vinh hiển) (Yoan 14:13).

2.E – ĐỌC KINH:

Người Công giáo dạy việc đọc kinh thay cho cầu nguyện bằng những bài soạn sẵn, đọc càng nhiều càng tốt (1 câu kinh có thể đọc ê a đến 50 lần hay luôn luôn), lần hạt để tính số lần đọc kinh. Chúa không cho phép: "Khi các ngươi cầu nguyện, chớ dùng những lời lặp đi lặp lại như người ngoại (các tôn giáo tụng kinh), vì họ tưởng lời mình nói nhiều thì được nhậm" (Ma-thi-ơ 6:7).

* Mỗi người có mỗi nhu cầu khác nhau, cầu nguyện là Chúa muốn chúng ta trình nhu cầu đó (Phi-líp 4:6,7).

* Con nói chuyện với cha đâu cần bài diễn văn. (nếu nhờ người soạn thư sẵn rồi in hàng chục bức thư gửi về cho cha thì làm sao chấp nhận được).

* Nếu con xin cha hoài một nhu cầu nào đó. Nói liên tục 50,70 lần  thì sao chịu được.

2.F – ĂN CỦA CÚNG HÌNH TƯỢNG:

Sau cộng đồng Vatican II, giáo hoàng mở rộng cho cúng lạy người chết (nhang đèn như người ngoại), cho ăn của cúng hình tượng (trước cộng đồng ai thực hiện, ăn uống của cúng là phạm tội trọng, dứt phép thông công).

Theo Kinh Thánh dạy :

* Thiên Chúa gớm ghiếc hình tượng, tà thần (Phục 7:25)

* Của cúng hình tượng là cúng các quỉ chứ không phải đối với Thiên Chúa. Ai ăn của cúng là thông đồng với các quỉ (I. Cô 10:19,20).

* Cấm ăn của cúng hình tượng (I. Cô 10:28).

* Ăn của cúng là TÀ DÂM với ma quỉ (I. Cô 10:21,22 & Khải 2:10-12).

* Hình phạt cho kẻ ăn của cúng hình tượng (Khải 2:10-22). Chúng ta vâng lời giáo hội hay vâng Lời Chúa? (Math 7:21, 24-26). Mở rộng chỉ dẫn đến sự hư mất thì thật nguy hiểm (Math 7:13,14).

2.G – ÁP DỤNG CHỦ NGHĨA ĐỘC THÂN:

Người Công giáo cho rằng linh mục là hiến thân cho Chúa. Để giữ sự thánh khiết cho nên giáo hoàng cấm tu sĩ lập gia đình, họ quan niệm sự chung đụng thể xác là phàm tục. Tu sĩ phải diệt dục, vả lại có gia đình chỉ lo việc đời (luật ban hành năm 1123).

LỜI CHÚA DẠY :

Việc sống độc thân như Phaolô là điều tự nguyện nhưng không phải là luật giáo hội buộc

(I.Cô 9:5).

* Loài người ở một mình thì không tốt (Sáng 2:18, Truyền đạo 4:9).

* Hôn nhân là luật thánh do Thiên Chúa thiết lập (Sáng 2:18-24) không được phép cho đó là phàm tục.

* Mọi người phải tôn trọng hôn nhân (Hêb 13:4).

* Hôn nhân là nhu cầu của con người mà Thiên Chúa ban.

* Các vị tông đồ, Phêrô cũng đã có gia đình cùng đi khắp nơi để phục vụ Chúa (I. Cô 9:5).

* Qui định của Kinh Thánh về chức vụ giám mục (I Ti 3:1-7):

* Là chồng chỉ một vợ (chỉ kết hôn một lần).

* Phải biết cai trị nhà mình, dạy con cái cho vâng phục, xứng đáng (câu 4).

* Không biết cai trị nhà riêng mình thì làm sao cai trị Hội Thánh (câu 5).

* Luật CẤM CƯỚI GẢ bị Chúa lên án là đạo lý của quỉ dữ, chỉ là giả hình của kẻ có lương tâm đã lì (I. Ti 4:1-3). Vì lý do: Chống lại với qui luật tự nhiên, dễ dẫn đến phạm tội tư tưởng, hành động cách giả dối.

Ví dụ: Có những gương thực tế (I. Cô 7:9).

B. CÁC PHÉP BÍ TÍCH

Giáo hội Công giáo La mã dạy có 7 phép bí tích được thực hiện bởi các linh mục cho giáo dân. Chúng ta nêu một số không đúng với Kinh Thánh.

1 – LỄ RỬA TỘI: Họ cho lễ Báptem (baptino) là lễ rửa tội. Hình thức: Linh mục lấy nước rảy hoặc đổ một ít trên đầu người chịu lễ. Giáo hội Công giáo dạy rằng: Qua bí tích này (thanh tẩy) tẩy sạch mọi tội tổ tông, mọi tội lỗi.

Đối chiếu với Kinh Thánh:

* Lễ Báptem không phải là lễ rửa tội. Vì không nước thánh hoặc nước sông nào có thể rửa sạch Tội lỗi chúng ta (tội tổ tông, tội của mình). Chỉ được rửa sạch bởi huyết Đức Chúa Jêsus Kitô mà thôi (I.Yn 1:7, I.Phêrô 1:18,19).

* Nhờ ăn năn tội và tin vào huyết Chúa Kitô (Yn 3:16-18, I. Yn 1:9, Hê 9:12-14). Nước trần gian không rửa được tội lỗi (Hêb 9:12b).

* Lễ Báptem ý nghĩa là lễ quyết định công xưng đức tin và từ bỏ đường cũ, cam kết đồng chết, đồng sống với Chúa trọn đời (Rôma 6:3,4. Côl 2:12).

* Hình thức như Kinh Thánh, đúng với ý nghĩa của chữ BAPTIST (baptino) là DÌM MÌNH XUỐNG NƯỚC. Để bày tỏ ý nghĩa trên, Chúa Jêsus đã chịu phép báptem làm dưới sông Giô-đanh (Math 3:6,13). Cho nên làm báptem phải làm ở chổ có nước. Không thể dùng hình thức cựu ước, tức là lấy chụm kinh giới nhúng vào huyết rảy vào của lễ. Ngày nay, vẫn có một số giáo hội cải chánh truyền thống vẫn dùng hình thức này. Nhưng điều này không đúng với kinh thánh.

2- PHÉP GIẢI TỘI:

Giáo hội Công giáo dạy muốn được tha tội thì phải xưng tội với linh mục và chỉ có linh mục mới có quyền làm phép giải tội, nếu không, thì tội không được tha, họ căn cứ vào câu Kinh Thánh Math 16:19. 18:18. Lễ này được thực hiện mỗi tuần hoặc trước ngày lễ trọng như thương khó, phục sinh.

Đối chiếu với Kinh Thánh :

Các tông đồ không bảo ai đến xưng tội với mình để được giải tội (Công 10:42,43. Rô 10:13). Họ chỉ giảng để mọi người ăn năn với Chúa (Công 14:15).

* Hình thức ăn năn để được tha tội :

* Xưng tội mình với Chúa là Đấng ở khắp mọi nơi (I. Yn 1:9. Math 6:6,12).

* Xưng tội và đền bù với người mình phạm (Math 5:23,24. Luca 19:8).

* Phải quyết chí từ bỏ tội (Lu 3:8).

Gương xưng tội:

* Đavít: ăn năn với Chúa. Thi 51

* Người thâu thuế: nói trực tiếp với Chúa. Luca 18:13.

Chỉ có Chúa là Đấng có quyền tha tội (Mác 2:7-10)

* Người Công giáo đã làm cho đức tin của giáo dân nương dựa nơi con người. Họ chỉ biết Cha (linh mục), nếu không có linh mục, họ không được tha tội.

* Một tuần, một năm xưng một lần thì làm sao nhớ hết tội mình. Điều đó chỉ là hình thức chung chung.

* Họ chỉ đến với con người (cũng tội lỗi) và khiến cho giáo dân tôn sùng linh mục.

3 – LỄ CẦU HỒN:

Giáo hội Công giáo dạy rằng bên cạnh Thiên đàng và Địa ngục, còn có ngục luyện tội, là nơi của người chết trong giáo hội ở để chịu luyện đau khổ trong ngục vì tội mình đã phạm. Muốn thu ngắn thời gian ở ngục luyện tội cho người quá cố, thì người còn sống phải bỏ tiền ra xin lễ cầu hồn, LINH HỒN ẤY ĐƯỢC BUỘC HAY MỞ TÙY THUỘC VÀO TIỀN XIN LỄ (cúng) NHIỀU HAY ÍT (?!!!).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

Không có chỗ nào trong Kinh Thánh chép về ngục luyện tội. Kinh Thánh mô tả chỉ có 2 nơi ở của người sau khi chết :

* Thiên đàng: Cho người tin nhận Chúa được tha tội (Khải 21:2-7. Gi 14:2,3. I Phêrô 1:3-9).

* Địa ngục: Cho người không tin Chúa tội chưa được tha (Gi 3:36, Khải 20:15. 21:8).

Chúa Jêsus phán chỉ có 2 nơi: Thiên đàng và Địa ngục  trong câu chuyện người giàu và Laxarơ (Lu 16:19-30).

* Ở địa ngục không hưởng ân huệ nào (câu 24,25).

* Lời cầu xin không được nhậm (24-31).

* Ra khỏi địa ngục tùy thuộc vào sự ăn năn lúc còn sống (câu 29-31).

* Luật công bình của Thiên Chúa: "Linh hồn cha cũng như linh hồn con, linh hồn nào phạm tội thì phải chết" (Êxêchiên 18:4, Gi 3:36). Tin nhận Chúa Kitô là thoát ra khỏi đoán phạt và được sự sống đời đời (Gi 3:16, Rô 5:1,9. 8:1). Giáo hội đặt ra ngục luyện tội để qua đó thu tiền làm lợi như đã làm bùa xóa tội để bán kiếm tiền xây đền thờ thánh Phêrô ở thời trung cổ (thời kỳ hắc ám).

* Sự cứu rỗi không nhờ tiền mua được (I. Phê 1:18). Giáo hội dạy như vậy thì người giàu có tiền xin lễ được vào hết còn nghèo thì làm sao vào được? Không, Chúa dạy: "Người giàu vào nước Thiên đàng khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim" (Lu 18:24,25). Phêrô trả lời: "Tiền bạc ngươi hãy hư mất với ngươi. Vì ngươi tưởng lấy tiền bạc mua được sự ban cho của Thiên Chúa" (Công 8:20). Phêrô không có tiền, không lợi dụng làm tiền (Công 3:6). Sự cứu rỗi ban cho cách nhưng không (Êph 1:6,7), vì Chúa Jêsus đã trả xong mọi tội của con người trên thập tự giá.

Trong niềm tin cơ đốc giáo Lễ cầu hồn rất nguy hiểm, có ý nghĩa khiến không ai được vào Thiên đàng vì:

* Không tin sự chết của Chúa có đủ thẩm quyền cứu con người ra khỏi địa ngục.

* Không tin Kinh Thánh phán.

* Khiến cho người ta nhờ cậy nơi con người.

* Khiến cho người ta cậy nơi tiền bạc.

* Không lo ăn năn khi còn sống vì hy vọng sau khi chết sẽ được lên Thiên đàng vì chỉ cần có TIỀN xin lễ cầu hồn.

Chúa dạy: “ Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con một của Ngài. Hầu cho hễ AI TIN CON ẤY. Không bị hư mất mà được sự sống đời đời” ( Gioan 3:16)

* Lời của Đức giáo hoàng Phaolô VI trả lời với Mục sư Billy Graham: "Tôi không biết mình có được vào Thiên đàng không, nếu có được cũng cần nhờ 500 triệu giáo dân cầu cho tôi". Nếu  là Giáo Hoàng mà không biết chắc được vào thiên đàng, phải cần nhờ đến 500 triệu giáo dân cầu cho ông, như vậy thì ai được vào Thiên đàng?

Chúng ta hãy tích cực truyền giảng Phúc Âm, xin Chúa mở mắt cho người Công giáo. Họ tin vào Chúa Jesus để nhận được sự cứu rỗi.

4 –LỄ MI-SA: (rước mình thánh Chúa)

Giáo hội Công giáo dạy rằng: Bánh trong tay của linh mục khi làm lễ sẽ biến thành thịt thật của Chúa (biến thể thuyết). Lễ Misa được thiết lập năm 1100, biến thể thuyết 1215, giáo dân không được dùng chén năm 1415.

Đối chiếu với Kinh Thánh :

Lễ Tiệc Thánh Chúa lập trong bữa ăn cuối cùng với các môn đồ nhằm mục đích :

* ĐỂ NHỚ ĐẾN CHÚA. Tức để suy niệm tình yêu của Ngài (Lu 22:29. I. Cô 11:25). Miếng bánh, nước nho chỉ là hình cụ tượng trưng. Buổi lễ Tiệc Thánh của Chúa lập, Chúa chỉ dùng để tượng trưng, chứ không phải thịt, huyết thật của Chúa, vì lúc bấy giờ Chúa chưa chết. Phaolô cầm bánh bẻ ra vẫn là bánh, nước nho vẫn là nước nho, chứ không biến thành thịt, huyết thật. Đến bây giờ miếng bánh của linh mục cầm vẫn là bánh, nếu tin thành thịt thật thì chúng ta ăn thịt người sao?

Năm 1415 đến nay giáo hội không cho giáo dân uống chén là không vâng mạng lệnh Chúa truyền (I. Cô 11:23-26). Giáo hội Công giáo tin rằng: Mỗi lần linh mục đứng dâng thánh lễ Misa là một lần Chúa chết lại, thành một của lễ mà linh mục đứng dâng, như thời Cựu Ước, thầy tư tế dâng của lễ chiên, bò, dê, bồ câu nhiều lần theo qui định luật pháp.

* Thời Tân Ước, Chúa Jêsus là của lễ chuộc tội đời đời được dâng MỘT LẦN ĐỦ CẢ, điều này Kinh Thánh nhắc lại nhiều lần (Hê 7:27. 9:12,26,27. 10:10).

* Chúa Jêsus trở nên thầy tư tế đời đời, không cần ai làm người dâng của lễ nữa (Hê 4:14. 7:24-27).

C. TÔN SÙNG MARIA

Chúng ta phải xác định Maria mà người Công giáo thờ phượng, suy tôn không phải là Maria thật mà Kinh Thánh chép. Suốt dòng lịch sử, giáo hội đã vẽ ra một Đức Mẹ để suy tôn trên cả Thiên Chúa Ba Ngôi như mẹ Thiên Chúa, "Nữ vương trời đất, trung tâm vũ trụ" v.v... Giáo hội đã dạy và làm một điều mà ngay cả Maria không dám nghĩ, không dám nhận trước mặt Thiên Chúa.

Trong cuốn "MARIA HỌC THUYẾT" của linh mục Trần Đức Huân viết và xuất bản năm 1957. Chúng ta trích nguyên văn để làm bằng chứng, khảo sát lý do sự suy tôn đó, để đối chiếu với Kinh Thánh :

1.MẸ THIÊN CHÚA (Hội nghị HIPPOLITE năm 255)

GIÁO HỘI DẠY: "Đức Mẹ là thân thích với Chúa Cha, cùng sinh Con với Chúa Cha".

"Đức Mẹ, đấng Chúa chọn và đặt làm mẹ Thiên Chúa, mẹ đồng trinh, mẹ cực thánh, cực lành...".

"Đức mẹ thân thuộc với Chúa 3 ngôi... Chức THÁNH MẪU, chức cao trọng BẰNG 3 NGÔI THIÊN CHÚA..." (trang 44-50).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

- Chúng ta xác nhận Maria là mẹ về phần xác của Chúa Jêsus, là người được ơn, người được Chúa dùng, người là tạo vật của Thiên Chúa.

- Lời Maria xác nhận :"Hồn tôi tôn dương Chúa, thần khí tôi nhảy mừng Thiên Chúa, là ĐẤNG CỨU CHUỘC TÔI. Ngài đã đoái đến thân phận HÈN MỌN TỚ NỮ của Ngài..." (Lu 1:46-48).

- Chúa hóa nước thành rượu (Gioan 2:1-12)

- Lời xác nhận của Chúa Jêsus:

- Nói về nhân tánh thì Ngài vâng phục cha mẹ (Lu 3:54), nói về Thần tánh thì Ngài là Thiên Chúa, không có liên hệ gì với Maria, chính vì vậy mà Chúa Jesus nói với Maria rằng: "Hỡi bà kia, Ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ Ta chưa đến" (Gi 2:4). Chúa nói với Maria với tư cách của Đấng tạo hóa nói với vật thọ tạo (Gi 1:3). Vì phép lạ liên quan đến Thần tánh của Thiên Chúa. Sau đó chính Maria cũng bảo người hầu bàn phải vâng Lời Chúa cũng hàm ý là đừng đến với bà nữa. (Gi 2:3).

- Chúa hỏi: Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta? (Math 12:47,48). Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, thì ai là người sinh ra Thiên Chúa? Giáo hội xưng MẸ THIÊN CHÚA là nghịch lý.

2. MẸ ĐẦY ƠN PHÚC

Giáo hội dạy: "Ta hết thảy là các chi thể trong mình mầu nhiệm Đức Kitô: Thiên Chúa là đầu, Đức mẹ là CỔ, Hội Thánh là MÌNH, Chúa ban cho Đức mẹ đầy ơn phúc, mục đích để Đức mẹ đổ tràn xuống cho hết thảy mọi người" (trang 22).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Trong Kinh Thánh chỉ gọi Đấng Kitô là đầu, Hội Thánh là thân thể Ngài (Êph 5:23), không bao giờ gọi Mari là CỔ.

* Maria được hưởng phước, nhưng một ngày kia khi Chúa đang giảng có người khen Đức mẹ có phước, nhưng Chúa Jêsus phán rằng: "Kẻ nào nghe và giữ lời Thiên Chúa còn có phước hơn" (Lu 11:27,28). Như vậy, nếu chúng ta làm theo Lời Chúa, chúng ta có phước hơn, vì Thiên Chúa là Đấng ban phước cho chúng ta (Êph 1:3, Thi 16:2).

3. ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH (Cộng đồng 533)

Giáo hội dạy:

"Ngợi khen Thánh Mẫu Đồng trinh, tiết trinh vẫn giữ, thân hình chẳng dơ".

"Đấng đến cứu vớt sự đồi bại của ta, mà khi hy sinh ra, há để đức trinh khiết mẹ mình bị nhơ nhớp".

"Nếu Đức mẹ không đồng trinh trọn đời thì LÀM NHỤC cho Chúa Thánh thần là cung điện của Người" (trang 39-40).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Những lời nói trên đây chứng tỏ giáo hội cho hôn nhân là dơ dáy, đồi bại ...  Vậy Thiên Chúa làm ô uế con người vì Ngài ban hôn nhân sao? "Mọi người phải tôn trọng hôn nhân" (Hê 1:4).

* Hôn nhân là luật thánh của Thiên Chúa kết hiệp cho loài người, vì thấy loài người ở một mình không tốt (Sáng 2:18-24).

* CHÚNG TA VẪN TIN CHÚA JÊSUS ĐƯỢC SINH BỞI NGƯỜI NỮ ĐỒNG TRINH, nhưng Maria không đồng trinh trọn đời, vì Chúa kết hiệp Giuse với Mari là vợ chồng. Chúa bảo Giuse đem vợ về với mình (Math 1:20).

 

- Không ăn ở cho ĐẾN KHI … (Math 1:25): Ông bà không ăn ở ( tức là quan hệ tình dục vợ chồng) cho đến khi sanh con, tức là có một thời gian giới hạn.

- Người sinh con trai ĐẦU LÒNG (Luc 2:6), CON ĐẦU LÒNG chứ không phải con một, con độc nhất. Chứng tỏ Ma-ri vẫn có con khác. Chúa Jesus đối với Thiên Chúa là Con Độc nhất.

- Chúa Jêsus vẫn có ANH EM (Math 13:55;12:46). Bản Kinh Thánh Anh ngữ là anh em ruột (his brethren) (Công 1:14 & I. Cô 9:4).

- Gia đình Giuse vẫn như bao gia đình khác sống trong làng Nazaret trong suốt 30 năm(Math 13:53-57)

-  Chính họ cũng xác nhận: (Lu 2:48). Cha me .

Tất cả mọi dữ kiện của kinh thánh trên đã chứng minh Maria không đồng trinh trọn đời.

(Vấn đề tin hay không tin Maria đồng trinh cũng không liên quan gì đến sự cứu rỗi)

4. MẸ NHÂN LOẠI:

Được tuyên xưng trong kinh "mân côi" do giáo hoàng LEO XIII giới thiệu: "Đức Maria là MẸ THIÊN CHÚA và mẹ nhân loại, mẹ Hội Thánh, cùng là mẹ chúng ta" (trang 54).

"Thúc dục mọi người đồng tâm cầu khẩn cùng Mẹ, mong Mẹ đoái thương đến con cái Mẹ vậy" (trang 55).

"Đức mẹ là kho tàng ân phúc, là Đấng ban ơn phúc, nên người thật là MẸ LINH HỒN" (trang 57).

"Lạy Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là mẹ loài người ... Mẹ đem sự sống muôn đời cho nhân loại..." (trang 58).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Các vị Tông đồ không bao giờ nhắc đến Mari là mẹ Hội Thánh, cũng không bao giờ nhắc đến người.

* Thiên Chúa tạo nên con người không nhờ mẹ (Sáng 2:7. Thi 138:14,14).

* Con người chỉ có một Cha trên trời (Math 23:9).

* Chúa Kitô bảo và chỉ nhắc đến CHA là Thiên Chúa mà thôi (Math 2:1,4,6,8-15,18...).

* Các vị Tông đồ chỉ gọi Thiên Chúa là Cha. Phêrô: (I Phê 14-17) Gioan: (I Gi 3:9,10), Phaolô: (Êphêsô 1:2. 4:6).

* Phải cầu nguyện cùng Thiên Chúa (Rô 10:13. Phil 4:6).

5. ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

Ngày 3/11/1950 trong lễ các thánh, Đức Giáo hoàng PIE XII tuyên bố tín điều “ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI”. Giáo hội lý luận rằng: Con lên trời lẽ nào để mẹ ở dưới đất.

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Mari sống đồng thời với các vị Tông đồ, tức thời kỳ chép Kinh Thánh Tân Ước, nhưng Kinh Thánh không bao giờ nói đến việc Maria lên trời, trong Kinh Thánh có chép về việc rước Êli (Cựu Ước), Chúa Jêsus (Tân Ước) lên trời, mà sự kiện Maria lên trời lại quên sao?

Đến năm 1950, giáo hội tuyên bố tín điều chỉ căn cứ vào một lý luận không có gì bằng chứng. Đó chỉ là điều lừa dối, không đáng tin. Thân thể bằng bụi đất, trở về đất. Linh hồn mới cao quí. Chúng ta hy vọng ngày Chúa tái lâm chúng ta được sống lại mặc lấy thân thể mới cất lên không trung gặp Chúa, trong đó có Maria và các Thánh.

6. ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP:

Giáo hội dạy: "Lạy Mẹ đồng trinh, xin hãy lôi kéo con đến gần Mẹ... Mẹ hằng an ủi con cái giữa cơn ba đào nơi biển khổ... Hễ xin thì được, có cầu Mẹ sẽ giúp cho..." (trang 69,70).

"Đức mẹ là Đấng TOÀN QUYỀN CẦU KHẨN" (trang 76).

"Người lấy uy quyền Mẹ Thiên Chúa. Hễ Đức mẹ xin thế nào, Chúa cũng phải nghe" (trang 75-77).

Giáo hội dạy: "Chúa Cha đã ban cho Chúa Con quyền trên trời dưới đất. Nay Chúa Con lại trao quyền tối cao ấy cho mẹ Ngài..." (trang 77).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Kinh Thánh dạy: "Hãy đến gần Chúa" (Hê 10:22. I Phê 2:3,4. Gia 4:7), chứ không phải đến gần với Đức Mẹ.

* Đức Thánh Thần là Đấng yên ủi (Gi 14:16,26).

* Hãy nhân danh Chúa Jêsus mà cầu nguyện với Thiên Chúa (Gi 14:13,14. 16:24. Lu 11:1-13), chính Maria cũng cầu nguyện với Thiên Chúa (Công 12:14).

* Chỉ có Chúa Jêsus là Đấng hiện diện khắp mọi nơi là Đấng toàn quyền cầu thay (Rô 8:31, I Ti 2:5, Hê 7:24,25).

Hãy xem Kinh Thánh :

* Chúa Jêsus tuyên bố: "Hết cả quyền phép trên trời đã giao cho Ta" (Math 28:18).

* năm 45-50 SC Phêrô vẫn xác quyết quyền tối thượng trong Chúa Kitô trong thời Hội Thánh đầu tiên (Công vụ 2:32-36, 10:42). "Nguyền xin quyền phép về nơi Ngài, đời đời, vô cùng. Amen" (I. Phê 5:11).

* năm 55 sau Chúa, Phaolô xác quyết khi gởi thơ cho Hội Thánh Philip: "... Thiên Chúa đã đem Ngài lên rất cao và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, khi nghe đến danh Chúa Jesus mọi đầu gối trên trời, đưới đất, bên dưới đất thảy đều quỳ xuống, mọi lưỡi thảy đều xưng Chúa Jesus Christ là Chúa mà tôn vinh Thiên Chúa là Cha” (Phil 2:9,10).

* Năm 80 sau Chúa, Chúa Jêsus hiện ra cùng Giăng trên đảo Bátmô phán rằng: "... Ta là Đấng đầu hết, sau hết và hằng sống. Ta đã chết, nay Ta sống đời đời CẦM CHÌA KHÓA CỦA TỬ THẦN VÀ ÂM PHỦ" (Khải 1:17).

Như vậy không bao giờ có lời như Giáo hội dạy. Suốt cả Kinh Thánh, các tông đồ đều tôn cao danh Chúa Jêsus. Giáo hội đã dẫn giáo dân đi đến chỗ sai lạc bằng những lời tự đặt.

+ Nếu làm hoàng đế thì quyền ấy không bao giờ giao cho mẹ cả.

7. MẸ HÒA GIẢI:

Giáo hội lý luận: Trong gia đình mẹ là người thường hòa giải giữa cha con. Nên có câu "Bố đánh cửa trước, con chuồn cửa sau", nghĩa là chạy vào nhờ mẹ đỡ bênh cho (trang 83).

Giáo hoàng PHIO X dạy: "Đức mẹ là đấng hòa giải và điều đình trước mặt Con Một Người cho cả thế giới" (trang 84).

"Chúa Jêsus là Thiên Chúa, quan án chánh trực. Ai dám đứng trước mặt Chúa. Ai dám táo bạo đến gần Ngài. Ta thảy đều là hèn tội lỗi" (tr. 85).

Đối chiếu Kinh Thánh :

* Nên nhớ Chúa Jêsus cũng là người (nhân tánh), khi còn ở thế gian Ngài thường đến gần gũi với người tội lỗi để thông cảm và cứu giúp họ (Math 9:10-13. Lu 19:5-7...).

* Chính Chúa Jêsus đến trần gian, bởi sự chết của Ngài để làm cho con người được hòa thuận với Thiên Chúa ( Ro6ma 5:8-11; Êphêsô 2;13-18 ; Côl 1:21,22).

* Chúa Jêsus là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa với con người (I Ti 2:5).

* Chúng ta được phép đến gần Thiên Chúa (Hê 7:25. 10:19). Ngày nay Chúa giao chức vụ giải hòa cho Hội Thánh Ngài tức là rao giảng tin mừng để ai nấy tin nhận Chúa Jêsus, để nhờ Ngài được hòa thuận với Thiên Chúa (II. Cô 5:18b-21).

* Thiên Chúa không bất công, không tây vị ai hết, Ngài yêu thương tất cả mọi người có lòng thành, đức tin đến Ngài (Gia 1:5. I. Ti 2:4).

+  Không thể xem Chúa như người thế gian: Thiên vị, đút lót, hối lộ ngã sau, mới giải quyết.

8. MẸ CẬY TRÔNG:

Giáo hội gọi Mẹ là Hòm THI ÂN. "Hãy trông cậy, hãy chờ đợi phần cứu rỗi nơi Đức mẹ lòng thành của loài người" (trang 111). "Duy Đức mẹ là nơi trú ẩn độc nhất, là hy vọng số một của kẻ tội lỗi" (trang 114).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* ĐAVIT để lòng trông cậy nơi Thiên Chúa (Thi 52:8,9).

* Kinh Thánh dạy: Thiên Chúa là nơi trông cậy của loài người (Châm 3:26. Ca 3:24. Công 24:15. I Ti 4:10. I. Phê 1:21).

* Trông cậy nơi Chúa Jêsus (Êph 1:12. I. Tê 1:3. I. Ti 1:1).

* "Hãy đặt hy vọng vào Chúa...", "Còn những ai trông cậy vào Chúa sẽ được phần đất làm cơ nghiệp" (Thi 37:7,9).

* "Lạy Chúa, Chúa là ĐÁ TẢNG cho tôi NƯƠNG TỰA" (Tv 28:1).

* “Chớ nhờ cậy nơi các vua, cũng đừng nhờ cậy nơi con loài người là nơi không có sự tiếp trợ. Hơi thở tắt đi, loài người bèn trở về bụi đất. Trong chánh ngày đó, các mưu mô nó liền mất đi. Phước cho người nào có Gia Ve giúp đỡ mình. Để lòng trông cậy nơi Gia Ve” (Thánh Vinh 146: 3- 5)

Tất cả Kinh Thánh đều kêu gọi con người đến trông cậy nương tựa vào Chúa mà thôi. Tại sao giáo hội lại kêu gọi, đưa người ta đến nương tựa nơi Đức Mẹ chỉ là con người?

9. ĐỨC MẸ MARIA, DANH TRÊN MỌI DANH:

"Thoạt nghe danh thánh Maria, các thánh trên trời thành tâm kính bái, ma quỉ chốn ngục hình toàn thân run sợ, các giáo dân đồng tâm kính tôn" (trang 120).

Thánh Đêni: "Tôi đã quì xuống THỜ LẠY và nhận Đức Mẹ là THIÊN CHÚA" (trang 62).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Danh Chúa Jêsus danh trên hết mọi danh.

(Phil 2:9,10. Mác 16:17).

* Chỉ thờ MỘT THIÊN CHÚA.

(Xuất 20:3. Phục 6:13. Math 4:10).

* Tôn thờ và nhận con người là Thiên Chúa thì thật là xúc phạm, đáng tội trọng.

10. BÀ CHÚA MUÔN LOÀI:

Thánh Bêndin nói: "Việc Đức Mẹ ưng thuận khiêm tốn như vậy đáng phủ việt vũ trụ và quyền hành cai trị muôn vật. Người là NỮ VƯƠNG TRỜI ĐẤT, Bà Chúa Thiên đàng, toàn quyền trong nước Đức Kitô" (trang 132,133).

Thầy Ghêrích than thở: "Lạy Đức Mẹ Maria xin đừng do dự nữa, Đức Mẹ cứ hiên ngang thi hành quyền bính mình, Đức Mẹ hãy ban phát mọi ơn lành tùy ý Mẹ. Vì Đức Mẹ là Mẹ Vua vũ trụ, Đức Mẹ hãy cầm quyền và cai trị muôn loài tạo vật" (trang 134).

Đối chiếu Kinh Thánh :

* Chỉ có 3 ngôi Thiên Chúa tạo dựng và cai trị muôn vật (Thi 103:19-22). Trong khải tượng của Thiên đàng, nước Thiên Chúa được chép trong Khải Huyền. Không bao giờ nói đến uy quyền của Maria như giáo hội nói.

* Chúa Jêsus là Đấng cai trị (Khải 19:15). Các thánh (trong đó có Maria) đều phải suy tôn Ngài là Thiên Chúa đời đời (Khải 15:3,4. 11:15-18).

* Chỉ có Thiên Chúa là Đấng toàn năng, cầm quyền cai trị (Khải 19:6. Tv 29:1-4).

11- ĐỨC MẸ CAI TRỊ TRONG NƯỚC CHÚA KI TÔ:

Giáo hội dạy: Nữ vương Maria, nữ chỉ huy trong nước Chúa, Nước Đức Mẹ, trong tâm hồn giáo dân (trang 105).

"Giáo hữu là dân riêng của Đức Mẹ" (trang 141).

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Chúa Jêsus là thủ lĩnh, cai trị (Côl 2:10).

* Nước Thiên Chúa trong lòng người (Lu 17:21).

* Tín hữu là dân riêng của Thiên Chúa (I. Phê 2:9).

12 -  Đức Mẹ là NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN:

Đối chiếu với Kinh Thánh :

* Thiên Chúa là Chúa BÌNH AN (Rô 15:33. Phil 4:9).

* Chúa Kitô là Chúa bình an (II. Tê 3:16. Ês 9:5).

* Chúa Jêsus ban sự bình an (Gi 14:27).

Giáo hội Công giáo La mã đã tôn xưng trên 200 danh hiệu để suy tôn Đức Mẹ. Nên nhắc lại đây là một Maria do giáo hội vẽ ra chứ không phải là hình ảnh của Maria thật trong kinh thánh. Chính họ đã tô son vẽ phấn để làm sai lệch đức tin của giáo dân nơi Thiên Chúa. Công Giáo La Mã được gọi là Mẫu hội. (Giáo hội Mẹ)

Đúng như Kinh Thánh chép trong khải Huyền 13: 11-18 nói về con thú thứ 2, có sừng như sừng chiên con (Thiên Chúa), nhưng nói tiếng con rồng (ma quỉ), Đức mẹ Fatima là tượng đức mẹ ở làng Fatima Lộ Đức. Đã truyền thông điệp cho 3 thiếu niên  “con thú có quyền hà hơi sống vào tượng nói được”.

trong bản thông điệp Đức Mẹ Fatima giải mật lần 1 tôi đã nhận được: ở dưới ấn ký 666.(Khải.13: 18). Trong bản thông điệp này kêu gọi mọi người hãy đến với mẹ, yêu mẹ. Siêng năng lần hạt đọc kinh Mân côi. Bức thông điệp được giải mật lần thứ 3 vào trước năm 2000. đã tiên tri là sẽ có 3 ngày đêm tối tăm, không có gì thắp sáng được trừ nến thánh. Sẽ có động đất rung chuyển toàn cầu. Quỉ sứ hành động-phải luôn đọc kinh mân côi và cầu xin Đức mẹ thương xót, gìn giữ… Thông điệp nầy đã làm cho nhiều người xao động, mua nến xin linh mục làm phép… nhưng thực sự việc ấy không xảy ra (tác giả đang lưu giữ thông điệp này).

 

Tìm hiểu thêm – Khía cạnh thần học

BA BY LÔN LỚN (Khải Huyền 17,18)

Đế quốc Babylôn hiện nay không còn hiện hữu trên thế giới. Nhưng tại sao lời tiên tri trong Khải huyền Babylôn vẫn còn tồn tại cho đến ngày phán xét. Đó chính là đế quốc La- mã“thánh” . có những bằng chứng để xác định lời tiên tri babylôn là công giáo Lamã:

- Tôn thờ một người đàn bàđược tôn xưng là NỮ VƯƠNG TRỜI ĐẤT. Như chúng ta đã nghiên cứu về việc giáo hội suy tôn Maria. Người ta thường gọi giáo hội công giáo là Mẫu Hội. Maria ngày xưa là một người đàn bà góa. Nhưng Maria mà giáo hội tôn xưng là Mẹ nhân lọai. Mẹ Chúa Trời. Mẹ Vua vũ trụ!!!. Thậm chí khi nói đến 3 ngôi Thiên Chúa: Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Thần thì người công giáo gọi Maria là Đức Mẹ. Được tham dự trong 3 ngôi Thiên Chúa cũng có nghĩa là Thiên Chúa là chồng, Maria là Vợ để sinh Jesus.(18:7). Chính vì vậy, họ không chấp nhận Giu se quan hệ với Maria là chồng, nhưng chỉ là người bạn.

-  17:3,4 “người đàn bà ngồi trên lưng một con thú sắc đỏ sậm, trên mình mang đầy những tên sự phạm thượng”. Người đàn bà này chỉ về một Đức Mẹ được Các vị Giáo Hoàng của Giáo Hội vẽ ra. Một con thú sắc đỏ sậm chỉ về Đức Giáo Hoàng phong tặng và tôn sùng Maria hơn cả ba ngôi Thiên Chúa. Áo lễ của Giáo Hoàng bằng màu đỏ điều. Mang đầy những tên phạm thượng đó chỉ về những danh hiệu mà giáo hội đã phong cho Đức mẹ.

-  17:5 MẸ KẺ TÀ DÂM:

* Tà dâm thuộc linh: đó chính là thờ phượng Hình tượng, ăn của cúng hình tượng, thông đồng với các quỉ. (Icôr.10:19-22, IIcôr.6:14-16; Khải.2:20).

* Tà dâm thể xác: luật cấm cưới gã, Chủ nghĩa độc thân, diệt dục là một trong những con đường dẫn đến tà dâm, có thể ngay trong tư tưởng, khi con người cố chống lại với luật hôn nhân của Thiên Chúa. Đây là giáo luật Kinh Thánh lên án đó là bội đạo, theo thần lừa dối và  Đạo Lý của Quỉ dữ. ( Iti.4:1-4 ) trong cuốn lịch sử giáo hội công giáo cuốn 3 đã cho thấy sự thật đó. Lịch sử gọi là thời kỳ hắc ám.

- 17:6  Người đàn bà đó SAY HUYẾT CÁC THÁNH ĐỒ VÀ HUYẾT NHỮNG KẺ CHẾT VÌ ĐỨC CHÚA JESUS.

- Từ thế kỷ thứ 14 –15 bởi 1 câu kinh thánh “Người Công bình sống bởi Đức Tin” (Rôma1:17) Matin Luther đã khởi xướng cuộc cải chánh. Chỉ  Tin Chúa Jesus được xưng Công Bình, trở nên người Thánh. Đức tin hướng về danh Chúa Jesus, bảo đảm nhận được sự cứu rỗi. Tôn xưng Ngài là Danh trên hết mọi danh. Qua cuộc cải chánh đó. Đức Giáo Hoàng đã cùng với chính quyền lập Tòa án Pháp đình giết chết hàng  ngàn các Thánh đồ là những người tin theo Chúa Jesus, trở về với Kinh Thánh. (Lịch sử Hội Thánh sẽ cho thấy rõ điều đó).

 


Khi chúng ta hiểu biết những điều của Giáo hội Công giáo dạy, lòng chúng ta đau đớn xót xa, vì họ không hề biết và đọc Lời Chúa (họ thú nhận điều đó khi được nghe làm chứng). Tất cả những điều Giáo hội Công Giáo dạy đã làm cho công giá chuộc tội của Chúa Jesus không còn đủ thầm quyền để cứu con người. Đã áp dụng phương thức tôn giáo của dân ngoại như thờ hình tượng, đọc kinh, diệt dục… Điều này đã dẫn các giáo hội bị hình phạt trong ngày đoán xét.

Cảm tạ Chúa, ngày nay, giáo hội công giáo đã cho giáo dân đọc kinh thánh, nhưng phải hiểu theo giáo hội giải thích. Cũng biết rằng Kinh Thánh  Công giáo còn có 7 sách được gọi là ngụy kinh.  (Công Giáo gọi là kinh điển thứ). Chúng ta hãy tích cực rao giảng Phúc Âm để đưa họ hiểu biết lẽ thật và ý muốn của Thiên Chúa, hãy tích cực cầu nguyện cho họ, xin Chúa Thánh Linh mở mắt để họ hiểu lời Ngài. Theo lời tiên tri thì giáo hội Công Giáo sẽ tồn tại đến ngày tận thế, Chúa kêu gọi Hãy ra khỏi Babylon lớn, khi họ hiểu rõ được lẽ thật của kinh thánh.

Hãy mềm mại chia sẻ Lời Chúa để đưa họ đến với Chúa Jêsus để nhận được sự CỨU RỖI. Thể hiện lời nói có uy quyền của Thánh Linh, thể hiện được quyền năng của danh Chúa Jêsus, quyền năng trong sự cầu nguyện nơi Chúa linh nghiệm, để họ dễ dàng quay về với Chúa là Cha hiện hữu của chúng ta. Amen.

MS. PHẠM TOÀN ÁI


 

CHƯƠNG 2:

TRUYỀN GIÁO CÁC TÔN GIÁO

I. Vô thần.

II. Lương giáo.

III.Công giáo La Mã.

IV.Phật giáo.

V.Cao Đài

VI.Chủ nghĩa hiện sinh

Chương 3. Nhận định tà giáo.

I.Chứng Nhân Giê Hô Va.

II. Cơ Đốc Phục Lâm.


Note: SÁCH MÔN ĐỒ HÓA - CHỨNG NHÂN - CHỨNG ĐẠO - CHĂM SÓC


 
VIDEO
HÌNH ẢNH NỔI BẬT





























 
thiet ke web thiet ke website web gia re lam web dep thiet ke web pro thiet ke web chuyen nghiep website gia re thiet ke website gia re thiet ke website chuyen nghiep thiet ke website pro thiet ke web gia re website chuyen nghiep web chuyen nghiep website web web site cong ty thiet ke web web 100$ website free web free website mien phi web mien phi cho thue xe thue xe can thue xe xe du lich thue xe du lich thue xe gia re thue xe hoi thue xe hoa thue xe cuoi thue xe du lich dich vu thue xe thue xe dich vu thue xe tu lai thue xe co tai thue xe thang hop dong thue xe cho thue xe gia re thue xe doi moi thue xe toyota thue xe ford thue xe camry thue xe honda sua may tinh sua laptop sua chua may tinh sua may tinh gia re bao tri may tinh bao tri mang bao tri he thong sua may tinh tai nha sua may tinh tan noi thiet ke mang thi cong mang mang wifi trien khai he thong mang may tinh may tinh IBM may tinh bo may tinh de ban nuskin my viet nuskin viet nam nuskin may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat